Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo hiệu quả

Kiến thức

Các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo hiệu quả

11 Tháng Ba, 2023

Theo số liệu năm 2017: có đến 83% người dùng smartphone cài đặt Zalo trên thiết bị di động và số người dùng đạt hơn 70 triệu người. Con số trên đã cho thấy Zalo đích thị là “mảnh đất màu mỡ” mà các chủ shop không nên bỏ qua. Tính đến hiện tại, xu hướng kinh doanh qua Zalo đã được rất nhiều chủ shop bắt nhịp nhanh chóng. Nếu bạn là người mới khởi nghiệp hoặc đã kinh doanh và muốn thử sức bán hàng trên nền tảng này, hãy cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh ngay bên dưới.

Các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo hiệu quả

Vì sao Zalo được xem là kênh bán hàng đầy tiềm năng?

Zalo là ứng dụng được người Việt dùng nhiều nhất hiện nay và xuất hiện trên hầu hết các thiết bị di động. Khách hàng trên Zalo chủ yếu là khách hàng thật, bởi khi sử dụng Zalo mỗi người dùng đều phải đăng ký tài khoản bằng số điện thoại.

Zalo được xem là kênh bán hàng đầy tiềm năng
Zalo được xem là kênh bán hàng đầy tiềm năng

Bạn có thể tiếp cận và chăm sóc khách hàng trực tiếp nhờ có hệ thống Zalo Shop, cho phép tạo ra một cửa hàng ngay trên ứng dụng với giao diện và các tính năng tối ưu. Đồng thời hỗ trợ cho việc bán hàng trên di động thêm thuận tiện. 

Bạn có thể tương tác 1:1 với khách hàng ngay từ khi khách bắt đầu quan tâm đến sản phẩm. Zalo còn cung cấp tính năng gửi tin nhắn BroadCast, cho phép bạn gửi tin nhắn với nội dung tin tức khuyến mãi, cập nhật sản phẩm mới miễn phí. 

Điểm cộng lớn của Zalo là chính sách hỗ trợ, ứng dụng ưu tiên chăm sóc người dùng, người bán trong nước với chính sách chu đáo và có cả học viện riêng dành cho người dùng.

Để hiểu hơn về Zalo, bạn có thể xem thêm: Các hình thức quảng cáo trên Zalo không phải ai cũng biết.

Các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo đơn giản

Lựa chọn Zalo làm kênh bán hàng online cũng là một trong những lựa chọn thú vị. Cùng xem các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo ngay sau đây nhé!

Các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo đơn giản
Các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo đơn giản

Bước 1: Xác định cách thức bán hàng trên Zalo

Zalo hiện tại gồm 2 hình thức bán hàng: bán hàng trên trang cá nhân và bán hàng trên trang Zalo OA (hay còn gọi là Zalo Page hoặc Zalo Official Account). Ưu và nhược điểm của hai hình thức bán hàng này:

Bán hàng trên trang cá nhân

  • Ưu điểm: không bị tính phí bán hàng và tài khoản có thông tin cá nhân gần gũi với khách hàng.
  • Nhược điểm: số lượng người tiếp cận được hạn chế do Zalo có giới hạn số bạn bè mà bạn kết nối trong một lần và không có các tính năng gửi tin nhắn Broadcast.

Bán hàng trên Zalo OA

  • Ưu điểm: tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng lớn thông qua quảng cáo, giao diện được tối ưu như một website chuẩn TMĐT và cho phép bạn cài đặt thêm quản trị viên để quản lý tài khoản.
  • Nhược điểm: không tối ưu để bán một số sản phẩm và khó để tiếp cận khách hàng mới trong khoảng thời gian mới thành lập page.

Đâu là hình thức nên sử dụng

Vậy nên hình thức giúp bạn kinh doanh trên Zalo hiệu quả nhất vẫn là Zalo OA. Bạn có thể dùng Zalo cá nhân chia sẻ về Zalo OA để tăng tương tác cho các bài viết hoặc tạo các group chat giới thiệu sản phẩm. Trong đó Zalo OA gồm có 3 loại tài khoản:

  • Nội dung: chuyên dành cho cơ quan báo chí và nghệ sĩ.
  • Doanh nghiệp: chuyên dành cho các thương hiệu, doanh nghiệp, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
  • Cơ quan nhà nước: chuyên dành cho cơ quan, tổ chức và dịch vụ hành chính công.

Khi đăng ký bán hàng trên Zalo OA, tất nhiên bạn sẽ chọn loại tài khoản doanh nghiệp và khi đăng ký sẽ không mất phí.

Ngoài ra, để lựa chọn hình thức kinh doanh chính xác, bạn cần tìm hiểu và xem danh mục các sản phẩm bị cấm bán và hạn chế trên Zalo. Sau đó xem xét lại sản phẩm bạn kinh doanh có phù hợp với quy định bán hàng trên Zalo hay không.

Bước 2: Lên kế hoạch đăng bán sản phẩm

Sau khi đã chọn xong hình thức bán hàng trên Zalo, tiếp theo là phần cập nhật các thông tin sản phẩm để tiếp cận khách hàng. Có 2 trường hợp:

  • Nếu bạn sử dụng Zalo cá nhân, bạn nên đăng bài vào những giờ phù hợp với giờ khách hàng online để thu hút sự chú ý của họ.
  • Nếu bạn sử dụng Zalo OA, bạn có thể cập nhật tất cả sản phẩm lên trang như một shop bán hàng trên sàn thương mại điện tử, đăng càng sớm thì càng tốt.

Bước 3: Quảng bá để công việc kinh doanh đạt hiệu quả

Bên cạnh việc tập trung vào các khách hàng trên Zalo, bạn cũng có thể quảng bá kênh bán hàng Zalo của mình trên các trang mạng xã hội hoặc trong các nhóm chat để có thêm lượng khách tiếp cận mới. Đặc biệt là khi sử dụng Zalo OA, bạn càng không nên bỏ qua việc quảng cáo này.

Zalo còn tích hợp tính năng “tìm quanh đây” giúp bạn tiếp cận các khách hàng ở khoảng cách gần với chi phí 0 đồng. Bạn có thể chọn đối tượng, khu vực địa lý và giới tính để việc khoanh vùng được tốt nhất khi tiếp thị tràn lan.

Zalo cũng có tính năng quét mã QR, bạn cũng có thể in mã QR của cửa hàng trên Zalo vào bao bì đóng gói sản phẩm. Đây cũng là một cách làm tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng nhờ việc thanh toán nhanh chóng, tiện ích.

Bước 4: Tối ưu bán hàng trên Zalo

Khi đã có những khách hàng đầu tiên đặt mua sản phẩm, bạn cần tập trung xây dựng quy trình bán và xử lý đơn hàng trên Zalo một cách tối ưu nhất. Tránh việc xử lý đơn hàng chậm, điều này sẽ khiến khách hàng có một trải nghiệm mua sắm không tốt, ảnh hưởng đến tỷ lệ khách quay lại cửa hàng vào lần sau.

Bạn cũng có thể dùng kênh bán hàng Zalo để kéo khách hàng về website của bạn, việc này sẽ giúp hình ảnh của thương hiệu được xây dựng bền vững hơn là chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả bán hàng trên Zalo

Khi việc bán hàng đã dần đi vào ổn định, bạn cần đánh giá lại hiệu quả bán hàng trên Zalo để tối ưu cách làm và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn – đồng đều hơn nếu bạn đang kinh doanh trên các kênh bán hàng khác (nếu có).

Sau các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo, xem thêm hướng dẫn bán hàng trên Zalo hiệu quả, thu về trăm đơn mỗi ngày.

Đối với những người bán hàng không chỉ lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo OA mà còn trên nhiều kênh khác (chẳng hạn như website, app bán hàng, Shopee, Lazada,…), thì bạn cần sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có các tính năng:

  • Phần mềm có thể kết nối được với Zalo OA. 
  • Đồng bộ sản phẩm từ các kênh bán hàng đăng lên Zalo OA.
  • Đồng bộ đơn hàng từ Zalo OA và các kênh bán hàng khác về một nền tảng quản lý duy nhất. 

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL thừa sức giúp bạn tối ưu các nhu cầu trên.

Thực hiện các bước kế hoạch kinh doanh trên Zalo thành công với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL

GoSOCIAL giúp bạn nhận và gửi tin nhắn đến khách hàng từ tài khoản Zalo OA, website hay app bán hàng và quản lý chúng trên một giao diện duy nhất. Khi kết nối tài khoản Zalo OA với GoSOCIAL:

Kết nối tài khoản Zalo OA với GoCHAT
Kết nối tài khoản Zalo OA với GoCHAT

– Bạn có thể quản lý tập trung tất cả tin nhắn trò chuyện với khách hàng trên Zalo OA dễ dàng. Đồng thời linh hoạt phản hồi nhanh, lên kế hoạch chăm sóc lại đối với khách hàng cũ và thực hiện các chiến dịch remarketing phù hợp.

– Có thể đồng bộ và kết nối với tin nhắn khách hàng trên Zalo để quản lý mọi tin nhắn của khách hàng trong giao diện GoSELL. Thêm chức năng trò chuyện, nhắn tin với khách hàng bên trong phần mềm quản lý bán hàng GoSELL khi khách hàng liên hệ trực tiếp qua: Zalo Page, website và app bán hàng.

– GoSOCIAL sẽ giúp bạn lưu lại hết tất cả các nội dung bạn trò chuyện và thông tin những khách hàng liên hệ.

– Cho phép hiển thị Zalo Chat trực tiếp trên website và app bán hàng của bạn. Có thể click vào liên hệ trực tuyến và để lại tin nhắn thông qua kênh Zalo.

– Trong quá trình nhắn tin giải đáp thắc mắc, bạn có thể lưu trữ thông tin khách hàng, phân nhóm (segment) khách hàng chi tiết theo sở thích và nhu cầu khách hàng trên Zalo OA. 

– Cho phép bạn ghim lại những data trùng lặp để dễ quản lý danh sách các khách hàng hiện tại, trong trường hợp khách hàng liên hệ trên Zalo OA là một trong những khách hàng đã từng mua trên website, app, Shopee, Lazada, GoMUA.

Ngoài ra, GoSELL cung cấp giải pháp mở rộng bán hàng đa kênh 

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL giúp bạn mở rộng kênh bán hàng dễ dàng
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL giúp bạn mở rộng kênh bán hàng dễ dàng

– GoWEB: xây dựng website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chỉ trong 10 phút và tạm biệt chi phí lập trình đắt đỏ.

– GoAPP: tạo ứng dụng bán hàng chuẩn thương mại điện tử với thương hiệu của bạn, mang khách hàng trở lại và mua hàng nhiều hàng hơn.

– GoPOS: phần mềm quản lý hoạt động bán hàng đa kênh và tiện ích, quản lý hoạt động kinh doanh có tích hợp với máy in hóa đơn và cổng thanh toán.

– GoLEAD: tạo landing page thu thập và quản lý thông tin khách hàng giúp gia tăng cơ hội chốt sales.

– GoCALL: xây dựng đội ngũ telesales chuyên nghiệp và mạnh mẽ, giúp gia tăng doanh thu vượt bậc từ các cuộc gọi bán hàng và tiết kiệm chi phí cho cước điện thoại.

Kết luận

Trên đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh trên Zalo và giải pháp giúp bạn tự tin triển khai bán hàng trên nền tảng này. Hy vọng các thông tin sẽ hữu ích với bạn, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào – bạn hoàn toàn có thể liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. 

Nhanh tay gọi ngay đến hotline của GoSELL: (028) 7303 0800 hoặc để lại thông tin tư vấn tại địa chỉ email: hotro@gosell.vn.

 

Bài viết cùng chuyên mục