Blog » Kiến thức xuất khẩu » Các chi phí xuất khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp bạn nên biết

Các chi phí xuất khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp bạn nên biết

12 Tháng Sáu, 2022

Khi quyết định tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu bạn cần quan tâm đến chi phí xuất khẩu hàng hóa vì nó ảnh hưởng giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bạn cần phải cân đối các loại chi phí chính cũng như các phụ phí để có thể tính toán vào cơ cấu giá thành của sản phẩm. Cùng Mediastep tìm hiểu các vấn đề về chi phí xuất khẩu hàng hóa qua bài viết sau.

Chi phí xuất khẩu hàng hóa

Chi phí xuất khẩu hàng hóa có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn hay không?

Nếu bạn chọn xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển thì ngoài các chi phí chính sẽ có các phụ phí và local charge, theo từng địa phương, quốc gia mà bạn xuất hàng đi. Mặc dù các loại phí khi xuất khẩu hàng hóa không nhiều,mỗi loại vài trăm ngàn, vài triệu nhưng tổng hợp lại nhiều loại phí khác nhau thì mức chi phí này là không nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa thì cần tính đúng, tính đủ các chi phí local charge hàng xuất khẩu để cân đối được lợi nhuận tốt nhất. Nếu chi phí xuất khẩu hàng hóa tăng thì sẽ ảnh hưởng đến giá bán cũng như lợi nhuận của bạn. Cho nên, chi phí xuất khẩu hàng hóa thực sự có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các chi phí xuất khẩu hàng hóa chính

Một số chi phí xuất khẩu hàng hóa chính mà doanh nghiệp cần chú ý
Một số chi phí xuất khẩu hàng hóa chính mà doanh nghiệp cần chú ý

Chi phí vận chuyển

Bạn cần phải trả tiền cho công ty logistics, công ty vận chuyển hàng hóa để chuyển hàng cho bạn ra nước ngoài. Đây là một phần chi phí quan trọng trong cơ cấu chi phí xuất khẩu của bạn.

Bạn sẽ có các chọn lựa sử dụng đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường hàng không? Tùy theo hình thức vận chuyển mà bạn sẽ chi trả các mức phí khác nhau. Trong 4 hình thức vận chuyển này thì chi phí vận chuyển đường bộ là rẻ nhất, cao nhất là đường hàng không.

Xem thêm: Nên lựa chọn đơn vị giao hàng nào – So sánh các đơn vị vận chuyển

Đường bộ

Chọn xuất khẩu bằng đường bộ khi bạn xuất sang các nước có chung đường biên giới trên bộ với Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào… Ưu điểm của vận chuyển bằng đường bộ là có chi phí thấp và mạng lưới rộng khắp, vận chuyển an toàn và thời gian giao hàng khá nhanh.

Tuy nhiên, những mặt trái của việc sử dụng vận tải đường bộ bao gồm các sự cố giao thông, kẹt đường, thủ tục biên giới, phí đường cao tốc, phí nhiên liệu và sự bất tiện khi không thể vận chuyển đối với hàng hóa đường dài.

Đường sắt

Tùy theo hình thức vận chuyển, chi phí mà doanh nghiệp cần thanh toán sẽ khác nhau
Tùy theo hình thức vận chuyển, chi phí mà doanh nghiệp cần thanh toán sẽ là khác nhau

Một phương pháp hiệu quả về chi phí khác trong xuất khẩu hàng hóa và vận chuyển bằng đường sắt. Tuy nhiên hình thức vận chuyển này không phổ biến ở Việt Nam như các quốc gia nước ngoài do hệ thống đường sắt không phát triển. Ngoài ra mạng lưới liên kết đường sắt với các nước bạn cũng hạn chế.

Những rủi ro khi sử dụng đường sắt bao gồm các tuyến đường sắt không linh hoạt, sự cố và bảo trì đường ray. Ngoài ra, bạn sẽ cần phải chuyển tiếp hàng từ các nhà ga vận chuyển hàng hóa đến điểm đến cuối cùng của bên nhập khẩu.

Đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là phương pháp tiết kiệm chi phí duy nhất và phù hợp đối với xuất khẩu hàng hóa ở các nước xa xôi. Hình thức vận chuyển này có điểm lợi là cho phép bạn vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa và sử dụng các container vận chuyển, có thể dễ dàng chuyển tiếp bằng đường bộ từ các bến cảng. 

Tuy nhiên, có một số rủi ro nhất định do vận chuyển đường biển gây ra. Ví dụ: thời gian vận chuyển có thể rất chậm, (hàng tháng trời), do đó phù hợp xuất khẩu hàng lâu bền, có thời gian bảo quản lâu.

Ngoài ra, việc theo dõi hàng hóa xuất đường biển của bạn có thể khó khăn, thời tiết xấu có thể làm chậm trễ lịch trình, khi đó chi phí bảo hiểm có thể dễ dàng vượt quá tầm kiểm soát và bạn sẽ cần phải trả thêm phí cảng và thuế.

Tham khảo thêm bài viết: 5 điều bạn cần quan tâm khi bắt đầu xuất nhập hàng hóa thương mại

Đường hàng không

Cho đến nay, đây là phương thức xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng nhất, bảo mật nhất đặc biệt phù hợp xuất hàng đến các nước xa xôi. Nó cũng có phí vận chuyển cao nhất. Ngoài ra bạn còn có các chi phí bổ sung có thể như thuế sân bay, nhiên liệu, phụ phí tiền tệ và vận chuyển bổ sung từ sân bay tiếp nhận.

Vận chuyển hàng không phù hợp khi bạn muốn xuất khẩu các hàng hóa có giá trị cao, kích thước nhỏ gọn hoặc hàng có thời gian bảo quản ngắn, nhanh hỏng.

Một số yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn phương thức vận chuyển của bạn bao gồm:

  • Hàng hóa bạn muốn nhập có kích thước lớn và nặng bao nhiêu? (kích thước và trọng lượng ảnh hưởng đến giá cả).
  • Tốc độ giao hàng (càng nhanh thì càng mắc).
  • Giá trị của hàng hoá.

Phí lưu kho cảng và chi phí kiểm tra

Một số loại hàng hóa xuất khẩu sẽ cần phải lưu kho cảng và kiểm tra
Một số loại hàng hóa xuất khẩu sẽ cần phải lưu kho cảng và kiểm tra

Hàng hóa xuất khẩu của bạn thường phải được nhập kho hải quan, nơi thường áp dụng một mức phí nào đó. Nhà kho sẽ giữ hàng hóa của bạn trước khi bạn nhận hàng. Hãy lưu ý về phí thu thập và lưu kho trễ, thường phải trả trước khi thu tiền.

Thuế xuất khẩu

Đây chủ yếu là thuế bạn sẽ phải trả cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu. Trừ khi hàng của bạn nằm trong danh mục hàng hóa các mặt hàng miễn thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đọc thêm: Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam

Phí kiểm nghiệm

Phí này có thể khác nhau giữa các quốc gia. Thường thì việc kiểm tra chất lượng cần được xác nhận một cách độc lập. Bạn có thể phải trả phí kiểm nghiệm, kiểm định để đảm bảo hàng hóa chất lượng hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu trước khi hàng hóa được vận chuyển đến nơi nhận.

Phí đại lý 

Những loại phí này thường được bao gồm trong phí vận chuyển hàng hóa của bạn, nhưng đôi khi không. Bạn sẽ cần phải trả tiền cho một đại lý vận chuyển đến để sắp xếp kho bãi trước khi nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, logistic của bạn nhận hàng và vận chuyển.

Một số chi phí xuất khẩu hàng hóa, phụ phí bạn nên biết

Bên cạnh đó là một số loại phụ phí đi kèm mà doanh nghiệp có thể chú ý
Bên cạnh đó là một số loại phụ phí đi kèm mà doanh nghiệp có thể chú ý

Sau đây là các loại chi phí cơ bản bạn cần phải quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Gồm phí local charge hàng xuất khẩu loại nguyên container

Phí cầu cảng (THC : Terminal Handling Charge)

Đây là chi phí xếp dỡ tại cảng, thu trên mỗi container hàng để các cảng bù đắp vào 1 phần chi phí cho các hoạt động tại cảng. Khoản phí này sẽ được cảng thu các hãng tàu, sau đó hãng tàu sẽ tiến hành thu lại của khách hàng. Ở nước ta, mức phí này sẽ khác nhau và chênh lệch tùy vào loại container và cảng bốc dỡ hàng hóa. Mức phí này có thể lên khoảng 100- 200 USD.

Phí B/L (Bill of Lading fee)

Mỗi khi có lô hàng xuất khẩu thì các hãng tàu sẽ phải phát hành Bill of Lading (áp dụng cho hàng hóa vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill ( dành cho hàng vận tải bằng đường không). Đối với phần chi phí xuất khẩu hàng hóa này thì các hãng tàu thu cố định với khách hàng, mức phí vào khoảng 35 USD.

Phí niêm phong chì (Seal fee)

Phí niêm phong chì là loại phụ phí được áp dụng cho các container chở hàng hóa xuất khẩu
Phí niêm phong chì là loại phụ phí được áp dụng cho các container chở hàng hóa xuất khẩu

Đây là chi phí cơ bản mà bất cứ container hàng hóa nào cũng phải có. Bạn phải trả phí mua seal để niêm phong container sau khi hàng đã được kiểm tra và chuẩn bị xuất đi. Điều này nhằm bảo đảm hàng hóa còn nguyên tình trạng cho đến khi người nhận hàng tiến hành mở container. Seal cũng giúp hải quan dễ dàng quản lý container và theo dõi để chống buôn lậu.

Thông thường, mức thu phí cho mỗi seal là 200.000VNĐ. Trong trường hợp container mất seal, bạn có thể liên hệ với đơn vị vận chuyển để được cấp lại niêm phong chì.

Phí vệ sinh Container (Cleaning Fee)

Bên cạnh các loại chi phí xuất khẩu hàng hóa kể trên, khi vận chuyển hàng hóa, bạn có thể còn cần phải trả thêm phí vệ sinh container. Đây là loại phí được thu tại điểm đến và tùy theo số lượng container. Phí vệ sinh được chi trả khi chủ hàng muốn sử dụng dịch vụ để làm sạch container hàng hóa. Mức thu loại phí này sẽ được thu khác nhau tùy theo loại container mà chủ hàng sử dụng để vận chuyển.

Phụ phí biến động giá nhiên liệu – BAF (Bunker Adjustment Factor) 

Đây là khoản phụ phí mà các hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng để bù đắp vào chi phí có thể phát sinh thêm do những biến động về giá nhiên liệu.

Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu dành cho tuyến vận chuyển Châu Âu.

 – Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu dành cho tuyến vận chuyển Châu Á.

Phụ phí vào mùa cao điểm (PSS: Peak Season Surcharge):

Khoản phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng khi có sự gia tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu vào những dịp hoặc ngày lễ, Tết…

Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

Đây là một loại phí đặc biệt được áp dụng tại một số quốc gia như Mỹ, Canada
Đây là một loại phí đặc biệt được áp dụng tại một số quốc gia như Mỹ, Canada

Phí này là khoản chi phí xuất khẩu hàng hóa bắt buộc do hải quan của Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến nước của họ. Mức phí này thông thường sẽ vào khoảng 25 USD cho một BL (bill of lading).

Phí chỉnh sửa Bill (BL Amendment Fee)

Mức phí chỉnh sửa Bill được thu tại cảng đi tùy theo mỗi lô hàng (B/L). Phí chỉ sẽ được trả khi chủ hàng muốn chỉnh sửa thông tin trên B/L. Mức thu thường là 50 – 80 USD cho mỗi lần sửa Bill.

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu các chi phí xuất khẩu hàng hóa cơ bản mà bạn cần phải lưu ý. Bạn cần phải tính toán đầy đủ chi phí này và giá thành, giá xuất khẩu để cân đối được lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp xuất khẩu trực tuyến thì hãy tìm hiểu GoEXPORT. Nền tảng giúp bạn xuất khẩu toàn cầu đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới thông qua sàn thương mại điện tử Alibaba.com. Chúc bạn ngày càng mở rộng, vươn xa toàn cầu.