Trang chủ » Bài học kinh doanh » Các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công

Bài học

Các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công

4 Tháng Mười, 2023

Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, những người đứng đầu sẽ cần xác định một chiến lược kinh doanh nhất quán và cụ thể. Và để xây dựng được một chiến lược hiệu quả, đạt được thành công trong kinh doanh, những nguyên tắc quan trọng sau đây là điều mà bạn cần chú ý. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công

Chiến lược kinh doanh là gì?

Đầu tiên, chiến lược kinh doanh chính là những kế hoạch từ vĩ mô đến vi mô được vạch ra để thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phối hợp và điều khiển các hoạt động kinh hướng đến các đích đến cụ thể.

Có thể nói, đây là một bản kế hoạch tổng thể, có quy mô lớn để phân bổ công việc và sắp xếp theo một cách trình tự. Một chiến lược tốt thể hiện thế mạnh, nguồn lực của doanh nghiệp nhưng cũng chỉ ra được những điểm còn yếu và vấn đề cần phải đối mặt và giải quyết. 

Chiến lược kinh doanh có thể xem là bước đầu tiên để định hướng phát triển của cả một doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh có thể xem là bước đầu tiên để định hướng phát triển của cả một doanh nghiệp

Một chiến lược hoàn chỉnh về mọi mặt chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ của mình. Nhưng cái đích cuối cùng vẫn sẽ là đạt được mục tiêu đầu tiên đã đề ra, tạo nên sự khác biệt và mang về doanh thu, lợi nhuận tối đa. 

Cụ thể hơn, bản chiến lược này sẽ bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức vận hành trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Điều này yêu cầu một tầm nhìn tổng quan và kinh nghiệm để đưa ra các quyết định sáng suốt từ người đứng đầu. 

Xem thêm: Chiến lược mới giúp tăng trưởng kinh doanh thương mại điện tử 2023

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn thiện giúp doanh nghiệp tạo được một nền tảng vừa chắc chắn nhưng cũng rất linh hoạt. Điều này giúp doanh nghiệp có thể ứng biến tốt với sự thay đổi của thị trường, giữ có doanh nghiệp vẫn có được sự phát triển theo đúng hướng.

Một chiến lược tốt giúp vạch ra những cơ hội rõ nét và doanh nghiệp có thể nắm bắt được. Bên cạnh đó, những khó khăn, vấn đề và nguy cơ cũng được phát hiện nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu.

Một chiến lược kinh doanh được xây dựng tốt cũng giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai. Bởi những sự phân tích, báo cáo, và dự đoán về môi trường kinh doanh sẽ cung cấp dữ liệu cần thiết để những người đứng đầu đưa ra quyết định của mình một cách sáng suốt nhất.

Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được hướng đi tốt nhất
Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được hướng đi tốt nhất

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ được khai thác và quản lý để phát huy tối ưu hiệu quả. Xây dựng một chiến lược kinh doanh còn giúp doanh nghiệp tạo nên một quỹ đạo hoạt động cụ thể. Đi kèm với sự quản lý tốt của những người đứng đầu, doanh nghiệp sẽ có thể liên kết tất cả các lợi ích cá nhân với lợi ích chung đến hướng đến những mục tiêu quan trọng nhất.

Những nguyên tắc để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Trở thành sự khác biệt

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay hướng mục tiêu phải trở thành đơn vị tốt nhất, dẫn đến việc cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, việc đối đầu trực tiếp với các đối thủ lớn khi mới vừa khởi đầu có vẻ không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Bởi với với kinh nghiệm đã có, những doanh nghiệp lớn biết phải làm thế nào để đánh bại các đối thủ nhỏ hơn của mình. 

Do đó, doanh nghiệp mới chắc chắn là không nên cố gắng sao chép hoàn toàn những bước đi của đối thủ đi trước. Hãy tìm đến những xu hướng mới lạ, lối đi riêng và tiếp cận chúng để đạt được những thành công cho riêng doanh nghiệp của mình. 

Hướng đến việc tạo ra lợi nhuận

Bất kể một chiến lược kinh doanh nào cũng cần hướng đến mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi những mục tiêu xung quanh như chiếm lĩnh thị phần lớn, mở rộng quy mô doanh nghiệp đều là những yếu tố bổ trợ để tạo nên doanh thu và lợi nhuận khi kinh doanh.

Mục tiêu cuối cùng của những chiến lược kinh doanh vẫn là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của những chiến lược kinh doanh vẫn là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Vậy xét cho cùng, doanh nghiệp cần hướng đến việc tạo ra lợi nhuận khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Nếu bất cứ chiến lược nào không mang tập trung tạo ra những số tiền mà bạn mong muốn, tốt nhất là không nên lãng phí thời gian, công sức và cả chi phí cho chiến lược đó.

Xem thêm: Làm thế nào để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Nghiên cứu để thấu hiểu thị trường

Thị trường là một phạm trù lớn và có thể thay đổi theo các xu hướng trong nước và quốc tế. Trong đó, doanh nghiệp của bạn cũng là một phần của thị trường rộng lớn. Do đó, mọi thay đổi của thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp.

Chính vì vậy mà việc nghiên cứu kỹ càng để nắm rõ thị trường là một phần quan trọng trước khi đưa ra một chiếc lược kinh doanh. Nắm bắt được thị trường, đi trước các đối thủ, tạo được sự ảnh hưởng chính là cách giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra lợi nhuận. Nên nhớ rằng, chú tâm và thấu hiểu thị trường chính là cách tốt nhất để có những quyết định kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.

Học cách nói “không”

Sau khi bạn đã nghiên cứu và thấu hiểu được thị trường, bạn sẽ nhận ra được thị hiếu và xu hướng mua sắm của khách hàng ở các thời điểm nhất định. Hiểu được điều đó, những người đứng đầu sẽ có thể nhận ra rằng có những thứ mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể từ chối, nói “không”.

Đôi khi doanh nghiệp cần phải nói “không” với những thứ không cần thiết khi kinh doanh
Đôi khi doanh nghiệp cần phải nói “không” với những thứ không cần thiết khi kinh doanh

Đơn cử, có rất nhiều đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn không thể hướng tới. Những chiến lược kinh doanh, quảng cáo mà bạn không cần thiết phải thực hiện. Hoặc cơ bản hơn là những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp không nhất thiết phải cung cấp, đầu tư. 

Nên nhớ, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau trong một chiến lược kinh doanh.

Không ngại thay đổi

Có một điều chắc chắn là không một chiến lược kinh doanh nào là hoàn hảo. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải đối mặt với những trục trặc, sai sót trong quá trình thực hiện chiến lược đã vạch ra. Hoặc nếu không, đó cũng có thể là những sự thay đổi của thị trường, xu hướng mới nổi lên mà buộc doanh  nghiệp của bạn phải thích nghi.

Một khi những điều đó xảy ra, những người đứng đầu sẽ cần phải nhạy bén để điều chỉnh và cải tiến hướng đi đã vạch ra trước đó. Do đó, bạn cần xác định trước tư duy không sợ thay đổi, bởi nếu sợ thay đổi, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể đạt được những thành công như mong muốn. Và nếu bạn không thay đổi, đối thủ sẽ vượt lên trước, bỏ xa trong khi bạn vẫn sẽ dậm chân tại chỗ. 

Xem thêm: Các kỹ năng bán hàng online cần có để kinh doanh trực tuyến

Xác định đối tượng khách hàng

Tất nhiên bất cứ chiến lược kinh doanh nào cũng cần nhắm đến các đối tượng khách hàng. Bởi khách hàng chính là sự sống của các doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại mà không có khách hàng, không tạo ra lợi nhuận từ việc bán sản phẩm, dịch vụ. 

Xác định được các đối tượng khách hàng phù hợp của doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng
Xác định được các đối tượng khách hàng phù hợp của doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn phải bán hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng trên thị trường. Bởi đơn giản, điều đó làm không thể. Doanh nghiệp nên tập trung hướng đến một số đối tượng khách hàng cụ thể, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Điều đó sẽ giúp chiến lược kinh doanh của bạn trở nên khả thi, tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn.

Tư duy hệ thống

Một nguyên tắc không kém phần quan trọng nữa khi xác định chiến lược kinh doanh chính là tạo tư duy hệ thống. Việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng dữ liệu, đưa ra cách kế hoạch dự phòng sẽ đem đến sự an toàn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Bởi như đã nói, chiến lược có tốt đến đâu vẫn có thể xảy ra những vấn đề. Nên tư duy hệ thống tốt sẽ giúp bạn nhìn ra những thiếu sót còn tồn đọng của toàn bộ kế hoạch trong tương lai có thể xảy ra. Từ đó đưa ra những giải pháp dự phòng, trách việc bối rối khi bất ngờ đi lệch hướng.

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL – Giải pháp không thể thiếu trong mọi chiến lược kinh doanh

Trên đây là những nguyên tắc quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể. Giờ đây là lúc để đi sâu hơn, tìm kiếm những giải pháp tối ưu để chiến lược kinh doanh của bạn trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn. Và ở đây, GoSELL- Giải pháp quản lý bán hàng chuyên nghiệp chắc chắn phải là cái tên được nhắc đến. Không chỉ là một phần mềm quản lý bán hàng, GoSELL còn giúp người quản lý đưa ra những chiến lược linh doanh, bán hàng cụ thể, tạo nên những bước phát triển vững chắc cho doanh nghiệp của mình.

GoSELL là giải pháp giúp quản lý bán hàng được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay
GoSELL là giải pháp giúp quản lý bán hàng được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay

Và nếu bán chưa biết đến GoSELL thì đây chính là thương hiệu được công ty TNHH Mediastep Vietnam lên ý tưởng và phát triển. GoSELL hướng tới việc trở thành một giải pháp tối ưu để giúp các doanh nghiệp, cửa hàng quản lý bán hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển theo mô hình OAO (Online and Offline). Các gói sản phẩm của GoSELL hiện nay hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và quản lý bán hàng toàn diện trên các nền tảng website, ứng dụng và cửa hàng trực tiếp. Nền tảng này đã và đang nhận được sự tin tưởng lớn với hơn 15,000 doanh nghiệp và nhà bán hàng lựa chọn sử dụng. 

Lợi ích nổi bật của GoSELL mang đến khi kinh doanh trong thời buổi chuyển đổi số

  • Giúp bán hàng và quản lý bán hàng ngay tại cửa hàng, website, app bán hàng, landing page, các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo)
  • Theo dõi đồng bộ quản lý sản phẩm, đơn hàng, quá trình vận chuyển, kết nối các phương thức thanh toán và vận chuyển phổ biến hiện nay.
  • Quản lý chính xác sản phẩm tồn kho, cập nhật thay đổi và thông báo khi cần nhập hàng
  • Lưu trữ dữ liệu khách hàng, thông tin liên hệ nhà cung cấp, quản lý nhân viên
  • Quản lý đại lý sỉ, cộng tác viên tiếp thị Affiliate
  • Đồng bộ dữ liệu đa kênh về cùng một nền tảng quản lý
  • Thực hiện các hoạt động tiếp thị thông minh (email marketing, Flash sale, tạo mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, quảng cáo với Facebook pixel, Google Shopping …)
  • CRM, lưu trữ chính xác dữ liệu khách hàng. Chăm sóc khách hàng với các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết, tích lũy điểm thưởng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp các công cụ thống kê, phân tích, báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sản phẩm bán chạy, nhân viên bán hàng tốt nhất.

Trên đây là những nguyên tắc cần chú ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cũng là một giải pháp đầy hữu hiệu để doanh nghiệp có thể vạch ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho mình.

Bài viết cùng chuyên mục