Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » 9 kỹ thuật phân tích kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng phổ biến

Kiến thức

9 kỹ thuật phân tích kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng phổ biến

18 Tháng Một, 2024

Để phân tích nhu cầu kinh doanh, sử dụng các kỹ thuật phù hợp đóng một vai trò quan trọng. Có rất nhiều kỹ thuật phân tích kinh doanh được sử dụng. Sau đây là 9 kỹ thuật phổ biến nhất doanh nghiệp thường được sử dụng.

9 kỹ thuật phân tích kinh doanh được sử dụng phổ biến

Phân tích SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của Điểm mạnh (Strength), Điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities) và Đe dọa (Threats). Đây là kỹ thuật quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh. Kỹ thuật phân tích SWOT cũng thường được áp dụng khi lập các kế hoạch Marketing.

Kỹ thuật phân tích này có thể được tiến hành bởi 1 người hoặc 1 nhóm người trong công ty có tư duy và quan điểm khác nhau nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nội bộ và bên ngoài của công ty để có các phản ứng phù hợp. Phân tích SWOT tập trung vào 4 yếu tố trong đó điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố bên trong doanh nghiệp và cơ hội, đe dọa là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Kỹ thuật SWOT được rất dnhiều doanh nghiệp sử dụng trong phân tích kinh doanh
Kỹ thuật SWOT được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong phân tích kinh doanh

Các yếu tố cấu thành kỹ thuật SWOT

  • Điểm mạnh (Strength): Những điểm mạnh của công ty là yếu tố đem lại ưu thế, lợi thế chính cho công ty. Một số ví dụ về điểm mạnh là thương hiệu công ty, danh tiếng trên thị trường, nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao, sản phẩm chất lượng, hỗ trợ khách hàng tốt…
  • Điểm yếu (Weakness): Của công ty là các hoạt động, các chính sách công ty hoặc các nhược điểm tạo ra các vấn đề cho sự phát triển của công ty. Ví dụ về những điểm yếu là danh tiếng xấu, công ty mới thành lập, vốn ít, sản phẩm không hoàn thiện, nhân viên kỹ năng kém, sự tiêu cực giữa các bộ phận, bè phái văn phòng…
  • Cơ hội (Opportunities): Là những dữ kiện và yếu tố bên ngoài có khả năng mang lại lợi thế cho công ty hơn đối thủ cạnh tranh. Cơ hội có thể là những ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ chính phủ, luật pháp, xu hướng tiêu dùng thay đổi, cơ hội mở rộng thị trường…
  • Các mối đe dọa (Threats): Là các yếu tố hoặc thông tin bên ngoài có thể tạo ra bất lợi cho công ty. Một số ví dụ về các mối đe dọa là những thay đổi về xu hướng, các quy định, luật lệ mới, công nghệ mới, các đối thủ cạnh tranh, đối thủ mới nổi…

Xem thêm: Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh

Phân tích MOST

Kỹ thuật MOST là gì?

MOST là viết tắt của Mission (Nhiệm vụ), Objective (Mục tiêu), Strategy (Chiến lược) và Tactics (Chiến thuật). Phân tích MOST cũng là một kỹ thuật mạnh mẽ để phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích MOST luôn làm việc và phân tích từ trên xuống. Nhà phân tích kinh doanh nên đảm bảo rằng duy trì sự tập trung vào các mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với tổ chức.

Phân tích này giúp hiểu rõ hơn về khả năng và tầm nhìn của tổ chức và đưa ra câu trả lời và cách thức để đạt được sứ mệnh và mục tiêu. Nó chỉ ra các cách thức thực hiện trong chiến lược và chiến thuật để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.

Phân tích MOST
Kỹ thuật phân tích kinh doanh MOST được chia theo 4 cấp độ khác nhau

Các cấp độ kỹ thuật MOST

Nhiệm vụ (Mission): Nhiệm vụ, sứ mệnh phải là một quá trình lâu dài của tổ chức. Mỗi bộ phận của tổ chức đều đóng góp như nhau vào hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Phần phân tích này nêu rõ lý do tổng thể cho việc kinh doanh và kết quả sẽ đạt được là gì. Doanh nghiệp càng rõ ràng về sứ mệnh của mình, thì khả năng thành công càng cao. 

Mục tiêu (Objectives): Là một bước tiếp theo sau phân tích nhiệm vụ. Đây là những mục tiêu cụ thể để từng bộ phận đạt được nhiệm vụ của mình. Các mục tiêu phải cụ thể, thực tế và có thể đo lường được. Mục tiêu phải đáp ứng yếu tố SMART đó là:

  • S- Specific: Cụ thể
  • M-Measurable: Có thể đo lường được
  • A-Achievable: Có thể đạt được
  • R-Realistic: Thực tế
  • T-Timely: Có giới hạn thời gian

Chiến lược (Strategies): Là những hành động cần được thực hiện để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Đây là cách tiếp cận dài hạn để đạt được các mục tiêu. Các chiến lược có thể định hướng 5 năm, 10 năm hoặc hơn. Cần có nhiều hành động để đạt các mục tiêu của sứ mệnh. Hơn nữa, chiến lược cũng được coi là kim chỉ nam, định hướng phát triển cho tổ chức.

Chiến thuật (Tactics): Là các hướng dẫn và cách thức để thực hiện các chiến lược trong tổ chức. Trong đó, chiến thuật được định hướng theo cách đơn giản để mọi người trong tổ chức có thể hiểu và thực hiện được. 

Phân tích PESTLE

Trong bất kỳ tổ chức nào, có nhiều yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức đó. Phân tích PESTLE đôi khi còn được gọi là phân tích PEST và đã được sử dụng, ứng dụng trong cách lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Kỹ thuật phân tích PESTLE có liên quan đến một số yếu tố xã hội quan trọng
Kỹ thuật phân tích PESTLE có liên quan đến một số yếu tố xã hội quan trọng

PESTLE là viết tắt của Political (Chính trị), Economical (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Công nghệ), Legal (Pháp lý) and Environmental (Môi trường). Những yếu tố này có thể tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa đối với bất kỳ tổ chức nào vì vậy nó là một kỹ thuật hoặc công cụ phân tích kinh doanh rất mạnh mẽ.

Các yếu tố trong kỹ thuật PESTLE

  • Chính trị (Political): Là các yếu tố như chính sách, luật pháp và quy định của chính phủ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. Nó cũng liên quan đến sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính phủ có thể được phân loại ở đây như chính sách thuế, thuế quan, luật pháp, kiểm soát thương mại, hạn chế nhập khẩu, quy định trong kinh doanh, tiếp thị…
  • Kinh tế (Economical): Các yếu tố kinh tế có tác động đáng kể đến cách tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh và mức độ kinh doanh có lãi. Các yếu tố kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và lãi suất.
  • Xã hội (Social): Các yếu tố xã hội bao gồm ý thức sức khỏe, tỷ lệ gia tăng dân số, phân bố độ tuổi, xu hướng văn hóa, xu hướng tiêu dùng… Những yếu tố này giúp các nhà tiếp thị hiểu được yêu cầu của khách hàng của họ. 
  • Các yếu tố công nghệ (Technological): Bao gồm các phát minh công nghệ, đổi mới, tự động hóa, nghiên cứu và phát triển… có thể tác động đến tăng trưởng kinh doanh. 
  • Pháp lý (Legal): Bao gồm luật phân biệt đối xử, luật bản quyền / bằng sáng chế, luật bảo mật dữ liệu, luật y tế và bảo hiểm… 
  • Yếu tố môi trường (Environmental): Bao gồm thời tiết, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và nước… Những yếu tố này đặc biệt tác động đến nhiều ngành như du lịch, nông nghiệp, bảo hiểm…

Phân tích kinh doanh hệ thống (System Analysis)

Phân tích hệ thống là một phương pháp giải quyết vấn đề có hệ thống để thu thập và diễn giải các dữ kiện, tìm kiếm các điểm yếu của hệ thống, xác định các vấn đề kinh doanh hoặc phân tích hệ thống thành các phần nhỏ hơn. Đó là một cách tiếp cận để giảm thiểu lỗi của các vấn đề khác nhau.

Cụ thể, phân tích hệ thống là quá trình nghiên cứu theo quan điểm của công ty, xác định mục tiêu của công ty, tạo ra một quy trình cùng nhau để tạo ra một hệ thống hiệu quả. Ví dụ, một vấn đề có thể được giải quyết trong vài giờ mà không cần phân tích toàn bộ hệ thống nhưng đôi khi nó lại tạo ra nhiều vấn đề không liên quan khác. Vì vậy, bạn càng hiểu rõ về hệ thống, thì càng ít có cơ hội phát sinh bất kỳ vấn đề nào.

Xem thêm: Cách quản lý hệ thống kinh doanh chuẩn chỉnh

Phân tích Mô hình Kinh doanh BPM (Business Process Modelling)

Phân tích mô hình kinh doanh giúp hiểu rõ hoạt động kinh doanh của công ty và làm rõ các chính sách, kỹ thuật, phương pháp tiếp cận thị trường. Nó giúp hiểu rõ hơn về nhiều thứ như mô hình doanh thu, giá trị cung cấp cho phân khúc của khách hàng, chi phí liên quan đến việc cung cấp giá trị, chi phí xây dựng thương hiệu và ảnh hưởng đến công ty nếu mô hình kinh doanh thay đổi.

Trong phân tích mô hình kinh doanh, cũng phân tích các thông tin chi tiết về các yếu tố quan trọng như chi phí sản xuất, tiếp thị và quản lý. Với việc nghiên cứu đầy đủ về chi phí sản xuất, chiến lược tiếp thị và ảnh hưởng của những thay đổi của chúng, phân tích kinh doanh đảm bảo sự tăng trưởng và doanh thu của công ty.

BPM là kỹ thuật phân tích trong giai đoạn phân tích của một dự án để hiểu hoặc phân tích những khoảng cách giữa quy trình kinh doanh hiện tại và quy trình kinh doanh tương lai mà doanh nghiệp đang lựa chọn.

Các nhà phân tích kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ dưới đây trong một dự án BPM:

  • Lập kế hoạch chiến lược.
  • Phân tích mô hình kinh doanh.
  • Xác định quy trình và thiết kế nó.
  • Phân tích kỹ thuật cho các giải pháp kinh doanh phức tạp.

Động não (Brainstorming)

Đây là một kỹ thuật hữu ích để tạo ra các ý tưởng đa dạng, giải quyết hoặc tìm ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp và phân tích hoạt động kinh doanh đúng đắn.

Động não được định nghĩa là “một kỹ thuật giải quyết vấn đề bao gồm sự đóng góp ý kiến ​​một cách tự phát từ tất cả các thành viên trong nhóm”. Lưu ý khi động não thì không chỉ trích hay phán xét các ý kiến cá nhân đúng hay sai. Trong quá trình động não, mỗi ý tưởng của một cá nhân cho dù đó là ý tưởng mới mẻ đều được khuyến khích.

Trong đó, động não chỉ do một người thực hiện có thể được coi là động não độc lập, nhưng trong tổ chức lớn, động não được thực hành theo nhóm.

Hoạt động động não hướng đến tư duy sáng tạo về một vấn đề để đưa ra một loạt ý tưởng, cách tiếp cận và lựa chọn mới. Đây là một hoạt động nhóm có mục đích là tập hợp ý kiến các thành viên trong nhóm và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề.

Bản đồ tư duy (Mind mapping)

Bản đồ tư duy là một kỹ thuật phân tích kinh doanh rất hữu ích và hiệu quả giúp chúng ta hiểu rõ ràng và trực quan về các vấn đề, ý tưởng, suy nghĩ khác nhau…

Cấu trúc của bản đồ tư duy rất giống với cấu trúc của các tế bào thần kinh trong não (một trong những lý do tại sao nó được gọi là bản đồ tư duy). Bắt đầu từ một ý tưởng ban đầu, nó tiếp tục mở rộng với việc bổ sung các ý tưởng và các lựa chọn mới.

Mind Mapping là một kỹ thuật phân tích kinh doanh phổ biến
Mind Mapping là một kỹ thuật phân tích kinh doanh phổ biến

Vai trò của người phân tích kinh doanh là điều tra và đánh giá các vấn đề mà khách hàng hoặc các bên liên quan có thể được giải quyết bằng cách sử dụng bản đồ tư duy để có được các cấu trúc chi tiết của bất kỳ ý tưởng, suy nghĩ và thông tin nào.

Kỹ thuật lập bản đồ tư duy đảm bảo rằng tất cả các yếu tố cần phân tích đã được xem xét hay chưa. Có một số công cụ có sẵn để tạo bản đồ tư duy trực tuyến như Freemind, Xmind, Mindmap, Lucidchart, Canva…

Thiết kế quy trình (Process design)

Đây là một phần quan trọng của phân tích kinh doanh trong đó người phân tích xác định các thiết kế quy trình của tổ chức và các thuộc tính hữu ích của chúng.

Thiết kế quy trình là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề và khai thác các cơ hội nhằm theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh để đảm bảo cung cấp giá trị nhất quán cho người tiêu dùng.

Một người phân tích quy trình sẽ phân tích quy trình hiện có và thực hiện các thay đổi nếu được yêu cầu. Nhà phân tích kinh doanh chịu trách nhiệm tìm hiểu việc cải tiến quy trình kinh doanh và duy trì chúng.

Sáu chiếc mũ tư duy

“6 chiếc mũ tư duy” là một phương pháp hỗ trợ tư duy và phân tích được Tiến sĩ Edward de Bono phát triển lần đầu năm 1980. Đây là một công cụ tư duy có tác dụng giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.

Kỹ thuật này có thể dùng cho phân tích của một cá nhân hoặc tập thể. Nó thường được áp dụng khi thảo luận nhóm trong 1 công ty. Khi gặp vấn đề gì thì người quản lý sẽ lập 1 nhóm các thành viên, mỗi người sẽ đóng vai trò trình bày quan điểm theo góc nhìn của chiếc mũ tư duy mà mình đảm nhận, được phân thành 6 loại mũ có màu như sau:

  • Màu xanh lá cây: tư duy sáng tạo.
  • Xanh lam: thảo luận tổng quan / bức tranh lớn.
  • Trắng: tư duy logic, theo hướng dữ liệu.
  • Vàng: suy nghĩ tích cực, chủ yếu tập trung vào ưu điểm.
  • Đỏ: phản ứng dựa trên cảm xúc.
  • Đen: suy nghĩ đối lập, tập trung vào khuyết điểm.
Kỹ thuật phân tích chiến thuật kinh doanh "6 chiếc mũ tư duy"
Kỹ thuật phân tích chiến thuật kinh doanh “6 chiếc mũ tư duy”

Như vậy qua các trình bày trên, bạn thấy rằng có rất nhiều kỹ thuật để phân tích hoạt động kinh doanh. Vai trò của nhà phân tích không chỉ giới hạn trong việc phân tích dữ liệu có sẵn mà còn nâng cao hoạt động kinh doanh lên cấp độ cao hơn. Anh ta chọn kỹ thuật thích hợp tùy theo vấn đề kinh doanh và thực hiện các hành động cần thiết để cải tiến.

Phân tích kinh doanh cơ bản với GoSELL

Như vậy qua bài viết trên bạn đã nắm 9 phương pháp phân tích kinh doanh cơ bản được áp dụng trong doanh nghiệp. Ngoài phân tích ở mức độ vĩ mô, trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, bạn phải thực hiện các phân tích báo cáo kinh doanh, báo cáo doanh số bán hàng hàng ngày. Nếu không có sự hỗ trợ của của các phần mềm bán hàng như GoSELL thì bạn phải thống kê doanh số thủ công bằng tay rất mất thời gian và công sức.

Phân tích kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm phân tích kinh doanh GoSELL
Phân tích kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm phân tích kinh doanh GoSELL

GoSELL là nền tảng tạo website bán hàng GoWEB và app ứng dụng bán hàng GoAPP, hoặc ứng dụng quản lý bán hàng GoPOS với nhiều tính năng tiện dụng, hữu ích. Ngoài là công cụ hỗ trợ bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng. GoSELL còn có khả năng thống kê và báo cáo chi tiết doanh số bán theo ngày, tuần, tháng biểu thị qua các đồ thị trực quan, dễ theo dõi.

Bạn còn có thể theo dõi được lợi nhuận, giá trị trung bình đơn hàng, các đơn hàng đang chờ xử lý, tổng doanh thu… Không những thế bạn còn nắm được doanh thu ở đa kênh bán như website, cửa hàng, app ứng dụng, sàn thương mại điện tử. Các báo cáo kinh doanh này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh để có các cải thiện và chiến lược hành động hợp lý.

Bài viết cùng chuyên mục