Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » CAC là gì? Cách cải thiện chỉ số CAC giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Kiến thức

CAC là gì? Cách cải thiện chỉ số CAC giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

3 Tháng Ba, 2023

Chi phí chuyển đổi khách hàng – CAC – là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả các chiến lược tiếp thị cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với CAC, doanh nghiệp có thể tính toán được chính xác các chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy CAC là gì và làm thế nào để tính chỉ số CAC? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

CAC là gì? Cách cải thiện chỉ số CAC giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

CAC là gì? 

CAC (Customer acquisition cost) hay chi phí chuyển đổi khách hàng là chi phí thuyết phục một khách hàng mới mua sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Nói cách khác, CAC đề cập đến các nguồn lực và chi phí phát sinh để có thêm một khách hàng. Đây là một trong những chỉ số kinh doanh quan trọng và thường liên quan đến giá trị lâu dài của khách hàng (CLV hoặc LTV), đóng vai trò như thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

CAC bao gồm cả tổng chi phí bán hàng và tiếp thị như:

  • Công nghệ phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng.
  • Thiết bị sử dụng trong bán hàng như máy tính, điện thoại, máy in,…
  • Lương của nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị.
  • Chi phí tư vấn, sử dụng các kênh tiếp thị, quảng cáo.
  • Chi phí cho các hoạt động PR trực tuyến, ngoài trời, tổ chức sự kiện,…
  • Giảm giá khuyến mãi, chiết khấu bán hàng.
CAC là gì? 
CAC là gì?

Việc hiểu rõ CAC là gì sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra đánh giá chính xác về số tiền mà họ đã chi tiêu để sở hữu được từng đối tượng khách hàng mới. Nhờ đó, mà doanh nghiệp có thể vừa mở rộng tệp khách hàng của mình, vừa gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả.

Tầm quan trọng của CAC trong kinh doanh

Doanh thu và lợi nhuận từ khách hàng là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, thông qua CAC hay chi phí chuyển đổi khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá lợi nhuận và hiệu quả của các khoản đầu tư vì nó so sánh số tiền họ bỏ ra để thu hút khách hàng với số lượng khách hàng mà họ thực sự thu được.

Tối ưu hoá thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn chính là thời gian cần thiết để thu hồi được các khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được khách hàng. Trên thực tế, doanh nghiệp bắt buộc phải thu hồi được khoản tiền đã bỏ ra này thì mới có thể bắt đầu được một vòng lặp mới và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Tính toán CAC giúp doanh nghiệp có thể xác định được cần thu hút được bao nhiêu khách hàng và bao nhiêu doanh thu từ họ để có thể hòa vốn và thu về lợi nhuận.

Tối ưu việc ra quyết định

Một số doanh nghiệp đánh giá chỉ số CAC dựa trên hiệu quả của các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Điều này có nghĩa là dựa trên chi phí cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo hoặc chi phí để thu về một khách hàng mà doanh nghiệp có thể đánh giá được quảng cáo đó có hiệu quả hay không, đồng thời đưa ra đề xuất tối ưu hoặc tiếp tục duy trì chiến dịch tiếp thị này.

Phương pháp tính chỉ số CAC

Sau khi đã biết được CAC là gì, tiếp theo đây hãy cùng GoSELL tìm hiểu công thức tính toán chỉ số kinh doanh này nhé. 

CAC = Tổng chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị / Số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp có được

Lưu ý: Các giá trị được áp dụng để tính toán CAC cần phải được sử dụng trong cùng một khoảng thời gian diễn ra báo cáo. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp có tổng chi phí bán hàng và tiếp thị trong tháng 1 là 200 triệu đồng. Trong tháng đó, doanh nghiệp kiếm thêm được 1000 khách hàng mới. Do đó, chỉ số CAC sẽ bằng 200.000 đồng (200 triệu đồng / 1000 khách hàng)..

Nếu bạn không xác định được chi phí bán hàng và tiếp thị là bao nhiêu thì hãy cùng tham khảo các chi phí sau đây:

Chi phí quảng cáo

Đây là số tiền mà doanh nghiệp cần bỏ ra để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng. Đó có thể là các hoạt động quảng cáo, tiếp thị trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads,… hay tiếp thị truyền thống thông qua báo đài, sự kiện. Dĩ nhiên, bạn cần phải tính toán hợp lý và xem xét xem liệu với chi phí Marketing đó mình có thể mang về bao nhiêu khách hàng cho doanh nghiệp. 

Chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo

Tham khảo thêm: Google Ads là gì? Những lý do nên thực hiện quảng cáo Google Ads

Chi phí content

Với chi phí content đề cập đến các khoản chi phí cho việc sáng tạo nội dung như hình ảnh, video, nội dung bài viết,… để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của đội ngũ bán hàng. Đội ngũ sáng tạo nội dung có thể trong nội bộ doanh nghiệp hoặc thuê ngoài nhưng đều phải được tính vào trong khoản chi phí này.

Chi phí công nghệ, kỹ thuật

Chi phí phí công nghệ, kỹ thuật để cập đến các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả khi phải sử dụng những thiết bị, phần mềm trong hoạt động bán hàng và tiếp thị. Chẳng hạn như phần mềm hỗ trợ bán hàng, máy tính tiền, máy POS,…

Chi phí tồn kho

Dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì chi phí tồn kho luôn là một trong những vấn đề đáng để quan tâm. Nó đề cập đến các khoản chi phí rủi ro như hư hao, hỏng hóc hay bảo trì trang thiết bị hoặc chi phí tồn hàng do không bán hết,… 

Tiền lương nhân viên

Tiền lương nhân viên thường chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Bạn cần bao nhiêu nhân sự để phục vụ bao nhiêu khách hàng? – Đây có thể là câu hỏi khá đau đầu cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể cắt giảm khoản chi phí này với những công cụ bổ trợ như: 

  • Hệ thống chăm sóc khách hàng một cách tự động.
  • Hệ thống hỏi đáp FAQ trên trang hỗ trợ để trả lời những vấn đề cơ bản nhất.
  • Chatbot – công cụ tương tác khách hàng tự động. 
  • Email chăm sóc khách hàng, hệ thống đào tạo, video hướng dẫn hay các công cụ online.
Tiền lương nhân viên
Chi phí lương nhân viên

Hướng dẫn cải thiện chỉ số CAC

Thông qua việc tìm hiểu CAC là gì, chắc hẳn các bạn đã có một số ý tưởng để tối ưu hóa chỉ số này rồi đúng không nào. Còn nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào thì có thể tham khảo một số ý dưới đây nhé.

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi CRO

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi CRO là một cách để tăng tỷ lệ khách truy cập vào trang web chuyển đổi thành khách hàng. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh online thì việc tối ưu hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website và gia tăng tỷ lệ mua hàng.

Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần tối ưu hóa quy trình thanh toán và vận chuyển để đảm bảo khách hàng cảm thấy thuận tiện và đơn giản nhất, hạn chế tình trạng hủy đơn do khách hàng không còn nhu cầu hoặc chờ đợi quá lâu. 

Nâng cao giá trị khách hàng

Bằng cách thu thập phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp có thể biết được chính xác điều gì khách hàng đang hài lòng và không hài lòng ở thương hiệu của mình. Từ đó, phát huy tối đa những ưu điểm đang có cũng như cải thiện những nhược điểm trong sản phẩm / dịch vụ và quy trình bán hàng, tiếp thị của doanh nghiệp. 

Quan tâm đến các chương trình khách hàng thân thiết

Theo nghiên cứu, 85% lợi nhuận của các doanh nghiệp thường đến từ những khách hàng thân thiết của mình. Do đó, việc xây dựng các chương trình tiếp thị dành riêng cho khách hàng thân thiết là cần thiết để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với họ trong suốt vòng đời mua sắm. 

Tham khảo thêm: Các ý tưởng cho chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng thân thiết

Tối ưu hóa chỉ số CAC với sự hỗ trợ của nền tảng bán hàng toàn diện GoSELL

Ngày nay, các doanh nghiệp thường ứng dụng công nghệ phần mềm để tối ưu hóa chi phí bán hàng và tiếp thị của mình thông qua việc xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp, tận dụng triệt để các công cụ Marketing online để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất, từ đó cải thiện chỉ số CAC. Trong đó, GoSELL được xem là một trong những giải pháp nổi bật nhất hiện nay. 

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả, GoSELL cung cấp 6 sản phẩm ưu việt sau:

Tối ưu hóa chỉ số CAC với sự hỗ trợ của nền tảng bán hàng toàn diện GoSELL
Tối ưu hóa chỉ số CAC với sự hỗ trợ của nền tảng bán hàng toàn diện GoSELL

Các sản phẩm chính

  • GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử, phù hợp với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao doanh thu và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trên online với nền tảng hơn 100 tính năng được tích hợp sẵn.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS. Cho phép người bán đồng hành cùng khách hàng mọi lúc mọi nơi, dễ dàng chăm sóc, giữ chân khách hàng cũng như xây dựng thương hiệu hiệu quả.
  • GoPOS: Quản lý cửa hàng truyền thống hiện đại và chuyên nghiệp, xây dựng quy trình lên đơn hàng, quản lý sản phẩm và hàng tồn kho, nhập hàng dễ dàng trên một giao diện màn hình. Kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy POS quét mã vạch cầm tay, đầu đọc thẻ, máy in giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy. 
  • GoLEAD: Tạo landing page với kho giao diện đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề. Hỗ trợ tối ưu hóa các chiến lược quảng cáo đa kênh, tăng tỷ lệ thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.
  • GoSOCIAL: Khả năng kết nối lên đến 5 Fanpage Facebook và 1 Zalo OA về một trang quản trị duy nhất, bạn có thể nhắn tin và lên đơn trực tiếp cho khách hàng ngay trên khung chat. 
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo có thể phân nhánh cuộc gọi, ghi âm và kiểm soát chất lượng cuộc gọi dễ dàng. Từ đó, xây dựng đội ngũ Telesales CSKH chuyên nghiệp, tăng khả năng chốt đơn và nâng cao doanh thu.

Một số tính năng nổi bật

Đồng bộ bán hàng đa kênh là một trong những tính năng nổi bật nhất của nền tảng GoSELL. Tất cả sản phẩm, dịch vụ, kho hàng, đơn hàng trên bất kỳ kênh nào (cửa hàng, website, app bán hàng, Shopee, Lazada, GoMUA,…) hay chi nhánh nào, đều hoàn toàn có thể quản lý trên một trang quản trị duy nhất. Không dừng lại ở đó, GoSELL mang đến cho bạn một quy trình quản lý hoàn thiện và nhất quán từ nhà cung cấp, đại lý, công nợ, sổ quỹ,.., là công cụ hỗ trợ các hoạt động kế toán vô cùng hiệu quả. 

Với tính năng Quản lý nhân viên đến từ GoSELL, bạn có thể kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh, đồng thời, theo dõi hoạt động của nhân viên, quản lý thời gian và năng suất làm việc của họ. 

Khách hàng là những người quyết định thương hiệu của bạn có thành công hay không trên thị trường. Do đó, quản lý khách hàng luôn được các doanh nghiệp vô cùng chú trọng, trong đó có cả GoSELL. Khi phát triển tính năng CRM, dễ dàng lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ đa kênh, phân nhóm khách hàng để phục vụ cho các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.

Để thu hút được càng nhiều khách hàng tiềm năng và nâng cao khả năng nhận dạng thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh, GoSELL đã phát triển hàng loạt những tính năng hỗ trợ Marketing như Flash sale, Tạo mã giảm giá, Khách hàng thân thiết, Tạo landing page, Email marketing, Google Analytics, Facebook Pixel… 

Một số tính năng nổi bật của GoSELL
Một số tính năng nổi bật của GoSELL

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ mà GoSELL muốn gửi đến bạn đọc về CAC là gì và làm thế nào để cải thiện chỉ số CAC giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu bạn cảm thấy bài viết trên hay và bổ ích thì đừng ngần ngại chia sẻ với những người xung quanh nhé. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Bài viết cùng chuyên mục