Trang chủ » Bài học kinh doanh » Các loại hình khách sạn phổ biến, đầu tư sinh lời cao

Bài học

Các loại hình khách sạn phổ biến, đầu tư sinh lời cao

7 Tháng Sáu, 2022

Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực kinh doanh giàu tiềm năng bởi nhu cầu lưu trú hiện nay đang tăng cao. Các chủ đầu từ có thể tham khảo các loại hình khách sạn sau đây để quyết định chọn mô hình phù hợp, mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Các loại hình khách sạn

Khái niệm về khách sạn

Trong những năm trở lại đây, mô hình kinh doanh khách sạn trở nên phổ biến. Hiểu đơn giản, khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú với đầy đủ tiện nghi, đáp ứng các yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí… của khách hàng trong quá trình lưu trú tại đây.

Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú với các dịch vụ tương ứng
Khách sạn ra đời đáp ứng nhu cầu lưu trú và nghỉ dưỡng của đông đảo khách hàng

Khách sạn vẫn được coi là một loại hình doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sở dĩ mô hình kinh doanh này phát triển bởi nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng, du lịch… ngày càng tăng. Nhiều người có thói quen di chuyển, thăm thú nhiều khắp các tỉnh, thành phố. Lúc này, việc tìm một nơi lưu trú là điều cần thiết.

Xem thêm: Đặc điểm kinh doanh khách sạn người đầu tư cần biết.

Các loại hình khách sạn trên thế giới phổ biến hiện nay

Có nhiều tiêu chí để phân loại phòng khách sạn như: Phân loại theo tiêu chuẩn “sao”, phân loại theo quy mô phòng, phân loại dựa trên các loại hình dịch vụ trong khách sạn…

Phân loại theo tiêu chuẩn “sao”

“Sao” là một thuật ngữ quen thuộc đối với lĩnh vực khách sạn. Nó biểu tượng cho cấp độ phân loại khách sạn, càng nhiều sao càng cho thấy sự tiện nghi, sang trọng và dịch vụ cao cấp hơn.

Khách sạn phân theo tiêu chuẩn sao
Khách sạn có số sao càng cao thì chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất càng hiện đại

Việc xếp hạng khách sạn theo số sao cũng nhằm thông báo cho du khách biết về những dịch vụ mà khách sạn họ đặt phòng cung cấp. Khách hàng có thể lựa chọn điểm dừng chân như mong muốn hoặc theo mức tài chính cho phép.

Theo đó, khách sạn sẽ được phân loại phổ biến từ 1 đến 5 sao. Hiện nay đã có những khách sạn đạt tới mức 6 sao vô cùng xa xỉ.

Dưới đây là một trong số những tiêu chí cơ bản dựa theo số sao:

  • 1 sao: 100% phòng nghỉ có phòng tắm, tivi, quạt, dầu gội… có dịch vụ dọn phòng hàng ngày.
  • 2 sao: Có bữa sáng buffet, internet, đèn đọc sách cạnh giường ngủ. Các dụng cụ vệ sinh như kem đánh răng, bàn chải, cạo râu…
  • 3 sao: Tiếp tân nhận điện thoại 24/7, nhân viên biết ngoại ngữ, có các dịch vụ theo yêu cầu.
  • 4 sao: Có quầy bar mini, dịch vụ đồ uống, áo choàng tắm… theo yêu cầu.
  • 5 sao: Cách loại hình dịch vụ trong khách sạn 5 sao rất cao cấp, có cả nhân viên giữ hành lý, chào đón du khách với hoa và quà tặng, dịch vụ đồ uống…
Số sao khách sạn biểu thị chất lượng, dịch vụ
Có nhiều tiêu chí để đánh giá số sao của một khách sạn

Phân biệt các loại phòng khách sạn theo quy mô phòng

Ngoài phân loại khách sạn theo số sao, còn có thể phân theo quy mô lớn nhỏ dựa trên tổng số phòng mà khách sạn có.

  • Khách sạn nhỏ: Có quy mô từ 10 đến 49 buồng ngủ, chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú, không phục vụ các dịch vụ khác. Loại khách sạn này có mức giá lưu trú thấp.
  • Khách sạn vừa: Có quy mô từ 50 buồng đến 100 buồng, cung cấp phần lớn các dịch vụ cho khách như lưu trú, ăn uống, và một số dịch vụ bổ trợ khác. Loại khách sạn này có mức giá trung bình, thường được xây dựng ở các điểm du lịch, xã, thị trấn.
  • Khách sạn lớn: Thường có quy mô từ 100 buồng ngủ trở lên, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách. Loại này có mức giá cho thuê buồng cao, thường được trang bị nội thất sang trọng, hiện đại.

Phân loại theo khách hàng đặc thù

Chủ khách sạn có thể nhắm vào phân khúc khách hàng để xây dựng loại hình khách sạn phù hợp.

Khách sạn thương mại (Commercial hotel)

Đây là loại hình khách sạn phổ biến trên toàn thế giới dành cho đối tượng chủ yếu là khách doanh nhân đi công tác hay người du lịch trong thời gian ngắn.

Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel)

Loại hình khách sạn này thường được xây dựng ở sát các khu vực có tài nguyên thiên nhiên như: Núi rừng, biển hồ… Khách đến với khách sạn nghỉ dưỡng chủ yếu là các nhóm khách với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn.

Loại hình khách sạn nghỉ dưỡng

Khách sạn sân bay (Airport hotel)

Các khách sạn này thường nằm gần các sân bay quốc tế, chủ yếu dành cho đối tượng phi công, tiếp viên phi hành đoàn hoặc các khách chờ quá cảnh chuyến bay với thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn sòng bạc (Casino hotel)

Các khách sạn này thường được thiết kế, xây dựng rất quy mô, trang thiết bị nội thất cao cấp. Với đầy đủ các loại hình dịch vụ sòng bạc, loại hình này hướng đến đối tượng khách có nhu cầu vui chơi giải trí, chơi bài… Khách lưu trú ở các sòng bạc có thời gian tương đối ngắn.

Khách sạn sòng bài

Khách sạn bình dân (Hostel)

Là các khách sạn quy mô nhỏ với các trang thiết bị cơ bản. Loại hình khách sạn này thường dành cho các khách du lịch phượt hoặc người cần lưu trú qua đêm. Chúng thường nằm tại các vị trí nhà ga, bến xe, chợ…

Loại hình khách sạn buồng kén

Nhà nghỉ ven đường (Motel)

Đây là loại hình dịch vụ cung cấp chỗ ngủ nghỉ qua đêm ven đường dành cho đối tượng khách đi xe ô tô, mô tô… dừng chân trú qua đêm.

Khách sạn nổi (Floating hotel)

Những tàu thuyền lớn với nội thất, kiến trúc không thua gì một khách sạn trên đất liền. Ngoài dịch vụ phòng ở lưu trú, ăn uống, còn có các dịch vụ vui chơi giải trí, làm đẹp. Các khách sạn nổi thường không cố định 1 nơi mà chúng di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc đi lại giữa các nước. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy các khách sạn dạng này ở khu vực Vịnh Hạ Long hay các thành phố biển.

Loại hình khách sạn căn hộ

Khách sạn căn hộ (Condotel/ Residences/ Serviced Apartment)

Là dạng căn hộ với đầy đủ các phòng chức năng năng: Nhà tắm, nhà bếp, phòng khách… nhưng được cho thuê và kinh doanh như hình thức khách sạn. Đối tượng khách ưa thích loại hình này là các nhóm bạn bè, gia đình hoặc những khách có thời gian lưu trú dài hạn.

Khách sạn “buồng kén” (Pod hotel)

Loại hình khách sạn này khá phổ biến ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông… là dạng kết hợp giữa hostel và homestay, bao gồm nhiều phòng ngủ nhỏ trong một diện tích nhất định. Các khách hàng lưu trú ngắn hạn, thường ra ngoài ban ngày nhưng vẫn muốn có sự riêng tư.

Trên đây là các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay. Nếu có ý định kinh doanh, có nguồn vốn và một diện tích mặt bằng đủ tốt, bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư mô hình khách sạn. Hiện nay, việc kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn với các phần mềm, nền tảng hỗ trợ việc quản lý và kinh doanh, chẳng hạn như GoSELL. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những giải pháp kinh doanh tốt nhất.

Xem thêm: 9 khách sạn lớn nhất Việt Nam nên ở ít nhất một lần

Bài viết cùng chuyên mục