Trang chủ » Bài học kinh doanh » Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Bài học

Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

20 Tháng Sáu, 2023

Mục tiêu chính của các chiến dịch PR, Marketing là nâng cao giá trị, củng cố niềm tin khách hàng và gia tăng Brand Awareness cho doanh nghiệp. Vậy Brand Awareness là gì? Và làm thế nào để xây dựng độ nhận diện thương hiệu thành công? Cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness (Nhận biết / Nhận thức thương hiệu) là một thuật ngữ chung mô tả mức độ quen thuộc của người tiêu dùng với một thương hiệu hoặc các sản phẩm của thương hiệu đó. Nói một cách đơn giản, nhận thức về thương hiệu là thước đo mức độ đáng nhớ và dễ nhận biết của một thương hiệu đối với đối tượng mục tiêu.

Thiết lập nhận thức về thương hiệu là một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ khiến người tiêu dùng phát triển sở thích theo bản năng đối với thương hiệu và các sản phẩm của thương hiệu đó. 

Gia tăng độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Vì đây là nền tảng tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu và cuối cùng là nâng cao doanh số bán hàng.

Brand Awareness là gì?
Brand Awareness là gì?

Cách phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition 

Khi tìm hiểu về độ nhận biết thương hiệu, bạn có thể sẽ gặp phải một số khái niệm khá tương đồng, đó chính Brand Recognition (Công nhận thương hiệu) và Brand Recall (Gợi nhớ thương hiệu). Các nhà tiếp thị thường sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa chúng.

  • Brand Recognition là nhận diện trực quan của người tiêu dùng mỗi khi nhìn thấy thương hiệu của bạn. Khái niệm này bao gồm tên thương hiệu dễ nhớ, màu sắc, logo và thông điệp của doanh nghiệp.
  • Brand Recall là khả năng người tiêu dùng gợi nhớ ngay lập tức tên thương hiệu khi được nhắc về một sản phẩm / dịch vụ hoặc bất kỳ liên kết nào khác với nó. Ví dụ, khi nhắc đến sản phẩm nước ngọt có ga, người ta thường nghĩ ngay đến Coca Cola hoặc Pepsi.

Tham khảo thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu

Brand Awareness là cơ sở để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu thành công những sản phẩm mới cùng hàng loạt những lợi ích khác như:

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu
Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu

Gia tăng khả năng cạnh tranh

Để lựa chọn giữa các sản phẩm tương tự trên thị trường, người tiêu dùng thường có thói quen nghiên cứu, thu thập thông tin, đọc đánh giá cũng như so sánh chất lượng và giá cả giữa chúng. Tuy nhiên, cuối cùng, họ thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên khả năng chấp nhận và độ tin cậy của thương hiệu. Do đó, gia tăng nhận thức về thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho đối tượng mục tiêu của bạn lựa chọn bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh.

Nâng cao doanh số bán hàng

Trong một cuộc khảo sát, 71% người được phỏng vấn khẳng định rằng họ phải nhận biết một thương hiệu trước khi tiến hành mua hàng. Càng nhiều khách hàng biết đến một thương hiệu, thì thương hiệu này giành được thị phần càng lớn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi 89% nhà tiếp thị nói rằng nhận thức về thương hiệu là mục tiêu hàng đầu của họ và có thể giúp họ tăng trưởng doanh thu lên đến 23%.

Xây dựng mối quan hệ trung thành giữa khách hàng và doanh nghiệp

Nhận thức về thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và khiến họ quay trở lại trong suốt vòng đời mua sắm của họ. Hơn thế nữa, việc gia tăng nhận thức về thương hiệu còn giúp xây dựng mối liên kết tình cảm bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng, kích thích khách hàng mua nhiều lần và sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm từ thương hiệu.

Giới thiệu khách hàng khác mua sắm

Theo nghiên cứu, 94% những khách hàng đang gắn bó trung thành với một thương hiệu, sẽ giới thiệu thương hiệu đó cho bạn bè, đồng nghiệp và gia đình của họ. 84% người tiêu dùng tin rằng những lời giới thiệu từ người quen là nguồn thông tin đáng tin cậy và có giá trị tham khảo nhất. Điều này dẫn đến sự gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả, vì sự giới thiệu từ người quen là cơ sở cho 20 – 50% quyết định mua hàng.

Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành công

Sau khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Brand Awareness, tiếp theo chúng ta sẽ cùng khám phá phương pháp xây dựng nhận thức thương hiệu thành công nhé. 

Tạo dựng cá tính thương hiệu riêng biệt

Một doanh nghiệp nếu muốn tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng thì phải biết tạo dựng cá tính thương hiệu riêng biệt độc đáo cho riêng mình. Trước hết, nó giúp cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, tính cách thương hiệu được hình thành tốt sẽ làm gia tăng mức độ tin tưởng và sự gắn bó của khách hàng.

Thương hiệu của bạn nên sở hữu màu sắc hoặc giọng nói dễ nhận biết cũng như một vài đặc điểm khác biệt chẳng hạn như một thông điệp vui vẻ, sáng tạo đằng sau câu chuyện thương hiệu. Bạn cũng có thể truyền tải tất cả những đặc điểm này trong một biểu tượng của doanh nghiệp, như KFC đã làm với nhân vật ông già cũng là người sáng lập nổi tiếng của họ.

Tạo dựng cá tính thương hiệu riêng biệt
Tạo dựng cá tính thương hiệu riêng biệt

Tập trung vào giá trị và cảm xúc

Người tiêu dùng có thể lý trí, nhưng phần lớn họ lại đưa ra lựa chọn cuối cùng dưới sự chi phối của cảm xúc. Theo thống kê, 89% người mua sắm luôn trung thành với các thương hiệu chia sẻ giá trị và lợi ích thiết thực đến họ. 

Vì thế để nâng cao Brand Awareness, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn thể hiện các giá trị của nó một cách rõ ràng và nhất quán đến khách hàng. Điều đó hoàn toàn có thể được thực hiện dễ dàng khi bạn đưa ra một đề xuất giá trị duy nhất được đối tượng mục tiêu chấp nhận. 

Sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội

Tiếp thị truyền thông xã hội là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất để tăng nhận thức về thương hiệu của bạn. Facebook, Zalo, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác cung cấp khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả với lượng người dùng khổng lồ lên đến 3,8 tỷ người mỗi ngày.

54% người tiêu dùng nghiên cứu sản phẩm thông qua mạng xã hội và hơn một nửa số lượt khám phá thương hiệu trực tuyến xảy ra tại kênh này. Chính vì vậy, bằng cách tìm hiểu xem nền tảng mạng xã hội mà khách hàng sử dụng nhiều nhất, bạn có thể trực tiếp trò chuyện với khách hàng cũng như thấu hiểu nhu cầu của họ về các sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.

Sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội
Sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội

Xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung

Xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung là một là ý tưởng hay để nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn. Bên cạnh những nội dung bằng văn bản như Blogs, bạn có thể tạo Video, đồ họa thông tin, Podcast,… để thu hút khách hàng nhấp vào xem.

Nếu thương hiệu của bạn không cung cấp những nội dung có giá trị đến khách hàng thì có thể bạn đang bỏ lỡ một số cơ hội nâng cao nhận thức về thương hiệu. Xây dựng tiếp thị nội dung mang đến một phương thức tuyệt vời để kết nối chân thực với người dùng và quảng bá thương hiệu cùng lúc.

Tham khảo thêm: Content marketing là gì? Top 10 loại content marketing phổ biến nhất hiện nay

Nâng cao độ nhận thức thương hiệu đa kênh với mô hình OAO GoSELL

Khi chiến dịch nâng cao nhận thức của thương hiệu đã bước vào giai đoạn sẵn sàng, bước tiếp theo bạn cần làm là quảng bá nó. Bạn có thể lựa chọn một số kênh phổ biến để quảng bá chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu cho khách hàng. Trong đó, mô hình kinh doanh OAO GoSELL được xem như giải pháp bán hàng toàn diện, xóa bỏ mọi rào cản giữa khách hàng và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về thương hiệu trên đa kênh và đột phá doanh thu thần tốc với 6 sản phẩm chính sau:

Các giải pháp của GoSELL

Các giải pháp của GoSELL
Các giải pháp của GoSELL
  • GoWEB: Tạo website bán hàng chuẩn thương mại điện tử dành riêng cho thương hiệu chỉ trong 10 phút.
  • GoAPP: Cửa hàng trực tuyến hiển thị trên điện thoại 24/7 trên cả hai nền tảng Android và iOS.
  • GoPOS: Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh toàn diện, mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.
  • GoLEAD: Tạo landing page chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo đa kênh, tăng tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  • GoSOCIAL: Tối ưu bán hàng trên Facebook và Zalo, giúp người bán dễ dàng tương tác và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. 
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo phân nhánh nhiều cuộc gọi cùng lúc, hỗ trợ xây dựng đội ngũ Telesales CSKH, gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng.

Ngoài ra, nền tảng GoSELL còn hỗ trợ hàng loạt những tính năng giúp xây dựng nhân thức về thương hiệu của khách hàng thông qua các chiến dịch Marketing hiệu quả như Blogs, Email Marketing, Khách hàng thân thiết, Tạo mã giảm giá, Flash sale,…Bạn có thể kết hợp với tính năng CRM nhằm phân nhóm và nhắm đối tượng mục tiêu khách hàng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho các chiến dịch trên.

Kết luận

Brand Awareness là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trên thị trường. Nó ảnh hưởng đến mọi bộ phận trong doanh nghiệp của bạn, bao gồm cả việc thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra khách hàng trung thành. Thông qua bài viết trên, GoSELL đã chia sẻ toàn bộ bí quyết để xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách hiệu quả. Chúc bạn may mắn trong quá trình xây dựng độ nhận diện thương hiệu của riêng mình.

Bài viết cùng chuyên mục