Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Bí quyết kinh doanh giày dép thành công nhất định phải biết

Kiến thức

Bí quyết kinh doanh giày dép thành công nhất định phải biết

2 Tháng Tám, 2023

Nếu đang có ý định kinh doanh, một trong những mặt hàng tốt nhất để bán là giày dép. Giày là một sản phẩm thời trang và nhu cầu của nó khá lớn vì ai cũng cần sở hữu ít nhất là một vài đôi giày, dép. Không có bộ trang phục nào là hoàn chỉnh nếu không có đôi giày phù hợp! Cùng GoSELL tìm hiểu các cách để bắt đầu kinh doanh giày dép thành công.

Bí quyết kinh doanh giày dép thành công

Lập kế hoạch kinh doanh 

Nghiên cứu thị trường

Trước khi bắt đầu kinh doanh giày dép bạn cần phải có một số hiểu biết nhất định về ngành. Sẽ cần phải làm rõ thông tin và một số vấn đề sau:

  1. Tìm hiểu thị trường mục tiêu của bạn và thói quen mua hàng của khách hàng.
  2. Quyết định xem thương hiệu của bạn có bao gồm giày cho cả nam và nữ hay không.
  3. Quyết định loại giày bạn muốn cung cấp (giày da, dép, sneakers, giày thể thao…).
Khi kinh doanh giày dép cần xác định khách hàng mục tiêu
Lập kế hoạch kinh doanh

Phân loại đối tượng khách hàng

Xác định khách hàng mục tiêu là một trong những yêu cầu quan trọng trước khi bạn khởi đầu kinh doanh. Bạn muốn bán giày dép cho cả nam và nữ hay chỉ một trong hai tùy chọn đó. Khách hàng của bạn là người trung niên hay giới trẻ, dân văn phòng hay sinh viên. Đây được gọi là phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học. Bạn nên phân tích khách hàng của bạn theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng gia đình… càng chi tiết càng tốt.

Sau khi xác định rõ đối tượng khách hàng mà cửa hàng của bạn hướng đến, sau đó chọn loại giày dép phù hợp với họ. Ví dụ nếu bạn chọn đối tượng khách hàng là nữ, sinh viên thì thì những sản phẩm bạn nên kinh doanh là giày búp bê, giày cao gót, giày boots. Nếu bạn chọn đối tượng là dân văn phòng, doanh nhân thì chọn giày lười, giày mọi, giày Oxford, Brogue, Boat.

Lập kế hoạch kinh doanh giày dép càng chi tiết càng tốt
Phân loại đối tượng khách hàng

Xem thêm: Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu chuẩn chỉnh nhất hiện nay

Phân tích các yếu tố khách quan

Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh của bạn cần có sự phân tích chi tiết các yếu tố dưới đây:

  1. Mô tả sản phẩm về những gì bạn muốn bán.
  2. Phân tích SWOT, xác định điểm mạnh và sự khác biệt của mình.
  3. Bạn sẽ tìm kiếm khách hàng và quảng bá cửa hàng của mình như thế nào.
  4. Bạn sẽ đáp ứng nhu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng như thế nào.
  5. Hình thức pháp lý (sở hữu cá nhân, hợp tác hoặc công ty).
  6. Doanh số bán hàng mục tiêu hoặc dự kiến. Thời gian hoàn vốn.
  7. Liệt kê chi phí nhập hàng hóa mà bạn sẽ cần.
  8. Tổng chi phí tiếp thị.
  9. Tổng chi phí hoạt động.

Nghiên cứu và tìm nguồn nhập hàng

Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu và liên hệ với các nhà sản xuất/ phân phối giày khác nhau. Tùy theo đối tượng khách hàng và phân khúc giá của bạn mà sẽ có nhiều cách nhập hàng khác nhau.

Đối với giày cao cấp

Nếu bạn muốn bán giày, dép cho khách hàng có thu nhập cao thì nên chọn nhập hàng các thương hiệu nước ngoài hoặc làm đại lý bán hàng của các thương hiệu lớn. Hoặc nhập hàng từ các nhà máy gia công giày xuất khẩu. Sản phẩm giày, dép cao cấp phải đảm bảo yêu cầu chất lượng là da thật, nhiều mẫu mã thiết kế cập nhật theo xu hướng thời trang và có các chính sách đổi trả, bảo hành lâu dài cũng như chăm sóc tốt cho khách hàng thân thiết.

Đối với giày trung cấp và bình dân

Với giày dép cho phân khúc tầm trung, bạn có thể lấy giày, dép ở những công ty gia công giày da trong nước, các xưởng đóng giày, làng nghề đóng giày gia truyền.

Tìm các nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá phải chăng
Nghiên cứu và tìm nguồn nhập hàng

Với giày dép giá rẻ bạn có thể tìm hiểu và tham khảo giá ở: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh hoặc nguồn hàng đến từ Quảng Châu, Thượng Hải – Trung Quốc. Hiện nhiều cửa hàng ở Việt Nam chuộng nhập hàng giày dép từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia khi mẫu mã đa dạng và giá cả phải chăng.

Đặc điểm của kinh doanh giày dép là phải có số lượng hàng mẫu nhất định để khách thử. Cho nên bạn phải cân đối số lượng hàng nhập mức vừa đủ để tránh hàng tồn quá nhiều mà không bán được, ảnh hưởng đến chi phí hoạt động.

Đồng thời khi kinh doanh giày, dép bạn cũng cần phải thường xuyên cập nhật các mẫu mã mới đa dạng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng, bởi người mua “sành” luôn rất nhạy cảm với những xu hướng giày dép mới trong nước và trên thế giới.

Xem thêm: Thị trường sỉ là gì? Các lưu ý để tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ và uy tín

Thuê mặt bằng và địa điểm kinh doanh 

Địa điểm, mặt bằng kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự thành công khi bạn kinh doanh giày dép. Tùy theo ngân sách mà bạn có thể chọn thuê một mặt bằng phù hợp. Lưu ý nên thuê ở địa chỉ dễ tìm, đông phương tiện giao thông qua lại, gần khu vực đông người, cao ốc, văn phòng…

Kinh doanh giày dép nên chọn mặt bằng thuận tiện
Thuê mặt bằng và địa điểm kinh doanh

Để thuê mặt bằng thường có 2 lựa chọn, thuê mặt bằng ở 1 vị trí độc lập và không có nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm cùng loại hoặc thuê ở tuyến đường tập trung bán nhiều sản phẩm giày dép, hàng thời trang vì người Việt hay có thói quen “Buôn có bạn, bán có phường”.

Một mẹo nhỏ trước khi bắt đầu thuê mặt bằng là bạn nên thử mở cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki hoặc tạo website trước để thử nghiệm thị trường, xem doanh thu bán hàng của bạn như thế nào trước khi bạn ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Nghiên cứu cửa hàng đối thủ

Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình, họ có điểm mạnh, điểm yếu gì? cửa hàng họ có gì hay ho mà mình phải học hỏi.

Hãy kiểm tra tất cả các cửa hàng bán lẻ giày của đối thủ trong bán kính lái xe mười km. Lập danh sách và đảm bảo ghé thăm từng cửa hàng ít nhất một lần và tìm ra những cửa hàng có lượng khách ghé thăm hoặc người mua hàng đông đúc. Bởi vì họ là đối thủ cạnh tranh trong tương lai của bạn và họ đã hoạt động lâu và có danh tiếng tại địa phương cũng như có nhiều khách hàng trung thành.

Hãy đến thăm các cửa hàng đối thủ với tư cách là người mua hàng để xem cách họ đối xử với khách hàng, cách nhân viên họ bán hàng, xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, điều này sẽ giúp tạo nên uy tín thương hiệu của bạn bằng cách khắc phục điểm mạnh và điểm yếu của bạn.

Kinh doanh đa kênh (Multi-channel)

Kinh doanh giày dép cũng như nhiều ngành khác, không nên chỉ dựa vào 1 kênh bán hàng truyền thống duy nhất. Bạn nên triển khai nhiều kênh bán hàng khác nhau, cả truyền thống lẫn hiện đại để tăng cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng và gia tăng doanh số.

Điều đầu tiên để kinh doanh online là bạn phải thuê một nhà phát triển website chuyên nghiệp. Bằng cách có một website thương mại điện tử chuyên nghiệp, bạn sẽ khiến khách hàng tin tưởng và bắt đầu mua hàng của bạn.

Kinh doanh giày dép đa kênh
Kinh doanh đa kênh

Sau khi đã có website, bạn có thể triển khai bán hàng trên nhiều kênh khác như lập Fanpage trên Facebook, bán hàng trên Instagram, Zalo, các diễn đàn, hội nhóm. Bạn cũng không nên bỏ qua các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, GoMUA. Đây là những kênh giúp bạn tăng doanh số bán hàng online rất tốt.

Nếu bạn muốn giải pháp website đồng bộ đa kênh, đúng nghĩa Omnichannel thực sự thì nên sử dụng nền tảng GoWEB, giúp bạn tạo website thương mại điện tử, chuẩn SEO và đồng bộ dữ liệu, thông tin với các sàn thương mại điện tử hàng đầu.

Quảng bá thương hiệu 

Để bước đầu cửa hàng của bạn được nhiều khách hàng biết đến, bạn phải thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá kích thích khách mua hàng. Khi mới khai trương bạn có thể tổ chức chương trình giảm giá đặc biệt chào đón khách mua hàng mới. Sau đó cửa hàng sẽ tổ chức khuyến mãi theo các sự kiện, ngày lễ trong năm. Để lôi kéo khách hàng quay lại bạn có thể tổ chức tích điểm, tạo chương trình khách hàng thân thiết.

Sử dụng GoSELL để việc kinh doanh giày dép hiệu quả hơn
Quảng bá thương hiệu

Bên cạnh quảng cáo tại cửa hàng thì phương tiện truyền thông xã hội là nơi bạn sẽ có được phần lớn khách hàng của mình, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đăng bài trên nhiều nền tảng nhất có thể: Facebook, Zalo, Instagram… Sử dụng quảng cáo trả phí trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội Google, Facebook, Zalo… để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn hoặc quảng cáo, đặt banner trên các trang báo điện tử, báo mạng…

Như vậy qua bài viết này GoSELL đã giới thiệu các cách để bắt đầu kinh doanh giày dép thành công. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích bạn trong việc khởi nghiệp kinh doanh buôn bán giày dép. Chúc bạn kinh doanh thành công và phát đạt.

Bài viết cùng chuyên mục