Trang chủ » Bài học kinh doanh » Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Những chỉ tiêu cần lưu ý

Bài học

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Những chỉ tiêu cần lưu ý

26 Tháng Hai, 2024

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Những chỉ tiêu cần lưu ý khi lập báo cáo kinh doanh. Cùng theo dõi bài viết phía dưới đây để có những thông tin hữu ích về lập báo cáo kinh doanh nhé!

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Những chỉ tiêu cần lưu ý

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo kinh doanh hay là báo cáo tài chính là thể hiện khái quát về tình hình và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian và một hoạt động kinh doanh nào đó.

Thông qua báo cáo kinh doanh thì doanh nghiệp có thể nhìn thấy được lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh, dự án cũng như tình hình của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Cách tính kết quả kinh doanh thường được áp dụng theo những công thức phía dưới đây:

  • Tổng doanh thu thuần = Tổng chi phí + Tổng lợi nhuận
  • Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ – Các khoản giảm trừ
  • Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá bán hàng + Hàng hóa bị trả lại + Thuế

Báo cáo kinh doanh có ý nghĩa gì?

Như đã nói ở phía trên thì báo cáo kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của mình, theo dõi được những khoản doanh thu, lợi nhuận, chi phí từ đầu tư tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. 

Qua báo cáo kinh doanh thì doanh nghiệp có thể đánh giá được kết quả và cả hiệu quả kinh doanh, từ đó có thể dự đoán được những gì mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai.

Báo cáo kinh doanh có ý nghĩa gì?
Báo cáo kinh doanh có ý nghĩa gì?

Thông qua báo cáo kinh doanh cũng có thể cho doanh nghiệp nhìn nhận được những mối quan hệ trong kinh doanh đối với các công ty, doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp nếu muốn vững mạnh thì cần có cho mình những mối quan hệ, nguồn đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất cho doanh nghiệp.

Khi sở hữu những máy móc hiện đại, tình hình kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ nghĩ đến mở rộng kinh doanh. Khi đó thì báo cáo kinh doanh sẽ có thể theo dõi được những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đó.

Ngoài ra thì, báo cáo kinh doanh còn giúp đánh giá được mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội như việc sử dụng nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho các lao động.

Tham khảo thêm về 3 loại báo cáo quản lý bán hàng cho người mới kinh doanh

Kết cấu và các chỉ tiêu của báo cáo

Hoạt động kinh doanh chính

Hoạt động kinh doanh trong kinh doanh thường được thể hiện rõ ràng, chi tiết qua 3 tiêu chí sau đây:

Doanh thu thuần từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ: Đây được cho là nguồn thu chủ yếu của các doanh nghiệp từ những hoạt động kinh doanh sau khi đã khấu trừ đi tất cả các khoản chi phí. Thường thì đây sẽ là hoạt động chiếm phần trăm lớn nhất trong tổng số doanh thu.

  • Chi phí vốn của hàng hóa chính là tổng số chi để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.
  • Lợi nhuận sẽ gộp về doanh thu từ việc bán hàng.
Kết cấu và các chỉ tiêu của báo cáo
Kết cấu và các chỉ tiêu của báo cáo

Hoạt động tài chính

Hiện tại thì đối với các doanh nghiệp, báo cáo tài chính sẽ được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu sau:

  • Doanh thu tài chính từ những nguồn như: lãi đầu tư, lãi từ tiền gửi…
  • Chi phí tài chính gồm những khoản như: lỗ chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi từ những khoản vay…

Hoạt động khác

Các hoạt động khác trong của doanh nghiệp sẽ không bao gồm những hoạt động nằm trong kinh doanh, hoạt động tài chính và thường thì nó chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ, ví dụ như:

  • Thu nhập từ bồi thường hợp đồng hoặc thu nhập từ lãi thanh lý,…
  • Các chi phí khác như: nhượng bán tài sản, các khoản lỗ thanh lý,…
  • Cách tính lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phi phí khác

Lợi nhuận

Đối với lợi nhuận thì chúng ta có 2 loại lợi nhuận là: lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế:

  • Lợi nhuận trước thuế sẽ bao gồm những khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
  • Lợi nhuận sau thuế sẽ bao gồm những khoản lợi nhuận trước thuế và trừ đi những khoản thuế liên quan.

3 bước phân tích báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả

Để có thể phân tích báo có một cách hiệu quả thì chúng ta có 3 bước phân tích như phía dưới đây:

  • Bước 1: Theo dõi những khoản doanh thu và chi phí để có thể kiểm soát được tình hình kinh doanh.
  • Bước 2: Tính toán những tỷ trọng của từng nguồn thu trong tổng số doanh thu, tỷ trọng những khoản phí trong tổng số chi phí.
  • Bước 3: Theo dõi những thay đổi nếu có để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

Những chỉ tiêu cần lưu ý trong báo cáo kinh doanh

Trong các báo cáo kinh doanh thường sẽ có rất nhiều khoản mục, do đó người làm báo cáo hay người xem cần hiểu rõ hơn về các mục thì mới có thể hiểu được những báo cáo kinh doanh.

Những chỉ tiêu cần lưu ý trong báo cáo kinh doanh
Những chỉ tiêu cần lưu ý trong báo cáo kinh doanh
  • Doanh thu từ việc bán hàng/dịch vụ: đây là những giá trị về sản phẩm/dịch vụ đã được bán cho khách hàng, việc tính doanh thu từ bán hàng cần có sự chính xác cao.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, thuế các loại,…
  • Doanh thu thuần: đây chính là doanh thu mà doanh nghiệp nhận được sau bán hàng.
  • Giá vốn bán hàng: là những khoản chi phí trực tiếp của doanh nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ.
  • Lợi nhuận gộp: đây sẽ là lợi nhuận mà sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn của hàng hóa.
  • Chi phí kinh doanh, quản lý doanh nghiệp : sẽ bao gồm khoản chi phí vận chuyển, quảng cáo,…các chi phí sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
  • Chi phí, doanh thu tài chính:  là các nguồn chi phí cod liên quan đến việc kêu gọi vốn của doanh nghiệp.
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: là khoản thuế phát sinh trong kỳ.
  • Lợi nhuận trước và sau thuế: Là phần lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp
  • Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu: đây là khoản lãi suất được tính theo lợi nhuận sau thuế chia cho số cổ phiếu đang lưu hành trong thị trường. 

Các hệ số phân tích cần chú ý từ báo cáo kinh doanh

Biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận sẽ gồm có những loại sau:

  • Biên lợi nhuận ròng: lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần. Biên lợi nhuận gộp: lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, góp phần thể hiện được lợi nhuận tính trên doanh thu thuần của sản phẩm và dịch vụ.
  • Biên lợi nhuận hoạt động: là lợi nhuận trước thuế và những khoản lãi vay/doanh thu thuần (là hệ số chỉ mức độ sinh lời thuần túy của doanh nghiệp)
  • Biên EBITDA: đây là khoản lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản thể hiện được mức độ sinh lợi từ mỗi đơn vị tài sản của doanh nghiệp.

Còn tỷ suất sinh lợi trên vốn của chủ sở hữu sẽ thể hiện được mức sinh lời từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Hữu ích cho bạn: Lợi ích của việc sử dụng phần mềm để phân tích báo cáo kinh doanh

Những chi tiết căn bản của một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Những chi tiết căn bản của một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh
Chi tiết căn bản của một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà mỗi nơi sẽ có mẫu báo cáo kinh doanh khác nhau để phù hợp. Mỗi báo cáo kinh doanh thường sẽ được trình bày một cách gọn gàng và dễ hiểu nhất có thể.

Một báo cáo kinh doanh thì sẽ gồm có những phần cơ bản sau đây: 

  • Phần mở đầu của báo cáo kinh doanh sẽ bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp, thời gian báo cáo số liệu…
  • Phần nội dung của báo cáo kinh doanh được coi là phần quan trọng nhất của mẫu báo cáo sẽ gồm có: các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh như nguồn đầu tư, lợi nhuận thu được… Đây là phần mà người xem báo cáo sẽ nhìn nhận được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên cần có sự chính xác cao.
  • Phần cuối chính là chữ ký xác nhận từ người lập báo cáo, kế toán trưởng và giám đốc sau khi đã xem xét qua bản báo cáo.

Chính vì việc cần sự tỉ mỉ và chính xác, nên khi lập báo cáo kinh doanh bạn sẽ phải tốn hàng giờ đồng hồ để xem lại tình trạng bán hàng suốt thời gian qua. Nhưng với phần mềm quản lý bán hàng thì báo cáo kinh doanh sẽ được hiển thị trong tích tắc.

Tính năng báo kết quả kinh doanh trên phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL

GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Với tính năng báo cáo kết quả kinh doanh, giúp cho các chủ kinh doanh dễ dàng quản lý và kiểm soát được tình hình kinh doanh nhờ vào hệ thống báo cáo trực quan và chi tiết theo ngày, tuần, tháng, quý giúp bạn dễ dàng đối soát theo:

báo kết quả kinh doanh trên phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL
Báo kết quả kinh doanh trên phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL

Báo cáo doanh thu đa kênh

Giúp người bán dễ dàng nhận biết chi nhánh, kênh bán hàng hay nền tảng nào kinh doanh hiệu quả nhất để tập trung vào đó.

  • Báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA).
  • Báo cáo doanh thu theo nền tảng (Cửa hàng, Website bán hàng, App bán hàng, mạng xã hội)
  • Phân tích báo cáo doanh thu theo từng chi nhánh.

Phân tích doanh thu theo đơn hàng

Tính năng này giúp bạn nắm rõ chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng)
  • Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…)
  • Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy)
  • Lọc báo cáo doanh thu theo phương thức thanh toán của đơn hàng (thanh toán khi nhận hàng, tiền mặt, VISA / ATM, chuyển khoản ngân hàng)

Phân tích doanh thu dịch vụ đặt chỗ

Tối ưu hóa hoạt động quản lý dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Cho phép theo dõi các chỉ số sau trên báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ (doanh thu của tất cả dịch vụ, doanh thu dịch vụ đã hoàn thành, giá trị trung bình của tất cả dịch vụ, doanh thu chờ xử lý,…)
  • Phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ theo từng chi nhánh cụ thể.
  • Cho phép xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…)

Hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp

Là cơ sở để triển khai các kế hoạch bán hàng, Marketing,…hiệu quả.

  • Phân tích báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
  • Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
  • Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.

Trên đây là những yếu tố quan trọng về báo cáo kết quả kinh doanh mà bạn cần lưu ý. GoSELL hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đảm bảo được những vấn đề liên quan đến báo cáo kinh doanh một cách hiệu quả, chính xác  nhất.

Bài viết cùng chuyên mục