Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Chiến lược giá là gì? Top 6 chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay

Kiến thức

Chiến lược giá là gì? Top 6 chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay

27 Tháng Chín, 2023

Định giá sản phẩm phù hợp là một trong những đòn bẩy tăng trưởng mạnh mẽ.  Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại chưa đặt trọng tâm ở khía cạnh này. Nếu bạn có thể tối ưu hóa chiến lược giá của mình, doanh nghiệp của bạn sẽ thu về nhiều doanh thu hơn so với việc đặt giá một cách thụ động. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng hiếm khi các doanh nghiệp bỏ nhiều công sức để tìm ra giá tốt nhất. Do đó, trong bài viết hôm nay, GoSELL sẽ gửi đến bạn đọc toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé.

Khái niệm về chiến lược giá 

Chiến lược giá đề cập đến các quy trình và phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để định giá cho các sản phẩm và dịch vụ của họ. Nếu định giá là số tiền bạn tính cho các sản phẩm của mình, thì chiến lược giá là cách bạn xác định số tiền đó phải là bao nhiêu. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi nhỏ trong giá cả có thể làm tăng hoặc giảm doanh thu đến 20-50%. Mặc dù vậy, có chưa đến 5% trong số 500 công ty nằm trên danh sách Fortune có các chiến lược thiết lập mức giá tốt nhất. Trên thực tế, việc lựa chọn phương pháp định giá hiệu quả là một đòn bẩy tăng trưởng mạnh hơn cả việc thu hút khách hàng. 

Khái niệm về chiến lược giá 
Khái niệm về chiến lược giá

Tham khảo thêm: Chiến lược định giá bán sỉ cho sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược giá 

Có một chiến lược giá thành công giúp củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường bằng cách tạo niềm tin với khách hàng cũng như đáp ứng đầy đủ các mục tiêu kinh doanh. Một doanh nghiệp áp dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả về doanh thu gấp 7,5 lần so với việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp khác. 

Các lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi sở hữu định giá thành công bao gồm: 

  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành khách hàng trung thành với mức giá cả phù hợp.
  • Chiếm được thị phần bằng giá cả cạnh tranh: Để chiếm được thị phần, doanh nghiệp cần khẳng định vị trí của mình trong ngành.
  • Thuyết phục khách hàng mua sắm: Giá lý tưởng là mức giá thuyết phục mọi người mua sản phẩm của bạn so với các sản phẩm tương tự mà đối thủ cạnh tranh của bạn cung cấp.
  • Mang lại cho khách hàng niềm tin vào sản phẩm của bạn: Nếu các sản phẩm có giá cao hơn thể hiện giá trị và tính độc quyền, thì điều ngược lại, giá quá thấp sẽ làm hạ thấp chất lượng sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng.

Top các chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay

Chiến lược định giá cạnh tranh

Chiến lược định giá này tập trung vào tỷ giá thị trường hiện tại (hoặc tỷ giá sắp diễn ra) cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.  Nó thường không đề cập đến giá thành sản phẩm hoặc nhu cầu của người tiêu dùng.

Thay vào đó, giá cạnh tranh sử dụng giá của đối thủ làm điểm chuẩn. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong một không gian bão hòa cao có thể chọn chiến lược này vì chênh lệch giá một chút cũng là yếu tố quyết định đối với khách hàng.

Định giá sản phẩm, dịch vụ một cách cạnh tranh trên thị trường có thể đưa thương hiệu của bạn lên vị trí tốt hơn. Định giá cạnh tranh đặc biệt hiệu quả khi doanh nghiệp của bạn cung cấp những thứ mà đối thủ không có như dịch vụ khách hàng đặc biệt, chính sách hoàn trả đảm bảo quyền lợi cho người mua hoặc những chương trình ưu đãi riêng dành cho khách hàng thân thiết.

Top các chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay
Top các chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay

Chiến lược định giá hớt váng sữa

Với chiến lược này đòi hỏi các doanh nghiệp tung ra một sản phẩm với giá thành cao và sau đó hạ giá theo thời gian khi nhu cầu về sản phẩm ngày một ít đi.

Các sản phẩm công nghệ, chẳng hạn như bảng điều khiển trò chơi điện tử, điện thoại thông minh,… thường xuyên sử dụng chiến lược này. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có thể gây nên sự khó chịu cho người tiêu dùng đã mua sản phẩm với giá cao ban đầu và khiến các đối thủ cạnh tranh nhận ra biên độ định giá “giả” khi giá được hạ xuống.

Chiến lược hớt váng sữa có thể hoạt động tốt nếu bạn bán các sản phẩm có độ dài vòng đời khác nhau. Ngoài ra, bạn sẽ có thể duy trì nỗ lực tiếp thị cho từng sản phẩm hiệu quả mà không cần liên tục điều chỉnh giá trên mọi sản phẩm bạn bán.

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Trái ngược với định giá hớt váng, chiến lược định giá thâm nhập được thực hiện khi các công ty tham gia thị trường với một mức giá cực kỳ thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến lược này không bền vững về lâu dài và thường chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn.

Chiến lược giá thâm nhập thị trường hoạt động tốt nhất cho các doanh nghiệp hoàn toàn mới, đang tìm kiếm khách hàng hoặc đang thâm nhập vào thị trường cạnh tranh hiện có. 

Định giá thâm nhập thường sẽ không thu về lợi nhuận trong một sớm một chiều. Nhưng với những giá trị tuyệt vời mà sản phẩm, dịch vụ của bạn mang lại, bạn có thể tiếp tục kiếm tiền và mở rộng quy mô kinh doanh kể cả khi tăng giá.

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Chiến lược định giá động

Định giá động còn được gọi là định giá tăng, định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đó là một định giá linh hoạt trong đó giá dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Khách sạn, hãng hàng không hay công ty tổ chức sự kiện thường thực hiện chiến lược định giá động bằng cách áp dụng các thuật toán xem xét giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng và các yếu tố khác. Những thuật toán này cho phép các công ty thay đổi giá sao cho phù hợp với thời điểm và số tiền khách hàng sẵn sàng trả tại thời điểm đó.

Chiến lược định giá động giúp cho các kế hoạch tiếp thị của bạn đi đúng hướng, khi xác định được các chương trình marketing nên diễn ra vào thời điểm nào là tốt nhất. Bạn thậm chí có thể thử nghiệm A / B định giá động trong thời gian thực để tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Chiến lược giá cộng chi phí

Chiến lược kinh doanh tập trung vào chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc giá vốn hàng bán. Để áp dụng phương pháp này, hãy thêm một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất sản phẩm của bạn. 

Định giá cộng chi phí thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hữu hình. Chiến lược này không phù hợp với các công ty dịch vụ hoặc phần mềm vì sản phẩm của họ thường cung cấp giá trị lớn hơn nhiều so với chi phí đã tạo ra chúng. 

Trước khi thực hiện định giá cộng chi phí, hãy hoàn thành việc phân tích giá, bao gồm các đối thủ cạnh tranh gần nhất của bạn để đảm bảo rằng chiến lược này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Chiến lược định giá dựa trên giá trị

Chiến lược định giá dựa trên giá trị là khi các công ty định giá sản phẩm, dịch vụ của họ dựa trên những gì khách hàng sẵn sàng trả. Ngay cả khi có thể tính phí nhiều hơn cho một sản phẩm, công ty vẫn quyết định đặt giá dựa trên sự quan tâm và dữ liệu của khách hàng.

Nếu được sử dụng chính xác, định giá dựa trên giá trị có thể nâng cao tình cảm và lòng trung thành của khách hàng. Nó cũng có thể giúp bạn ưu tiên khách hàng của mình trong các khía cạnh khác của doanh nghiệp, như tiếp thị và dịch vụ.

Mặt khác, chiến lược này đòi hỏi bạn phải liên tục thu thập thông tin khách hàng (nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm,…) và thay đổi giá dựa trên những khác biệt đó.

Tham khảo thêm: Phân loại và cách tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh

Tối ưu các chiến lược giá cùng GoSELL

Sau khi đã chọn được chiến lược phù hợp, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần kết hợp với một quy trình quản lý giá sản phẩm hiệu quả. Trong đó, việc ứng dụng các tính năng của GoSELL vào quy trình này là một ý tưởng khả thi nhằm hỗ trợ các nhà lãnh đạo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Tối ưu các chiến lược giá cùng GoSELL
Tối ưu các chiến lược giá cùng GoSELL

Quản lý sản phẩm – Thiết lập giá sản phẩm 

  • Cho phép tạo sản phẩm mới nhanh chóng với các thông tin sản phẩm: tên sản phẩm, hình ảnh, giá và phân loại sản phẩm.
  • Tùy chỉnh giá sản phẩm (giá niêm yết, giá bán, giá gốc sản phẩm).
  • Thiết lập các loại thuế cho từng loại mặt hàng (VAT, thuế bán hàng, thuế nhập hàng hoặc trường hợp cần áp dụng thuế).
  • Cập nhật giá của sản phẩm theo đơn vị quy đổi: giá niêm yết, giá bán, giá gốc.

Tạo giá bán sỉ

  • Cho phép tạo giá bán sỉ sản phẩm / dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng, khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn với một mức giá tốt nhất.
  • Người bán có thể thiết lập điều kiện riêng để khách hàng nhận giá bán sỉ (theo sản phẩm, theo số lượng, theo nền tảng áp dụng,…).
  • Cài đặt giá bán sỉ cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Nhà quản lý có thể lọc giá bán sỉ theo nhiều trường khác nhau, giúp tiết kiệm tối đa thời gian.
  • Xây dựng các chiến dịch tiếp thị riêng dành cho giá bán sỉ.

Chi phí và khách hàng là yếu tố tác động mạnh đến giá của doanh nghiệp. Do đó, GoSELL còn cung cấp hàng loạt những tính năng hỗ trợ doanh nghiệp trong hai khía cạnh này như quản lý kho hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý khách hàng, tạo mã giảm giá,…

Ngoài ra, với 6 sản phẩm ưu việt đến từ GoSELL như GoWEB, GoAPP, GoPOS, GoLEAD GoCALL, GoSOCIAL, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp bán hàng toàn diện và chuyên nghiệp bậc nhất hiện nay.

Kết luận

Các chiến lược giá luôn luôn có những biến động và thay đổi không ngừng. Do đó, với tư cách là nhà quản trị doanh nghiệp, bạn cần cập nhật liên tục thực trạng và xu hướng mới trên thị trường để có thể lựa chọn các chiến lược phù hợp cho riêng mình. GoSELL chúc bạn kinh doanh thành công!

Bài viết cùng chuyên mục