Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp

Kiến thức

Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp

21 Tháng Mười Một, 2023

Chiến lược sản phẩm là một thuật ngữ rất quen thuộc trong kinh tế học, dùng để miêu tả bao quát mục tiêu và tầm nhìn của một doanh nghiệp về sản phẩm. Đây là một chiến lược không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp. Sau đây, hãy cùng GoSELL tìm hiểu về khái niệm này cũng như cách xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả nhé.

Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp

Định nghĩa chiến lược sản phẩm là gì?

Chiến lược sản phẩm là lộ trình được sử dụng để phát triển sản phẩm hoặc tính năng, bao gồm tất cả nhiệm vụ cần phải hoàn thành do các cấp quản lý đưa ra để đạt được mục tiêu mong muốn.

Chiến lược sản phẩm vạch ra cách sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nó mô tả vấn đề mà sản phẩm sẽ giải quyết, cũng như tác động của nó đối với khách hàng và công ty. Chiến lược sản phẩm đóng vai trò là nền tảng cơ sở giúp bạn đo lường mức độ thành công của sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất.

Trên thực tế, 70% doanh nghiệp đề cập đến chiến lược sản phẩm bất cứ khi nào họ đưa ra các quyết định quan trọng. Vì vậy, tạo ra một chiến lược chi tiết và kỹ lưỡng là điều kiện cần nhằm đảm bảo kế hoạch được hoàn thành một cách chính xác và đúng hạn.

Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm

Tầm nhìn thị trường

Tầm nhìn thị trường mô tả đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và cơ hội đó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Nó làm nổi bật khách hàng mục tiêu của bạn, cách bạn định vị sản phẩm của mình và gia tăng yếu tố cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

Tầm nhìn thị trường của doanh nghiệp nên bao gồm một kế hoạch tiếp cận thị trường giải thích nhu cầu của khách hàng và phương thức bạn sẽ cung cấp một đề nghị cạnh tranh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm

Tham khảo thêm: Bí quyết nghiên cứu thị trường cho ý tưởng sản phẩm đột phá

Mục tiêu sản phẩm

Bạn không thể tạo ra chiến lược sản phẩm mà không có các mục tiêu chính rõ ràng. Đây là những mục tiêu hoặc chỉ số cụ thể mà bạn cần đạt được khi xây dựng sản phẩm của mình. Nó được ví như kim chỉ nam, đảm nhận vai trò hướng dẫn cho nhóm phát triển sản phẩm của bạn và đo lường tỷ lệ thành công khi sản phẩm được phát hành.

Khi thiết lập mục tiêu, điều quan trọng là phải thực hiện nó dựa trên thời gian đã được mặc định ban đầu. 

Mục tiêu sản phẩm
Mục tiêu sản phẩm

Sáng kiến ​​sản phẩm

Sáng kiến ​​sản phẩm tương tự như mục tiêu sản phẩm, nhưng chúng mang tính khái niệm hơn. Đây là những ý tưởng hoặc xu hướng có tầm ảnh hưởng lớn mà bạn sẽ triển khai cho các sản phẩm của mình.

Ví dụ, khi GoSELL ra mắt bộ giải pháp bán hàng đa kênh của mình, mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc bán phần mềm. GoSELL còn mong muốn muốn trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị và cung cấp những cơ hội kinh doanh mới cho khách hàng của mình. Chúng tôi liên tục đưa ra những sáng kiến sản phẩm như cải thiện tính năng, mở rộng quan hệ đối tác,…để đạt được kế hoạch đề ra trong năm 2023 – 2025.

Chúng ta vừa phân tích sơ lược về chiến lược sản phẩm. Tuy nhiên, cách mà doanh nghiệp bạn vận hành có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất sản phẩm hoặc kỳ vọng của ban quản lý. Sau đây, hãy cùng GoSELL xem xét một số chiến lược sản phẩm mà bạn có thể sử dụng tại doanh nghiệp của mình nhé.

Các loại chiến lược sản phẩm

Chiến lược chi phí

Chiến lược chi phí hay chiến lược giá tập trung vào việc tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá thấp nhất. Nó đánh giá các nguồn lực đang được sử dụng và xác định cách tối thiểu hóa chi phí trong quá trình sản xuất.

Đối với những ngành công nghiệp đại trà, khi hầu hết sản phẩm đều tương đối giống nhau về chất lượng, nếu bạn có thể tạo ra một sản phẩm thấp hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh, thì chắc chắn đó sẽ là sản phẩm yêu thích với khách hàng tiềm năng của bạn.

Chiến lược chi phí
Chiến lược chi phí

Chiến lược khác biệt hóa

Giá cả không phải là yếu tố duy nhất trong quá trình khác biệt hóa sản phẩm của bạn. Bạn có thể khiến chúng trở nên thật sự nổi bật với việc sử dụng những vật liệu tốt nhất hoặc cung cấp những tính năng mang tính chất đột phá so với các đối thủ cùng ngành.

Chiến lược này tập trung vào việc tạo cho sản phẩm của bạn một đặc điểm ấn tượng và dễ gây dấu ấn trong lòng khách hàng.

Chiến lược tập trung

Nếu doanh nghiệp của bạn có cơ sở khách hàng lớn thì chiến lược tập trung là sự lựa chọn khôn ngoan, nhằm tạo ra một sản phẩm thu hút nhóm đối tượng cụ thể nào đó.

Chiến lược này thường đạt được hiệu quả cao vì nó nhắm vào nhu cầu của một nhóm người được chọn và tạo ra giải pháp cá nhân hóa cho họ. Hơn thế nữa, nó còn là phương thức tuyệt vời khi doanh nghiệp muốn xây dựng lòng trung thành của đối tượng khách hàng mới.

Chiến lược chất lượng

Đôi khi điều có thể khiến mặt hàng của bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh có thể là sản phẩm và thương hiệu đằng sau nó. Chiến lược chất lượng tập trung vào những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao nhất trên thị trường. 

Đối với chiến lược chất lượng, giá cả sản phẩm thường khá cao để bù đắp cho các khoản chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất. Nhưng điều đó không ngăn cản một số người mua khi họ tin rằng nó xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra.

Chiến lược chất lượng
Chiến lược chất lượng

Chiến lược dịch vụ

Nhiều khách hàng có thể đang tìm kiếm một sản phẩm nhất định, nhưng họ sẽ quyết định mua hàng dựa trên dịch vụ khách hàng mà công ty bán sản phẩm đó cung cấp. 

Bằng cách cung cấp phản hồi nhanh chóng và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu ở bất kỳ thị trường nào có thể được xây dựng một cách bền vững và lâu dài.

Xem thêm: Các tiêu chuẩn đo lường dịch vụ khách hàng hiện nay

6 bước để xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả

Xác định tầm nhìn sản phẩm 

Tại sao sản phẩm của bạn tồn tại? Suy nghĩ về cách nó đóng góp vào sứ mệnh chung của doanh nghiệp và những gì nó cần để đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn. Tầm nhìn sản phẩm của bạn phải đủ ngắn gọn và đơn giản để các bộ phận có liên quan hiểu được và thực hiện nó thành công.

Doanh nghiệp nên có một tầm nhìn đầy tham vọng nhưng đủ khả thi để đạt được vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, trong đó giải quyết triệt để các vấn đề của khách hàng được xem là nhiệm vụ cốt lõi.

Xác định thị trường mục tiêu 

Khi bạn đã có tầm nhìn về cách sản phẩm giúp ích cho khách hàng, bạn cần xác định đối tượng để thực hiện điều này. Nếu sản phẩm của bạn dành cho các cá nhân, hãy tìm ra mức thu nhập, nghề nghiệp hoặc nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu. Đối với các công ty B2B, bạn nên tập trung vào các ngành, khu vực địa lý hoặc quy mô công ty nhất định.

Bắt đầu chiến lược sản phẩm của bạn bằng cách xác định một phân khúc khách hàng hẹp mà bạn định nhắm mục tiêu, cùng với 1 – 3  nhu cầu cụ thể mà sản phẩm của bạn sẽ giải quyết cho phân khúc đó. Điều đó cho phép bạn tập trung vào phát triển sản phẩm và ưu tiên xây dựng các tính năng cụ thể vừa nhắm đúng mục tiêu nhu cầu vừa thúc đẩy doanh thu.

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Những nhu cầu chính mà đối tượng mục tiêu của bạn hướng đến là gì? Bạn sẽ cần phải tương tác với khách hàng và tìm hiểu khó khăn mà họ đang gặp phải, cũng như kỳ vọng của họ về các đề xuất giải pháp. 

Nếu bạn tạo ra được một sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với các sản phẩm thay thế hiện có thì việc khách hàng chuyển sang lựa chọn thương hiệu của bạn là điều hiển nhiên.

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Xác định điểm khác biệt trong sản phẩm 

Trừ khi bạn đang tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, nếu không có lẽ khách hàng mục tiêu của bạn đã và đang sử dụng các sản phẩm thay thế khác. Do đó, những sản phẩm của bạn không thể chỉ ngang bằng so với đối thủ, mà còn phải có thêm một vài điểm mới mẻ và thú vị để thuyết phục mọi người chuyển đổi thương hiệu.

Sau khi bạn đã viết ra các yếu tố khác biệt trong cạnh tranh, hãy thảo luận những ý tưởng của bạn với đội ngũ phát triển sản phẩm, đồng thời truyền đạt lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng và những bên liên quan.

Phát triển lộ trình chiến lược cấp cao

Lộ trình chiến lược của bạn nên bao gồm một tập hợp các mục tiêu rõ ràng kèm theo kết quả đã được dự đoán từ trước. Những điều này chịu tác động mạnh mẽ bởi thị trường và khách hàng tiềm năng của bạn.

Mỗi khi bạn đưa ra các mục tiêu chiến lược mới, hãy ghi lại chúng trong tài liệu chiến lược cùng với các kết quả, nhằm đo lường mức độ thành công của chúng trong một khoảng thời gian cụ thể.

Phác thảo phương pháp tiếp cận thị trường

Phần cuối cùng trong tài liệu chiến lược sản phẩm cung cấp tổng quan cách bạn sẽ đưa sản phẩm của mình đến thị trường mục tiêu. 

Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhắm mục tiêu đến một phân khúc nhỏ khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của bạn cao nhất, sau đó dần dần mở rộng quy mô đối tượng người dùng. 

Thực hiện quản lý sản phẩm cùng GoSELL

Để tối ưu hóa các chiến lược sản phẩm, bên cạnh những bước đã nêu trên, thì công tác quản lý sản phẩm là một phần không thể thiếu. Khi quản lý sản phẩm tốt thì chỉ số đo lường của các chiến lược sản phẩm càng chính xác và dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra hơn.

Để làm được điều đó, việc ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý được xem như biện pháp khả thi và được rất nhiều các doanh nghiệp triển khai. Chính vì điều này mà GoSELL đã áp dụng tính năng quản lý sản phẩm vào bộ giải pháp bán hàng của mình.

Lợi ích mà tính năng có thể cung cấp cho bạn 

Thực hiện quản lý sản phẩm cùng GoSELL
Thực hiện quản lý sản phẩm cùng GoSELL
  • Tạo / chỉnh sửa / xóa sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng thiết lập từ khóa SEO đi kèm để đưa sản phẩm lên top tìm kiếm.
  • Tạo bộ sưu tập sản phẩm cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm và nhận biết theo đặc tính sản phẩm.
  • Tích hợp bộ lọc tìm sản phẩm theo tên, mã vạch, mã SKU và mã IMEI,…kết hợp với tính năng sắp xếp thứ tự ưu tiên, giúp đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sản phẩm, tăng trải nghiệm mua sắm.
  • Tùy chỉnh giá sản phẩm (giá niêm yết, giá bán, giá gốc sản phẩm, giá bán sỉ, thuế,…) cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Quản lý tồn kho đơn giản với mã barcode, mã SKU, mã IMEI,…giúp dễ dàng theo dõi, tiết kiệm thời gian, công sức của các nhà quản trị.
  • Thiết lập đơn vị quy đổi giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý sản phẩm theo đơn vị đặc biệt.
  • Các kênh bán hàng như Shopee, Lazada, Website, App, GoMUA, các shop bán hàng đều được đồng bộ trên phần mềm quản lý sản phẩm.

Và vô vàn các tính năng hữu ích khác

Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp hàng loạt những tính năng khác hỗ trợ bán hàng và marketing hiệu quả như quản lý khách hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn hàng, tạo mã giảm giá, tạo giá bán sỉ, email marketing,…Mỗi tính năng sẽ đóng vai trò khác nhau trong từng chiến lược sản phẩm của bạn.

Ví dụ, khi thực hiện chiến lược tập trung nhắm vào khách hàng sỉ, bạn có thể thu hút họ bằng cách thiết lập giá bán riêng ưu đãi cho nhóm đối tượng này bằng tính năng tạo giá bán sỉ. Hoặc bạn cũng có thể dùng tính năng CRM để cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất trong chiến lược dịch vụ.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm và làm thế nào để xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khi tìm hiểu bài viết, bạn có thể liên hệ ngay với GoSELL theo Email: hotro@gosell.vn hoặc số Hotline: (028) 7303 0800.

Bài viết cùng chuyên mục