Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh

Kiến thức

Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh

18 Tháng Bảy, 2023

SWOT là một mô hình phân tích các yếu tố trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này có thể nói là đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích và được ứng dụng phổ biến trong kinh doanh. Đây có thể xem là bước tiền đề cho chiến dịch 4P Marketing của doanh nghiệp. Vậy mô hình SWOT là gì và đâu là các bước hiệu quả để xây dựng mô hình SWOT dành cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mô hình SWOT là gì?

Mô hình phân tích SWOT (SWOT analysis) là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc một dự án. Là viết tắt của 4 từ trong tiếng anh là Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats, mô hình SWOT sẽ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố cơ bản bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của dự án nhằm mục đích:

  • Nâng cao những điểm mạnh
  • Cải thiện những điểm yếu
  • Hạn chế những nguy cơ phải đối mặt
  • Tận dụng tốt những cơ hội có được
Mô hình SWOT là gì?
Mô hình SWOT là gì?

Cụ thể hơn, mô hình SWOT giúp bạn xác định các yếu tố bên trong bao gồm điểm mạnh và điểm yếu cũng như các yếu tố bên ngoài như cơ hội và nguy cơ phải đối mặt. Mô hình này giúp doanh nghiệp đánh giá một cách tổng quan những thứ có thể tác động hiệu quả của doanh nghiệp phát triển trong tương lai nhằm xây dựng kế hoạch chiến lược và quản lý công việc kinh doanh một cách phù hợp, chính xác nhất.

Mô hình SWOT sắp xếp những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chiến lược kinh doanh theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Thông thường, mô hình này sẽ được hiển thị theo mô hình sau:

Ví dụ về mô hình SWOT

Sau đây là ví dụ về chiến lược kinh doanh của Nike:

StrengthsWeaknesses
Nike là một công ty lớn tạo được thương hiệu toàn cầu.

Nike không bao gồm xưởng sản xuất, không bị ràng buộc bởi công nhân và nhà xưởng. Mô hình công ty trở nên tinh gọn hơn.

Với Nike có một nền tảng tài chính tương đối vững chắc.

Nike có đội ngũ nghiên cứu sáng tạo để sản xuất những sản phẩm.

Nike không thường xuyên đưa ra các sản phẩm mới để phù hợp với xu hướng.

Nguồn thu chủ yếu từ sản phẩm giày, dễ gặp vấn đề nếu thị trường không ổn định.

Thị trường bán lẻ rất nhạy với giá cả. Nike có nhà bán lẻ riêng nhưng doanh thu lại chủ yếu đến từ việc bán sỉ đại lý. 

OpportunitiesThreats
Sản phẩm mang khuynh hướng hiện đại mà còn mang tính thời trang.

Nhận được sự quan tâm của giới trẻ. Luôn theo sát các sản phẩm mới được ra mắt, tăng doanh thu đáng kể.

Có tiềm năng phát triển tiếp những sản phẩm khác ngoài giày như quần áo thể thao, dụng cụ,…

Có thể tiếp tục phát triển, tiếp cận các thị trường mới.  

Thương hiệu hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên chi phí và lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng.

Thị trường kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt với nhiều thương hiệu lớn khác.

Phụ thuộc vào thị trường, các xu hướng, giá cả.

Từ mô hình SWOT của Nike, bất cứ ai cũng có cái nhìn cụ thể để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Đó chính là mục đích chính SWOT mang đến cho doanh nghiệp. 

Các bước xây dựng mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Tạo ma trận SWOT

Mô hình SWOT phổ biến sẽ được trình bày dưới dạng một ma trận 2×2 bao gồm 2 hàng, 2 cột để có thể chia làm 4 phần như ví dụ ở trên. Mỗi phần tương ứng với các yếu tố Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats). Hiển thị mô hình SWOT theo cấu trúc này sẽ giúp việc trình bày thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Liệt kê các điểm mạnh của chiến lược kinh doanh

Điểm mạnh của một chiến lược kinh doanh chính là lợi thế của riêng doanh nghiệp, thương hiệu hay dự án. Điểm mạnh ở đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi đặt cạnh để so sánh với đối thủ cạnh tranh.

Liệt kê các điểm mạnh của chiến lược kinh doanh
Liệt kê các điểm mạnh của chiến lược kinh doanh

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để xác định được những điểm mạnh của mình, hãy viết ra danh sách các thuộc tính của doanh nghiệp. Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi để giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh của mình:

Tài chính

Nguồn tăng trưởng tài chính vững mạnh của doanh nghiệp là gì? Quy mô, nguồn vốn doanh nghiệp trong tình trạng thế nào? 

Khách hàng

Sự tăng trưởng khách hàng đến từ đâu? Đó là do dịch vụ chăm  sóc khách hàng tốt hay giá cả thấp? Tại sao khách hàng chọn công ty/doanh nghiệp của bạn hơn đối thủ cạnh tranh khác?

Sản phẩm

Với sản phẩm/dịch vụ có những ưu điểm khác biệt và vượt trội thế nào? Sản phẩm của bằng sáng chế hay không?

Nhân lực

Cách thức tổ chức hoạt động tại doanh nghiệp như thế nào? Tỷ lệ giữ chân nhân viên có cao không? Những bộ phận nào hoạt động tốt?

Để có một kết quá chính xác nhất, bạn cần thực tế với những đặc điểm doanh nghiệp của mình. Nên nhớ, nếu một điểm mạnh nào đó mà cả doanh nghiệp của bạn lẫn đối thủ đều có thì đó sẽ không phải là một ưu điểm thật sự.

Liệt kê các điểm yếu còn tồn đọng

Điểm yếu là các yếu tố làm giảm giá trị của doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp vào thế bất lợi hơn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định điểm yếu của mình bao gồm:

Khách hàng

Những điểm nào mà doanh nghiệp của bạn cần cải thiện? Khách hàng chưa hài lòng về điều gì về điều gì với doanh nghiệp của bạn? Tại sao khách hàng hủy đơn hoặc không hoàn thành giao dịch? 

Tổ chức hoạt động

Quy trình chăm sóc khách hàng đã được hoàn thiện, phát huy tối ưu hay chưa? Doanh nghiệp đã có thể giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho khách hàng? 

Nhân viên

Có phải việc đào tạo nhân viên không được đánh giá, quy trình tổ chức nhân viên ? Các cuộc khảo sát nhân viên có cho thấy mức độ tương tác thấp không?

Đối thủ

Đối thủ đang vượt lên trên bạn ở những yếu tố nào? Lý do gì khiến doanh nghiệp của bạn bị đánh giá thấp hơn trên thị trường?

Doanh nghiệp nên thành thật liệt kê những điểm yếu của mình để có thể lập kế hoạch chi tiết khắc phục các điểm yếu nêu trên. Việc che đậy những điểm yếu còn tồn đọng sẽ làm cho mô hình SWOT không đạt được kết quả tốt nhất. 

Xem thêm: Phải làm gì khi đối thủ cạnh tranh giảm giá

Xác định các cơ hội

Yếu tố quan trọng thứ 3 trong mô hình SWOT là cơ hội dành cho doanh nghiệp. Cơ hội phát triển doanh nghiệp là những nhân tố tác động bên ngoài mang tính tích cực. Nắm bắt được cơ hội là cách giúp doanh nghiệp phát huy tối đa những điều kiện của mình, hướng đến các thành công trong quá trình kinh doanh. 

Xác định các cơ hội
Xác định các cơ hội

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng các cơ hội đến từ:

Tài chính

Đâu là các cơ hội để cải thiện doanh thu, lợi nhuận? Bạn có thể áp dụng công nghệ, trang thiết bị tiên tiến để vừa giảm chi phí vận hành vừa đem lại hiệu quả kinh doanh.

Thị trường

Đâu là những xu hướng đang nổi trên thị trường mà bạn có thể “bắt trend” để kinh doanh tốt hơn? Những sự kiện hấp dẫn nào mà bạn có thể tận dụng để tiếp cận khách hàng, bán hàng nhiều hơn?

Khách hàng

Doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện trải nghiệm khách hàng? Tổ chức hoạt động: Những quy trình nào sẽ thúc đẩy phát triển trong tương lai nếu doanh nghiệp có thể cải thiện chúng? 

Nhân viên

Doanh nghiệp nên làm gì để cải thiện và nâng cao chất lượng nhân viên? Có thể thực hiện một vài chỉnh sửa để cải thiện văn hóa và do đó giữ chân nhân viên hay không?

Luật pháp

Có những thay đổi sắp tới đối với các quy định có thể tác động tích cực đến công ty của bạn không?

Có rất nhiều cơ hội đến với doanh nghiệp nếu bạn biết cái tìm ra nó từ những yếu tố xung quanh quá trình kinh doanh. Việc chỉ ra và nắm bắt được những cơ hội sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: Cách phân tích để xác định cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định các mối đe dọa

Doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức trong suốt quá trình kinh doanh. Những thách thức này sẽ bao gồm 2 loại là thách thức được dự báo trước và thách thức phát sinh, bất ngờ. Để hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra, doanh nghiệp nên dự đoán những mối đọa có thể đến trong kế hoạch kinh doanh của mình.

Với việc dự đoán được các đe dọa có thể đến, doanh nghiệp có thể đề ra phương án giải quyết phù hợp, né tránh hoặc vượt qua các thách thức. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên có các chiến lược về dự phòng rủi ro; nhằm chuẩn bị cho các thách thức phát sinh trong quá trình triển khai, vận hành. Những câu hỏi liên quan đến các đe dọa, thách thức trong mô hình SWOT bao gồm:

Tài chính

Những mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính? Có thể là các sản phẩm cạnh tranh có chi phí thấp,…

Khách hàng

Mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là gì? Số lượng khách hàng có xu hướng giảm không? Hành vi của người tiêu dùng có đang thay đổi theo hướng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của bạn hay không?

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể tham gia vào thị trường của bạn không? Đối thủ cạnh tranh đã tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn như thế nào?

Thị trường

Sự thay đổi xu hướng thị trường có thể ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh hay không? Đối với sự phát triển trong tương lai của công nghệ có thể thay đổi hướng đi kinh doanh của bạn hay không?

Sự phát triển ngày càng nhanh chóng của thị trường chính là một trong những thách thức dành cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Không bắt kịp với các giải pháp hỗ trợ hiện đại sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay, ngày càng có nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả được phát triển để hỗ trợ quá trình kinh doanh, bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL sẽ là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về giải pháp GoSELL ngay sau đây.

Tối ưu mô hình kinh doanh đa kênh của doanh nghiệp với giải pháp quản lý bán hàng GoSELL

Trong giai đoạn mà xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh được đặt trọng tâm hàng đầu, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình bán hàng, quản lý bán hàng là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm.

Hiểu được điều đó, GoSELL – phần mềm quản lý bán hàng với các tính năng toàn diện đang ngày càng phát triển và hỗ trợ nhiều hơn các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng đa kênh OAO (Online And Offline), GoSELL với các giải pháp toàn diện chắc chắn là người bạn đồng hành không thể thiếu cho doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào.

Các giải pháp tối ưu GoSELL cung cấp 

Cụ thể, các giải pháp mà GoSELL đang cung cấp hiện nay bao gồm:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.

Kinh doanh đa kênh toàn diện cùng GoSELL 

Kinh doanh đa kênh toàn diện cùng GoSELL 
Kinh doanh đa kênh toàn diện cùng GoSELL

Với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, doanh nghiệp của bạn đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh lớn hơn với các đối thủ thông qua quy trình đồng bộ quản lý bán hàng ở nhiều kênh khác nhau. Hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp quản lý bán hàng chính xác ở cửa hàng vật lý, website, app bán hàng, các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, GoMUA, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo trên cùng 1 trang quản trị duy nhất.

Không dừng lại ở các tính năng quản lý cơ bản của một phần mềm quản lý bán hàng, GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp các tính năng hỗ trợ marketing vô cùng hiệu quả. Có thể kể một số tính năng như: Tạo Landing Page, Email Marketing, Tạo mã giảm giá, Thông báo đẩy, Flash Sale và còn hơn thế nữa. Đây chắc chắn sẽ là các công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn, bán hàng đa kênh tốt hơn trong thời đại chuyển đổi số.

Kết luận

Với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, gia tăng hiệu quả kinh doanh, bán hàng đa kênh, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa để hỗ trợ cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu những sản phẩm, tính năng chi tiết của GoSELL ngay!

Bài viết cùng chuyên mục