Trang chủ » Bài học kinh doanh » Các loại sai lầm cơ bản trong kinh doanh thường gặp

Bài học

Các loại sai lầm cơ bản trong kinh doanh thường gặp

8 Tháng Một, 2023

Để đánh giá được doanh nghiệp đó thành công hay thất bại, người ta phải dựa vào rất nhiều yếu tố để hình thành nên các đánh giá. Tuy nhiên khi nói về sai lầm trong kinh doanh, rõ ràng, chúng ta có thể phân loại được nó thành 2 yếu tố chính: Lý tính và Cảm tính rồi từ đó dễ dàng bổ sung các yếu tố cấu thành 2 loại sai lầm đó.

Sai lầm lý tính

Nhắc đến các sai lầm lý tính, chúng ta có thể suy ngay theo hướng lý trí, chân lý tách biệt hoàn toàn với tình cảm. Vậy nên khi nhắc đến yếu tố lý tính trong kinh doanh, nghĩa là đang đề cập đến các vấn đề liên quan đến các khía cạnh kinh tế, thị trường, chính sách, kế hoạch kinh doanh hay các chiến lược thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không khéo léo xử lý các vấn đề liên quan đến các khía cạnh trên, nghĩa là đang mắc sai lầm lý tính.

Vậy đâu là các sai lầm lý tính trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp thất bại?

Sai lầm lý tính
Sai lầm lý tính

Bản kế hoạch kinh doanh không rõ ràng

Bất cứ doanh nghiệp nào, dù nhỏ hay lớn trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh đều phải xây dựng cho mình bản kế hoạch kinh doanh – bản mô tả quá trình kinh doanh trong một thời gian nhất định. Tuy doanh nghiệp nào cũng có bản kế hoạch kinh doanh của mình,thất bại hay thành công của họ lại tùy thuộc vào mức độ chỉn chu, rõ ràng, hợp lý về bối cảnh thị trường trọng tâm, khách hàng mục tiêu, tình hình kinh doanh, đối thủ và phương hướng phát triển lâu dài.

Bên cạnh việc đề ra các chiến lược phát triển, doanh nghiệp cũng không được quên việc dự toán các rủi ro cũng như giai đoạn suy thoái của mình trong tương lai. Sai lầm thường thấy của các doanh nghiệp là chỉ quan tâm đến việc phát triển ngắn hạn và bỏ quên các mục tiêu dài hạn, dẫn đến việc doanh nghiệp đó vừa thành công thì lại chóng lụi tàn.

Sai lầm trong kinh doanh không có bản kế hoạch kinh doanh chính xác và hợp lý, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận một doanh nghiệp hoạt động hời hợt, không nắm bắt được các yêu cầu thị trường hiện tại và chấp nhận việc các đối tác cảm thấy không an tâm khi hợp tác với doanh nghiệp của mình.

Chuẩn bị nguồn vốn không đảm bảo

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại bền vững và lâu dài đều phải chuẩn bị kỹ cho mình về nguồn vốn, nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động và duy trì doanh nghiệp. Bên cạnh nguồn vốn điều lệ, doanh nghiệp cũng phải có sự chuẩn bị cho vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn đầu tư hoặc vốn góp nước ngoài. Đối với khía cạnh này, việc có vốn thôi là chưa đủ mà còn phải đảm bảo vốn ổn định, không thiếu trước hụt sau ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

Xem thêm: Có nên kêu gọi vốn kinh doanh từ bạn bè và người thân không?

Chưa nghiên cứu kỹ thị trường kỹ lưỡng

Chưa nghiên cứu kỹ thị trường kỹ lưỡng
Chưa nghiên cứu kỹ thị trường kỹ lưỡng

Nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, bởi không có hoặc không tỉ mỉ ở bước này, doanh nghiệp dễ bị lao đao giữa thị trường rộng lớn hay mất phương hướng trong phân khúc thị trường của mình. Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng có thị trường và khách hàng tiềm năng của riêng mình, cho nên nghiên cứu thị trường giúp bạn có chiến lược định vị đúng đắn và định hướng cho các sản phẩm tương lai của mình tốt hơn. 

Nghiên cứu thị trường đúng giúp doanh nghiệp giảm tỉ lệ nguy cơ thất bại và tránh việc lãng phí nhân lực, thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có tầm nhìn bao quát hơn, bao gồm cả việc thấu hiểu đối thủ.

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

Sản phẩm, dịch vụ chưa đủ tiêu chuẩn

Đây là một trong các yếu tố cốt lõi trong việc quyết định doanh nghiệp thất bại hay thành công. Cho dù doanh nghiệp của bạn có thành công trong các chính sách phát triển hay chiến lược marketing, nhưng nếu chất lượng và dịch vụ không được khách hàng đánh giá cao, thì theo hướng lâu dài thật sự sẽ thất bại.

Để đảm bảo được sản phẩm của doanh nghiệp của mình thành công hay thất bại, tiêu chí đánh giá sản phẩm, dịch vụ của khách hàng rất quan trọng. Qua các phản hồi và ý kiến của khách hàng, doanh nghiệp phải lắng nghe và thấu hiểu, tìm ra những khiếm khuyết và sửa chữa lại các sai lầm trong sản phẩm và dịch vụ của mình. Rõ ràng, chất lượng sản phẩm là yếu tố giúp doanh nghiệp giữ chân và gia tăng lòng trung thành của khách hàng. 

Sản phẩm, dịch vụ chưa đủ tiêu chuẩn
Sản phẩm, dịch vụ chưa đủ tiêu chuẩn

Chiến lược Marketing không hiệu quả

Ngày nay, sự bùng nổ Internet cũng như thiết bị công nghệ đã đem lại làn gió mới cho marketing. Vì lẽ đó, bên cạnh các phương thức marketing truyền thống, muốn thành công và đạt được hiệu quả tối đa thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đa dạng trong cách thức áp dụng chiến lược marketing khôn ngoan và hiệu quả.

Nếu là marketing tốn phí, hãy đảm bảo các đề xuất marketing đó đúng hướng và đem lại hiệu quả thích đáng. Đừng chỉ marketing theo hướng vung tiền qua cửa sổ, vì lúc đó sai một ly, là doanh nghiệp của bạn đi cả một dặm.

Đừng quên, bên cạnh các phương thức marketing có tính phí, hãy tận dụng các phương thức marketing 0 đồng có thể được tích hợp trên các phần mềm có sẵn như phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm crm hay các phần mềm nghiên cứu thị trường để vừa tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp, vừa mang lại hiệu quả không ngờ. 

Sai lầm trong phân đoạn thị trường

Có thể nhận định rằng, con người chúng ta có nhu cầu rất đa dạng đối với các sản phẩm trên thị trường và chính vì lý do đó, việc phân đoạn thị trường rất quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh sự cần thiết của phân đoạn, các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo mình phải phân đoạn thị trường chính xác, hợp lý nhằm đáp ứng đúng và đủ cho lượng khách hàng tiềm năng của mình.

Việc phân tích thị trường chính xác có thể giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn khái quát về nhóm khách hàng mục tiêu, thông qua đó giúp họ định vị sản phẩm, triển khai các chính sách marketing hiệu quả, phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, phù hợp với việc thiết lập doanh nghiệp đi theo định hướng vào khách hàng. Rõ ràng, nếu gặp sai lầm ở bước này, chắc chắn chúng ta sẽ không có những hiệu quả kể trên và từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp dễ thất bại trong việc tiếp cận khách hàng.

Định giá sản phẩm sai lệch

Định giá sản phẩm sai lệch
Định giá sản phẩm sai lệch

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và các chính sách marketing đúng đắn, giá thành của sản phẩm vừa là các sai lầm trong kinh doanh và cũng là một trong các nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Thông qua các chính sách marketing, khách hàng có thể đã biết và tìm đến bạn, tuy nhiên, lựa chọn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của bạn hay không tùy thuộc vào việc giá cả có hợp lý hay không.

Nếu giá cả quá rẻ, khách hàng sẽ hoài nghi về chất lượng của sản phẩm bởi tư duy “tiền nào của nấy”; còn nếu giá quá đắt, sản phẩm sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý đó chính là việc cập nhập giá thành hợp lý, vừa mang lại lợi nhuận, vừa đảm bảo khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn sản phẩm của mình.

Kết luận

Vừa rồi ta có thể thấy, ở trên chúng ta đã nêu rõ sai lầm lý tính trong các loại sai lầm trong kinh doanh mà các doanh nghiệp hay mắc phải. Vậy còn các sai lầm cảm tính, chúng được hiểu như thế nào? Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của GoSELL nhé!

Bài viết cùng chuyên mục