Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Bartender là gì? Tại sao bartender đóng vai trò thành bại trong kinh doanh F&B?

Kiến thức

Bartender là gì? Tại sao bartender đóng vai trò thành bại trong kinh doanh F&B?

30 Tháng Ba, 2023

Từ khi ngành F&B phát triển tại thị trường Việt Nam, ngành Bartender ngày càng được các bạn trẻ yêu thích và xem là một nghề mang lại nhiều cơ hội phát triển, mở ra hàng triệu việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Vậy khái niệm Bartender là gì? 

Bartender là gì

Bartender là gì?

Có thể hiểu Bartender là người pha chế các loại đồ uống chứa cồn như: Cocktail, Mocktail, am hiểu về việc lựa chọn, phân loại, bảo quản cũng như kết hợp với các loại trái cây, thảo mộc.

Người pha chế cũng cần có khả năng biểu diễn (Flair Bartending và Showmanship), trong đó tung hứng bình shaker trong quá trình pha chế là kỹ năng đặc trưng của một Bartender thực thụ.

Thường môi trường làm việc sẽ là tại các địa điểm nhộn nhịp như quầy bar trong quán Bar, Club, Pub,…Vậy nên, ngoài việc đảm nhiệm chuyên môn pha chế, người pha chế rượu còn cần có các kỹ năng như: hiểu tâm lý khách hàng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức thức uống cũng như trò chuyện với khách hàng…

Bartender là gì?
Bartender là gì?

Xem thêm: Chinh phục khách hàng Gen Z trong ngành F&B bằng chiến dịch marketing đột phá

Phân biệt Bartender và Barista

Sẽ có khá nhiều người có sự nhầm lẫn giữa Barista và Bartender vì nó đều là thuật ngữ được sử dụng để nói về nhân viên pha chế. Vậy nó khác nhau ở điểm nào.

Trước kia thì, Barista và Bartender là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên pha chế đồ uống nói chung. Nhưng khi ngành F&B ngày càng phát triển và có nhiều mô hình kinh doanh hơn, để phân biệt dễ dàng và chuyên môn hơn. Bartender được dùng để chỉ những người chuyên pha chế đồ uống có cồn.

Còn đối với Barista là thuật ngữ được dùng để gọi những người pha chế cafe và các loại đồ uống không cồn như trà, sinh tố…

Vai trò của Bartender đối với ngành F&B

Một người bán hàng

Vai trò của Bartender đối với ngành F&B
Vai trò của Bartender đối với ngành F&B

Pha chế là công việc mà, luôn muốn thúc đẩy doanh thu và gia tăng lợi nhuận về cho hoạt động kinh doanh, vậy nên hiển nhiên rằng Bartender sẽ được xem như một người bán hàng. 

Người pha chế rượu luôn học hỏi không ngừng các kỹ thuật cũng như công thức pha chế các món đồ uống mới, cho đến việc họ phải duy trì sự hài lòng cho khách hàng,…mục đích chính cũng là để gia tăng doanh thu cho quán.

Đối với quản lý quầy Bar, nhân viên pha chế là người bán hàng đắc lực thông qua tay nghề pha chế cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng của mình. Miễn là họ pha chế đúng thức uống yêu cầu, phục vụ nhanh chóng và khiến khách hàng hài lòng thì cũng là đã khiến quản lý quầy bar hài lòng rồi.

Ngoài ra, một người pha chế giỏi còn biết cách xây dựng mối quan hệ thân quen với khách hàng của mình, giữ chân và tạo khả năng để họ vẫn tiếp tục quay lại thêm nhiều lần sau nữa. 

Việc có được khách hàng trung thành là một lợi thế không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt quản lý mà còn góp phần phát triển công việc kinh doanh cho quán bar. 

Một chuyên gia pha chế đồ uống

Một pha chế chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc họ phải có khả năng chịu trách nhiệm pha chế với mọi món đồ uống được pha chế tại quầy bar. Cần có khả năng ghi nhớ được các loại công thức, hiểu biết đa dạng về rượu, thành thục các kỹ năng về pha chế, thậm chí là sáng tạo món mới. 

Quan trọng nhất là bạn phải nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của khách hàng. Sẽ có những khách hàng chỉ yêu cầu đơn giản như bia lạnh hoặc một shot rượu,

Nhưng cũng sẽ có những khách hàng sẽ có yêu cầu phức tạp về các món cocktail, mocktail, Long Island Ice được pha chế từ sự kết hợp của rượu vodka, rượu rum nhẹ, tequila, triple sec, gin cùng một chút cola, hay với White Russian từ rượu vodka, rượu mùi cà phê và kem được phục vụ với đá trong một chiếc ly kiểu cổ.

Khi bạn hiểu được khách hàng cần gì thì có thể nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của họ và phục vụ được những món đồ uống theo ý họ, đó cũng là điều cơ bản và yếu tố cần thiết mà một người quản lý sẽ yêu cầu ở một người pha chế. Vì thực tế thì không một khách hàng nào muốn họ yêu cầu một ly mocktail nhưng nhận được cocktail.

Cuối cùng thì không phải khách hàng nào cũng có am hiểu về các loại rượu cũng như cách kết hợp nguyên liệu. Vậy nên một pha chế chuyên nghiệp ngoài pha chế thức uống theo yêu cầu thì bạn cũng phải biết cách tư vấn để khách hàng có được lựa chọn thức uống ngon nhất. 

Một người có sức hút

Một người có sức hút
Một người có sức hút

Quản lý quán bar sẽ không muốn tuyển dụng một người pha chế rập khuôn, rụt rè cũng như thiếu tự tin, có thể nói là nhàm chán. Ngay cả khi người đó có kỹ năng pha chế điêu luyện đến đâu thì với tính cách rụt rè như vậy, chắc chắn bạn sẽ ít ghi điểm trong mắt người quản lý.

Đối với một người pha chế chuyên nghiệp sẽ phải có sự kết hợp giữa kỹ năng pha chế và kỹ năng về giao tiếp, cũng như tính cách thú vị, nguồn năng lượng cởi mở để có thể phù hợp với môi trường làm việc của quán bar. 

Không chỉ người quản lý, mà cả đối với khách hàng thì họ cũng sẽ yêu thích những người pha chế có tính cách niềm nở hơn là hướng nội. Một người pha chế tại quán bar, ngoài việc pha chế những món đồ uống thì họ sẽ phải có khả năng biểu diễn và phô bày những kỹ thuật pha chế đẹp mắt.

Khách hàng khi ngồi tại quầy bar sẽ luôn muốn trò chuyện cùng với người pha chế. Chính vì vậy mà quản lý quầy bar luôn chú trọng tuyển những ai có kỹ năng giao tiếp tốt cũng như có cá tính riêng vào vị trí pha chế quầy bar, và người pha chế đó sẽ là người mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 

Một người làm việc hiệu quả và điềm tĩnh

Làm việc hiệu quả chính là yếu tố quan trọng của nhân viên pha chế quán bar, các trách nhiệm công việc tại vị trí pha chế tại quầy rất đa dạng, bạn sẽ là người nhận đơn hàng, thanh toán, pha chế đồ uống, theo dõi kho nguyên liệu, và giữ vệ sinh khu vực làm việc của mình trong khi tiếp tục phục vụ số lượng khách bước vào quán bar không ngừng tăng lên.

Một người có khả năng đa nhiệm, có thể thực hiện được song song nhiều việc cùng một lúc sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp cho vị trí pha chế quầy bar.

Ngoài ra, quản lý quầy Bar cần một người pha chế vui vẻ, năng lượng, nhưng đồng thời cũng phải điềm tĩnh trước mọi tình huống. Ngày làm việc của bạn không phải lúc nào cũng trải qua thuận lợi, mà đôi khi cũng sẽ có thể xảy ra những tình huống ngoài ý muốn với khách hàng của mình. 

Đối với khách hàng, có thể họ chỉ là một nhân viên pha chế bình thường, là một trong hàng tá người mà họ từng gặp qua, hoặc nếu thân thiết hơn thì cũng chỉ là một người bạn xã giao có thể cùng trò chuyện mỗi khi đến quán bar. 

Ngoài những tiêu chí để tuyển nhân viên pha chế làm việc hiệu quả như đã nói đến ở trên. Hầu hết các nhà quản lý quán bar hiện nay đều ứng dụng công nghệ vào trong việc quản lý kinh doanh tại quản, để mọi công việc có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả hơn.

Quản lý kinh doanh quán bar chuyên nghiệp với phần mềm GoF&B

Việc sở hữu một phần mềm quản lý chuyên biệt cho quán bar, pub với đầy đủ các tính năng cần thiết. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng như GoF&B sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn được giải quyết nhanh gọn và tiết kiệm thời gian hơn.

Quản lý kinh doanh quán bar chuyên nghiệp với phần mềm GoF&B
Quản lý kinh doanh quán bar chuyên nghiệp với phần mềm GoF&B

Quản lý món, nguyên vật liệu chi tiết

Giúp hạn chế thất thoát nguyên liệu do nhân viên gian lận, kịp thời nhập hàng cho các sản phẩm hết hàng. Sau khi nhân viên thực hiện thanh toán, hàng hóa sẽ tự động trừ kho giúp khâu quản lý kho hàng được tối ưu hơn, không lo thất thoát hàng hóa.

Quản lý nhân viên chặt chẽ

Với tính năng này mỗi nhân viên đều chỉ được đăng nhập và sử dụng tài nguyên theo sự phân quyền của người quản lý. Kiểm soát được quyền hạn của nhân viên trong hệ thống quản lý và giám sát hoạt động của nhân viên 1 cách chặt chẽ.

Xem thêm: 9 cách quản lý nhân sự giúp nâng cao tính tự giác cho nhân viên

Quản lý thông tin khách hàng

Lưu trữ chi tiết tất cả thông tin khách hàng từ Online đến Offline. Hỗ trợ phân nhóm khách hàng (theo thông tin khách hàng, đơn hàng, sản phẩm đã mua, hình thức mua sắm…).

Đa dạng phương thức thanh toán

Các hình thức thanh toán: Thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card) gồm Visa/Mastercard/JCB, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử gồm VNPay/MoMo hoặc thanh toán tiền mặt. 

Quản lý chuỗi quán bar

Với tính năng tự động đồng bộ báo cáo từ các bộ phận, bạn có thể tiết kiệm thời gian quản lý cũng như có thể dành nhiều thời gian hơn cho những kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình.

Báo cáo kinh doanh hiệu quả

Theo dõi tình hình kinh doanh chi tiết theo các hạng mục: Doanh thu chi phí, lãi lỗ, lịch sử bán hàng, thống kê hóa đơn. Phân tích báo cáo doanh thu chính xác và chi tiết mọi lúc mọi nơi thông qua biểu đồ trực quan theo thời gian.

Qua bài viết trên đây của GoSELL chắc hẳn bạn đã hiểu được Bartender là gì và công việc của một pha chế quán bar như thế nào. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp ích được cho bạn.

Bài viết cùng chuyên mục