Trang chủ » Bài học kinh doanh » Công việc cần thực hiện khi tiến hành quản lý chi nhánh

Bài học

Công việc cần thực hiện khi tiến hành quản lý chi nhánh

26 Tháng Bảy, 2022

Quản lý chi nhánh (Branch manager) là một vị trí cao mà nhiều người mong muốn đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi, người đảm nhiệm vị trí này cần phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trong công việc. Sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn rất nhiều nếu bạn biết áp dụng các công cụ tiện ích vào việc quản lý của mình.

branch manager

Tổng hợp các nhiệm vụ mà quản lý chi nhánh phải thực hiện

Người quản lý chi nhánh (Branch manager) phải thực hiện nhiều công việc như lập kế hoạch tiếp thị, quản lý doanh số, nhân viên, xử lý tình huống… cho chi nhánh mình phụ trách. Sau đây là những nhiệm vụ chính của người quản lý chi nhánh

Đào tạo, hướng dẫn nhân viên cấp dưới

Đào tạo và hướng dẫn là nhiệm vụ các quản lý phải làm, thậm chí đòi hỏi phải làm tốt. Chi nhánh của bạn sẽ cần có một đội ngũ các nhân viên để duy trì, vận hành công việc. Đội ngũ này gồm các cá nhân đảm nhiệm các nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Nhiệm vụ của quản lý là phải đào tạo những người mới khi tuyển dụng. Điều này đòi hỏi quản lý không những có kiến thức chuyên môn mà còn cả kỹ năng đào tạo, truyền đạt.

branch manager
Tổ chức training cho các nhân viên

Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện

Đây là công việc hầu như các quản lý chi nhánh (branch manager) sẽ phải thực hiện thường xuyên. Tùy vào nhóm ngành sẽ có những kế hoạch đặc thù. Ví dụ, bạn quản lý cửa hàng bán rau củ, nhận thấy số lượng khoai tây tồn rất lớn. Bạn sẽ phải lập kế hoạch để bán được số khoai tây này nhiều nhất có thể. Lúc này, bản kế hoạch sẽ bao gồm cách thực thi và số nhân viên được giao để đảm nhận nhiệm vụ. Lưu ý mọi kế hoạch phải được thực hiện một cách bài bản. Tránh tình trạng kế hoạch chỉ tồn tại trên giấy.

Theo dõi, giám sát công việc

Là người đứng đầu chi nhánh bạn cần phải nắm được công việc của từng cá nhân, quản lý nhân viên, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện công việc. Việc này sẽ giúp người quản lý giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giữa hoạch định và thực tế công việc. Bên cạnh đó, bạn còn biết được năng lực của từng nhân sự. Hỗ trợ hoặc thúc đẩy họ thực thi nhiệm vụ khi cần thiết.

Ứng phó, xử lý với các vấn đề phát sinh

Trong công việc sẽ luôn tồn tại những rủi ro, những phát sinh ngoài ý muốn. Lúc này, quản lý là người có quyền hành và bổn phận lớn nhất để xử lý những vấn đề đó. Với năng lực, kinh nghiệm, bạn sẽ phải đưa ra hướng giải quyết nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho chi nhánh của mình. Ví dụ, cửa hàng cà phê của bạn bị khách hàng phản ánh về thái độ nhân viên phục vụ. Bạn sẽ phải liên hệ với khách hàng đó, bày tỏ thiện chí xin lỗi, đồng thời tìm hiểu sự việc, xử phạt nhân viên tùy mức độ vi phạm.

Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý chi nhánh hiệu quả cho các chuỗi cửa hàng

Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên

Một quản lý chi nhánh (branch manager), không chỉ phải làm tốt các công việc chuyên môn, mà còn đóng vai trò thúc đẩy tinh thần cho đội ngũ nhân viên. Bạn sẽ phải đối mặt với tình cảnh nhân sự chán nản, stress, không có động lực làm việc… Không phải trong mọi trường hợp đều sa thải. Lúc này, quản lý phải tâm lý, tạo động lực cho cá nhân đó vực dậy tinh thần để làm việc hăng say trở lại.

quản lý chi nhánh
Truyền cảm hứng cho nhân viên là rất quan trọng

Đàm phán trong công việc

Một nhiệm vụ quan trọng của người quản lý chính là đàm phán. Có hai loại đàm phán thường thấy trong kinh doanh là đàm phán nội bộ và bên ngoài. Trong đó, đàm phán nội bộ là để giải quyết các vấn đề bên trong nội bộ doanh nghiệp, ví dụ các chính sách của ban giám đốc đến cửa hàng, đàm phán với nhân viên… Đàm phán bên ngoài có thể kể đến các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp… Khi bạn có khả năng đàm phán tốt sẽ giúp chi nhánh của bạn đảm bảo được quyền lợi, gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng.

Xem thêm: Tận dụng công cụ quản lý đơn hàng khi có nhiều chi nhánh tốt hơn

Là gương mặt đại diện của thương hiệu

Ở vị trí quản lý chi nhánh (branch manager), hình ảnh của bạn có sức ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu. Người quản lý cần ý thức được vị trí, tác phong của mình. Thái độ, hình ảnh của quản lý chính là gương mặt đại diện của thương hiệu trước đối tác, khách hàng và đội ngũ nhân viên.

Quản lý chi nhánh tiện lợi hơn với phần mềm quản lý của GoSELL

Với nội dung kể trên bạn có thể thấy nhiệm vụ mà một quản lý phải thực hiện là rất nhiều. Trong quá trình làm việc, rất khó để vẹn toàn nếu không có sự hỗ trợ từ các công cụ khác. Thấu hiểu điều đó, GoSELL – nền tảng hỗ trợ quản lý và bán hàng đa kênh – mang đến bạn tính năng quản lý chi nhánh vô cùng hiệu quả.

branch manager
GoSELL quản lý chi nhánh hiệu quả

Theo đó, tính năng này giúp người quản lý theo dõi, quản lý và thiết lập các hoạt động kinh doanh cho chi nhánh thông qua giao diện GoSELL. Bạn có thể kiểm tra tình trạng hàng tồn kho của từng chi nhánh để có kế hoạch nhập, xuất hàng nhanh chóng.

Ngoài ra, GoSELL còn cho phép bạn theo dõi thông tin khách hàng và xem phản hồi của khách tại chi nhánh. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng các kế hoạch để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu. GoSELL còn giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả. Bạn có thể phân quyền quản trị cho từng nhân viên truy cập vào các chức năng cụ thể của GoSELL tùy theo nhiệm vụ và quyền hạn của họ. Theo dõi và đánh giá được nhân viên nào làm tốt, bán hàng đạt doanh số cao nhất từ đó có chính sách khen thưởng hợp lý.

Còn nhiều những tiện ích khác mà GoSELL có thể mang lại khi quản lý chi nhánh cho doanh nghiệp, người bán hàng. GoSELL còn có hàng chục tính năng hữu ích khác giúp quản lý bán hàng, hỗ trợ tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Bài viết cùng chuyên mục