Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Club là gì? Làm thế nào để phân biệt Club với Pub, Bar và Lounge?

Kiến thức

Club là gì? Làm thế nào để phân biệt Club với Pub, Bar và Lounge?

22 Tháng Năm, 2023

Để nói đến những mô hình kinh doanh F&B mang đến lợi nhuận cao thì không thể không kể đến các mô hình kinh doanh Club, Bar, Pub… Và để có thể đầu tư kinh doanh mô hình này hiệu quả thì bạn cần dành thời gian tìm hiểu về những mô hình kinh doanh này. Và đối với mô hình kinh doanh này sẽ cần có những điều kiện trong kinh doanh mà bạn cần tuân thủ. Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Club là gì? Làm thế nào để phân biệt Club với Pub, Bar và Lounge?

Club là gì?

Club hay còn gọi là những câu lạc bộ đêm, hộp đêm, vũ trường đây là một địa điểm giải trí cùng với âm nhạc sôi động, sàn nhảy lớn chuyên hoạt động về ban đêm. Đồ uống tại câu lạc bộ đêm thường là các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, rượu mạnh, cocktail… để kích thích hưng phấn và sôi động.

Đặc điểm của mô hình này có lẽ là mô hình kinh doanh giải trí kết hợp với F&B. Nói cách khác, mô hình này có khu vực sân khấu nhạc sống động, một số nơi có thêm các sàn nhảy để vũ công và DJ có thể chơi nhạc theo hiệu ứng ánh đèn, âm thanh cũng được trang bị có phần nổi bật hơn hẳn.

Các loại hình Club phổ biến

Các loại hình Club phổ biến
Các loại hình Club phổ biến

Sport Club

Đây là loại hình hộp đêm không chỉ phục vụ đồ uống mà còn cả về cơ sở vật chất dành cho các thành viên để họ thoải mái tập luyện. Những bộ môn như: bóng đá, golf, tennis, bơi lội, bida… là những môn thể thao thường gặp ở loại hình này.

Hobby Club

Đây là câu lạc bộ dành cho những người có chung sở thích, đam mê như sưu tầm, họ sẽ tham gia để cùng nhau tận hưởng đồ uống và vui chơi cũng như giao lưu và học hỏi về kinh nghiệm của các thành viên khách.

Professional Club/Society

Những thành viên thuộc vào mô hình này thường sẽ là những người làm một ngành nghề có chuyên môn nhất định như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, nhiếp ảnh… Họ đến để được trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và trò chuyện về những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Điểm chung của mô hình Club, Pub, bar và Lounge

Bar, Pub, Club và Lounge là bốn cái tên thường được sử dụng để chỉ những địa điểm chuyên bán thức uống có cồn như: Rượu, bia… cũng là nơi gặp mặt trao đổi khá thịnh hành, đặc biệt ở một số quốc gia phương Tây.

Đây là những địa điểm thường sẽ hoạt động vào lúc khoảng 9 giờ tối. Tại các nước phương Tây những quán Bar hay Pub sẽ hoạt động sớm hơn. Tại Việt Nam gần như những mô hình này chỉ mở cửa vào buổi tối. Khách hàng bắt buộc phải đủ 18 tuổi trở lên mới cho vào và uống rượu bia theo đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Chinh phục khách hàng Gen Z trong ngành f&b bằng chiến dịch marketing đột phá

Phân biệt Club với Bar, Pub, Lounge

Những mô hình này đều là những địa điểm giải trí của giới trẻ được phép kinh doanh đồ uống có cồn. Tuy nhiên giữa các loại hình kinh doanh này có rất nhiều điểm khác nhau.

Phân biệt Club với Bar, Pub, Lounge
Phân biệt Club với Bar, Pub, Lounge

Đồ uống

  • Bar: Chuyên bán những loại đồ uống như bia hơi, rượu vang, cocktail được các Bartender pha chế.
  • Pub: Pub như một quán rượu chuyên kinh doanh các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail… cùng đồ ăn nhẹ.
  • Lounge: Các loại đồ uống như cocktail, mocktail, Whisky, Bourbon, Brandy, các loại rượu vang khác và cao cấp hơn.

Đồ ăn 

  • Bar: Đồ ăn ở đây cũng có đầy đủ cả thức ăn nhanh hay các suất ăn như tại nhà hàng.
  • Pub: Pub thường chỉ có những món ăn nhẹ như các loại hạt và thường có thêm trái cây tươi.
  • Lounge: Thức ăn ở Lounge đa phần sẽ là đồ ăn nhanh, snack… Nếu bạn lựa chọn trở thành địa điểm tổ thức với tea break thì menu sẽ có đủ mọi món bánh ngon.

Âm nhạc

  • Bar: Các quán bar thường sẽ mở những dòng nhạc như Jazz, Blue, Country, Soul… có những bar cũng sử dụng nhạc EDM tuy nhiên không nhiều.
  • Pub: Những bài nhạc hot, nhạc EDM với âm lượng cực kì lớn tạo không khí sôi động.
  • Lounge: Nhạc lounge theo phong cách tự do với các ca khúc tiết tấu chậm rãi, có nhịp điệu được hoà âm nhẹ nhàng.

Ánh sáng

  • Bar: Đèn sẽ có mức độ từ mờ cho đến sáng vừa phải, một số bar sẽ sử dụng ánh sáng chói nhiều màu sắc. Một số bar có lắp đèn chiếu trong khu vực đồ uống và đường đi lại, nhưng chủ yếu là dùng nến với ánh sáng vừa phải.
  • Pub: Cũng tương tự với Bar, các quán pub sẽ có mức sáng mờ vừa phải, một số nơi sẽ sử dụng ánh sáng mạnh.
  • Lounge: Một số bar sẽ để dành lại một phần diện tích nhỏ cho lounge và khách có mặt tại lounge dạng này đều là fan ruột của quán. Ánh sáng của Lounge sẽ rõ hơn Bar và Pub.

Hoạt động

  • Bar: Thường sẽ có những hoạt động như ca sĩ hát, DJ, các hoạt động náo nhiệt tạo cho không khí sôi động hơn.
  • Pub: Đến pub, các khách hàng thường lựa chọn thức uống phù hợp để nhâm nhi, trò chuyện, lắng nghe âm nhạc không quá ồn ào.
  • Lounge: Đến lounge, khách hàng có thể tận hưởng không gian thưởng thức cocktail nhẹ nhàng, trò chuyện với không gian riêng tư, ít người.

Chi phí

  • Bar: Chi phí chỉ thấp hơn Lounge.
  • Pub: Nếu so sánh giữa pub có tổng giá bán một thức uống không quá đắt.
  • Lounge: Là loại hình cao cấp và đắt đỏ nhất.

Phong cách phục vụ

  • Bar: Thường bar sẽ có không gian ngồi cạnh quầy để có thể xem Bartender pha chế đồ uống và trò chuyện cùng họ. Bên cạnh đó, quán cũng sẽ có bàn ghế được đặt cố định trong quán. Ngoài việc cung cấp thức uống và đồ ăn, một số quán Bar còn thu hút khách hàng bằng các dịch vụ khác như bản phi tiêu, trò chơi điện tử, bàn bida hoặc các chương trình nhạc sống, vũ công, ca sĩ…
  • Pub: Không khí trong Pub khá yên tĩnh, không quá náo nhiệt, cũng không có sàn nhảy, DJ hoặc ca sĩ nổi tiếng, vũ đoàn… Vì vậy nếu muốn có một không gian dành cho gia đình nhưng vẫn muốn được “phiêu” thì hãy đến Pub để cảm nhận.
  • Lounge: Là loại hình với không gian nghiêng về vẻ thanh lịch, sang trọng nhưng mát mẻ và dễ chịu, hay sử dụng những chiếc bàn ghế sofa nhỏ sẽ cung cấp cho khách hàng cảm giác thư thái để chuyện trò bên bè bạn hoặc tận hưởng bản nhạc với nhịp điệu du dương, nhẹ nhàng.

Xem thêm: Bật mí bí quyết kinh doanh quán pub hút khách

Điều kiện cần để xin cấp phép kinh doanh Club

Điều kiện cần để xin cấp phép kinh doanh Club
Điều kiện để xin cấp phép kinh doanh Club

Theo chương 7 nghị định 103/2009 (được sửa đổi vào 1/2012) về việc kinh doanh mô hình vũ trường, hộp đêm:

  • Cần có giấy cấp phép kinh doanh loại hình có điều kiện và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp.
  • Các mô hình này cần phải có diện tích mặt bằng lớn hơn 80m2, không gần khu vực trường học, bệnh viện, di tích lịch sử, tôn giáo, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m2 trở lên, đảm bảo điều kiện về cách âm, chống ồn, cháy nổ.
  • Trang thiết bị trong kinh doanh phải đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng.
  • Phù hợp với quy hoạch về quán bar, vũ trường của từng địa phương.
  • Nếu có kinh doanh rượu, thuốc lá thì phải có giấy phép kinh doanh các mặt hàng này và nộp đầy đủ các loại thuế.
  • Các mô hình kinh doanh này phục vụ đồ ăn thức uống phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo các vấn đề về an ninh trật tự, không hoạt động sau 12 giờ đêm đến 08 giờ sáng.
  • Đối với các mô hình nằm trong cơ sở lưu trú du lịch hạng từ 4 sao trở lên hoặc cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 02 giờ sáng.
  • Không cho phép người dưới 18 tuổi làm việc hoặc khiêu vũ, sử dụng dịch vụ tại vũ trường.

Khi kinh doanh Club, bạn không chỉ cần đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng đạt chuẩn, mà cần phải có một phần mềm quản lý chuyên biệt FnB để quản lý hoạt động kinh doanh một cách tối ưu nhất.

Ứng dụng phần mềm vào quản lý mô hình Club

Ứng dụng phần mềm vào quản lý mô hình Club
Sử dụng phần mềm quản lý mô hình Club

GoF&B được biết đến là phần mềm quản lý chuyên biệt dành cho ngành hàng ăn uống và là phần mềm quản lý hiệu quả hàng đầu trên thị trường. Giúp công việc kinh doanh các mô hình như quán Bar, Club, Lounge… trở nên dễ dàng hơn: 

  • Quản lý order: Phục vụ có thể lên order cho khách hàng ngay trên điện thoại hoặc Tablet có tích hợp phần mềm.
  • Quản lý thanh toán: Hệ thống sẽ tự động tính tiền và xuất hóa đơn đối chiếu. Phần mềm hỗ trợ các hình thức thanh toán như: Ví điện tử, banking, quẹt thẻ…
  • Quản lý tồn kho: Hỗ trợ người bán quản lý tồn kho nguyên vật liệu để kịp thời đáp ứng nhu cầu nhập/xuất tồn kho.
  • Quản lý sản phẩm: Giúp người bán thuận tiện theo dõi tình trạng sản phẩm để phản hồi nhanh chóng với khách hàng.
  • Quản lý chi nhánh: Hỗ trợ người bán theo dõi tình hình kinh doanh và hoạt động của cửa hàng/chi nhánh một cách chi tiết.
  • Quản lý khách hàng: Quản lý chi tiết thông tin khách hàng từ lịch sử ghé quá cho đến món đồ uống, đồ ăn yêu thích.
  • Quản lý nhân viên: Không cần có mặt tại quán, chủ quán vẫn có thể quản lý các hoạt động của nhân viên được lưu trữ trên phần mềm.
  • Quản lý nhà cung cấp: Quản lý các thông tin chi tiết của nhà cung cấp, hỗ trợ tối ưu hóa quy trình nhập hàng và đa dạng nguồn cung.
  • Quản lý doanh thu: Chủ quán có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động thu chi, lãi lỗ theo ngày, tuần, tháng… với biểu đồ trực quan.

Kết luận

Để có thể phân biệt được các mô hình kinh doanh Club, Pub, Bar và Lounge thì bạn cần nắm được những điểm nổi bật của từng loại hình kinh doanh. Và với những chia sẻ trên của GoSELL, mong rằng đã giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa những mô hình này.

Bài viết cùng chuyên mục