Trang chủ » Tin tức » Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không?

Tin tức

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không?

6 Tháng Tám, 2021

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không là câu hỏi của nhiều người kinh doanh. Nhất là khi thị trường trong nước gần bão hòa, và thời đại “thế giới phẳng” giúp người bán hàng có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều thị trường rộng lớn hơn. Tuy nhiên, việc mua bán ngoại thương không đơn giản như khi kinh doanh trong nước.

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Đầu tiên cần phải tìm hiểu về khái niệm xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu hàng hóa trong kinh doanh được hiểu là một giao dịch song phương, một bên đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ quốc gia và bên còn lại nhận hàng từ bên ngoài vào.

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không 1

Giá trị hàng hóa sẽ được quy ra theo đơn vị tiền tệ tương đương và trả cho người bán. Một số trường hợp giao dịch sẽ lấy hàng đổi hàng. Một số khác không nhằm mục đích kinh doanh, không thu tiền tệ, có thể được xếp vào loại hình phi lợi nhuận.

Các đối tượng trong hoạt động xuất khẩu

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hòa không 3

Các đối tượng trong hoạt động xuất khẩu bao gồm:

  • Bên mua: Cá nhân hoặc tổ chức mua hàng từ đơn vị cung cấp ở nước khác.
  • Bên bán: Cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa qua nước khác.
  • Hàng hóa được giao dịch: Chủng loại, số lượng mặt hàng trong lô xuất khẩu.
  • Đơn vị vận chuyển: Đơn vị trung gian vận chuyển đơn hàng từ kho đến tàu/sân bay, đơn vị vận chuyển hàng hóa liên quốc gia như hãng hàng không, hãng tàu…
  • Đơn vị trung gian phụ trách thủ tục xuất khẩu: Đơn vị không tham gia mua hoặc bán hàng hóa, nhưng phụ trách các vấn đề thủ tục từ khi xuất kho đến khi hàng được xuất khẩu thành công.

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không?

Như bên trên đã đề cập, đối tượng xuất khẩu hàng hóa có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nghị định của Chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài cũng có ghi rõ về đối tượng và quyền xuất khẩu.

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không 6

Tại Điều 2 Chương I của Nghị định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.”

Tại Điều 3 Chương II:

“Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

  1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

  1. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.

Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy Luật hiện nay không cấm cá nhân xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, trong điều khoản trên cũng không trực tiếp khẳng định cá nhân có thể xuất khẩu hàng hóa, mà dùng từ thương nhân. Vậy thương nhân là gì?

Xem thêm: Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật

Định nghĩa Thương nhân trong văn bản Luật

Để hiểu rõ hơn về việc này, chúng tôi đã tìm hiểu thêm về định nghĩa “Thương nhân” trong các văn bản Luật khác nhau.

Cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không

Theo Khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997:

“Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”.

Còn đây là Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Như vậy vấn đề đã được làm rõ. Thương nhân bao gồm cả tổ chức và cá nhân, với điều kiện hoạt động kinh doanh thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước.

Đọc thêm: Những rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên lưu ý

Kết luận

Như vậy, với những quy định kể trên, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng cá nhân có thể xuất khẩu hàng hóa. Về các thủ tục xuất khẩu, các cá nhân có thể tham khảo hoặc ủy thác cho đơn vị chuyên trách. Có nhiều doanh nghiệp có đội ngũ chuyên môn cao nhiều kinh nghiệm có thể giúp bạn làm tốt khâu này.

Hy vọng những phân tích trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề liệu cá nhân có được xuất khẩu hàng hóa không. Để biết thêm về các thông tin các liên quan đến thủ tục xuất khẩu, quy trình làm việc với hải quan, hoặc các vấn đề kinh doanh khác, hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục