Trang chủ » Bài học kinh doanh » 5 bài học kinh doanh ngành F&B trong bối cảnh đại dịch

Bài học

5 bài học kinh doanh ngành F&B trong bối cảnh đại dịch

29 Tháng Sáu, 2021

Đại dịch Covid-19 tác động đến mọi ngành kinh tế và đời sống xã hội. Riêng đối với ngành F&B, việc giãn cách xã hội đã khiến không ít quán ăn phải đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức bán mang về. Trong chính bối cảnh đại dịch, kinh doanh ngành F&B đã nhận ra nhiều bài học. Cùng GoSELL tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bài học kinh doanh ngành F&B

F&B là gì?

F&B là viết tắt của “Food and Beverage Service”, nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống. Ngành F&B hay ngành dịch vụ F&B cũng xuất phát từ khái niệm trên, chỉ ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Doanh nghiệp F&B chính là các doanh nghiệp hoạt động tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng. Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp bộ phận F&B trong các khách sạn và các đơn vị F&B kinh doanh độc lập bên ngoài (các nhà hàng, bar, cafe, lounge, pub…).

Kinh doanh ngàn F&B là gì

Thực trạng ngành F&B năm 2020

F&B vừa trải qua 2 cú sốc kép là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và đại dịch Covid-19. Trong khảo sát của VietNam Report tiến hành khảo sát vào tháng 8/2020, thì khoảng 50% số doanh nghiệp cho rằng hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả do còn chịu tác động của Nghị định 100.

Ngành F&B chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề

Tác động của dịch bệnh đối với các nhóm sản phẩm trong ngành F&B cũng có sự khác biệt đáng kể. Khảo sát người tiêu dùng của VietNam Report chỉ ra rằng trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… Trong khi đó 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu. Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp.

Covid-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành F&B, điển hình là các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối, quản trị nhân sự. Hoạt động bán lẻ của ngành diễn ra qua những kênh sau: truyền thống (General Trade), hiện đại (Modern Trade), nhà hàng (Key account) và chuỗi bán lẻ riêng của từng hãng (nếu có). Trong đó kênh truyền thống chiếm tỷ trọng đa số.

Đối mặt với một cú sốc như Covid-19, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics. Nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống. Các doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với khủng hoảng. Đây cũng là một trong những hành động ưu tiên của ngành ứng phó với tác động của Covid-19.

Bài học kinh doanh ngành F&B trong đại dịch

Cũng từ chính bối cảnh đại dịch Covid-19, việc kinh doanh ngành F&B cần có những điều chỉnh nhất định nhằm nắm bắt thị hiếu của khách hàng.

Cơ hội cho những bữa ăn ngon, tiện lợi và bổ dưỡng tại nhà

Bất chấp sự gia tăng của thực phẩm ăn liền, “cán cân” tiêu dùng dường như đang xoay chuyển khi mọi người bắt đầu khám phá những bữa ăn bổ dưỡng hơn ngoài đồ hộp hoặc đông lạnh. Để tránh đám đông và kiểm soát nguồn thực phẩm của mình, người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian hơn cho việc tự nấu ăn trong bếp.

Người tiêu dùng cho biết họ quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống hàng ngày, nghĩa là mặc dù vẫn có thể thưởng thức bữa ăn ở ngoài, nhưng “cán cân” sẽ tiếp tục nghiêng khi người tiêu dùng ngày càng hướng đến việc chuẩn bị các bữa ăn tại nhà và tận hưởng những niềm vui như dùng bữa với gia đình và bạn bè.

Các bữa ăn tại nhà

Việc thay đổi thói quen tiêu dùng này có thể được coi là cơ hội cho ngành. Các doanh nghiệp F&B có thể giúp người tiêu dùng thưởng thức bữa ăn ngon hơn tại nhà, bằng cách cung cấp các giải pháp bữa ăn lành mạnh, ngon miệng, dễ chuẩn bị hay tạo ra các thực đơn bổ dưỡng, điều này đều sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mới nấu ăn và đang tìm kiếm hướng dẫn.

Ngay cả các công ty chuyên về thực phẩm đông lạnh cũng có thể “giáo dục người tiêu dùng” về giá trị dinh dưỡng của trái cây, rau và cá đông lạnh theo cách tương tự.

Thông tin minh bạch về nguồn cung ứng và an toàn thực phẩm

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm có thông tin đầy đủ giúp họ an tâm mua sắm hơn, có kế hoạch hợp lý hơn về những sản phẩm mà họ sắp chi tiêu và tiêu thụ.

Ưu tiên các vấn đề về sức khỏe và thực phẩm hỗ trợ khả năng miễn dịch

Người tiêu dùng đang chú ý nhiều hơn đến dinh dưỡng, xem xét nhiều hơn đến các chất bổ sung hỗ trợ sức khỏe và khả năng miễn dịch. Các thành phần tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch như gừng và chanh đang được mọi người ưa chuộng. Một số sản phẩm mới được ra mắt trong giai đoạn này chứa các thành phần hỗ trợ miễn dịch như sữa bổ sung globulin, trà trái cây vitamin C… cũng nhanh chóng được người tiêu dùng tin dùng và lựa chọn.

Ưu tiên thực phẩm miễn dịch

Các sản phẩm bổ sung, dinh dưỡng thể thao và sữa chua tăng khả năng miễn dịch được quan tâm nhiều nhất. Yếu tố chính thúc đẩy người tiêu dùng mua thực phẩm và sản phẩm lành mạnh là thông tin minh bạch về thành phần. Họ muốn được giải thích rõ về lợi ích và hiệu quả của các sản phẩm này.

Người cao tuổi bắt đầu mua hàng trực tuyến

Xu hướng mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến, giúp nhiều người cao tuổi phát hiện ra việc mua sắm trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi như thế nào chỉ với các ứng dụng và mạng xã hội. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất cần trình bày hình ảnh rõ ràng, tên và mô tả sản phẩm dễ đọc để đảm bảo trải nghiệm mua hàng của người dùng cao tuổi trở nên suôn sẻ, đặc biệt là khi các ứng dụng đặt hàng dễ dàng thao tác hơn và mức độ phổ biến của giao đồ ăn tiếp tục tăng lên.

Người cao tuổi mua sắm trực tuyến

“Comfort Food” và các sản phẩm cao cấp tăng mạnh

Hiểu một cách đơn giản, “comfort food” là bất kỳ loại thức ăn nào có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ, tâm trạng trở nên tốt hơn mỗi khi không vui. Trong những thời điểm đại dịch, người tiêu dùng đã tiếp cận nhiều hơn với các thực phẩm “comfort food” như kem, sô cô la, đồ ăn nhẹ và sữa. Doanh số bán đồ ăn nhẹ tại các cửa hàng tiện lợi được ghi nhận tăng trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch.

Đồ ăn nhẹ tăng mạnh

Trên đây, GoSELL vừa giới thiệu đến bạn 5 bài học dành cho việc kinh doanh ngành F&B trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Dựa vào những bài học rút ra, người kinh doanh cần có chiến lược điều chỉnh sao cho phù hợp để vừa thích nghi, vừa phát triển.

Xem thêm:

9 cách marketing nhà hàng đảm bảo luôn đông khách

6 bí kíp quản lý dịch vụ nhà hàng hiệu quả

Bài viết cùng chuyên mục