Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Decision Tree là gì? Trưng bày sản phẩm hiệu quả trong ngành bán lẻ

Kiến thức

Decision Tree là gì? Trưng bày sản phẩm hiệu quả trong ngành bán lẻ

24 Tháng Mười, 2023

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi chú ý đến chuỗi cung ứng cũng như thiết kế các chương trình bán hàng hẳn đã từng nghe qua sơ đồ Decision tree hay Cây quyết định. Decision Tree được xem là một công cụ quan trọng và có ý nghĩa dự báo kết quả đối với các quyết định phân phối. Đặc biệt, Decision tree được ứng dụng nhiều trong việc hoạch định chiến lược trưng bày sản phẩm một cách hiệu quả tại các cửa hàng, điểm bán lẻ. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Decision Tree là gì?

Decision Tree hay Cây quyết định là một dạng sơ đồ phân cấp, được xây dựng dựa theo quy luật của mối quan hệ nguyên nhân & kết quả. Dạng sơ đồ này cho phép người sử dụng dự báo được kết quả của các lựa chọn. Từ đó, Decision tree có có thể được xem như một công cụ lập kế hoạch giúp điều hướng đến mục tiêu mong muốn. 

Decision Tree là gì?
Định nghĩa Decision Tree

Lấy một ví dụ để nói rõ hơn về cây quyết định tác động đến hoạt động kinh doanh. Theo đó, bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa nhưng lo lắng về tỷ lệ thành công của mô hình kinh doanh này. Khi áp dụng sơ đồ Decision tree, bạn sẽ có cho mình 2 lựa chọn là mở cửa hàng hoặc không mở. 

Tiếp đến, nếu mở cửa hàng thì lại có 2 trường hợp có thể xảy ra: kinh doanh hiệu quả hoặc kinh doanh thất bại. Dựa vào đó ước tính nếu kinh doanh thành công sẽ lãi 40 triệu đồng, trong khi nếu kinh doanh thất bại, bạn sẽ lỗ 30 triệu đồng. 

Xem xét nhu cầu của thị trường, nhận thấy nhu cầu mua sắm xung quanh đang tăng cao, cộng thêm sự cạnh tranh thấp do có ít cửa hàng đối thủ. Từ đó cho thấy tiềm năng để kinh doanh thành công đang lớn hơn so với nguy cơ thất bại một cách rõ rệt.

Ví dụ trên cho thấy sơ đồ Decision tree có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng là nên mở cửa hàng. Ở đây, cây quyết định đã phát huy ý nghĩa là công cụ hỗ trợ con người đưa ra quyết định nhờ dự đoán trước được kết quả. 

Ưu & nhược điểm của mô hình Decision Tree

Decision Tree được nhiều doanh nghiệp sử dụng một cách rộng rãi trong quá trình kinh doanh. Tuy vậy, bất cứ mô hình nào cũng có những ưu, nhược điểm của riêng mình, cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Ưu điểm

  • Decision tree mô tả dữ liệu trực quan, dễ hiểu, có thể được ứng dụng cho đa dạng lĩnh vực. Người sử dụng có thể tự xây dựng được một sơ đồ Decision tree ngay sau khi được giải thích ngắn gọn về bản chất của nó. 
  • Dữ liệu đầu vào cho sơ đồ Decision tree không cần chuẩn hóa, có thể là dữ liệu giá trị bằng số hoặc dữ liệu có giá trị là các thông tin hữu ích. 
  • Sơ đồ Decision tree cho biết kết quả nhanh chóng từ các giá trị nhập vào, giúp nhà chiến lược tiết kiệm được thời gian ra quyết định.

Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp

Nhược điểm

  • Sơ đồ cây quyết định phụ thuộc rất lớn vào dữ liệu đầu vào. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ trong dữ liệu, cấu trúc mô hình của cây quyết định có thể bị thay đổi hoàn toàn.
  • Kết quả dự báo cho ra từ sơ đồ Decision tree chỉ có giá trị tại thời điểm sử dụng. Vì vậy, nếu muốn ứng dụng cây quyết định trong lĩnh vực tài chính – kinh doanh thì phải cập nhật liên tục theo thời gian thực. 
  • Sơ đồ Decision tree có tính sai số. Hay nói cách khác, kết quả dự báo của cây quyết định chỉ mang tính chất dự báo, không thể đảm bảo tỷ lệ chính xác tuyệt đối. 

Ứng dụng Decision Tree khi trưng bày sản phẩm ở cửa hàng bán lẻ

Trưng bày sản phẩm theo mô hình Decision tree giúp khách hàng dễ dàng nhìn thấy sản phẩm mình mong muốn, so sánh với các sản phẩm tương đương và ra quyết định mua sắm một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Tùy vào mục đích cũng như lĩnh vực kinh doanh, mô hình cây quyết định trong trưng bày sản phẩm cũng có thể khác nhau. Tuy vậy, đa phần bạn sẽ cần thực hiện 3 bước cơ bản sau đây:

Xác định insight khách hàng

Để đưa ra quyết định mua sắm, khách hàng sẽ cần cân nhắc các yếu tố cơ bản bao gồm:

  • Mức độ uy tín, tin tưởng với thương hiệu
  • Chất lượng sản phẩm 
  • Khối lượng sản phẩm 
  • Giá bán sản phẩm
  • Hình thức bao bì
  • Trải nghiệm khi mua sắm 
Xác định insight khách hàng
Xác định insight khách hàng

Tùy theo từng ngành hàng, mức độ quan trọng cũng như thứ tự ưu tiên các yếu tố trên có thể được sắp xếp theo các mức độ khác nhau. Đơn cử, khách hàng khi chọn mua thực phẩm, các yếu tố về nguyên liệu tươi, sạch; hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt sẽ được ưu tiên hơn cả.

Trong khi đó với ngành thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính thì uy tín, niềm tin đối với thương hiệu luôn xếp hạng đầu tiên. Ví dụ điển hình như Apple – thương hiệu dẫn đầu thị trường công nghệ hiện tại, nhờ danh tiếng uy tín của mình nên khách hàng luôn ưa chuộng các sản phẩm của thương hiệu này mặc dù giá bán là tương đối cao. 

Bởi mức độ quan trọng cũng như sự thay đổi theo từng ngành khác nhau nên việc xác định đúng insight khách hàng là vô cùng quan trọng. Xác định được điều này sẽ cho phép người bán dự báo được quy trình ra quyết định mua hàng của họ. Từ đó, việc đưa ra chiến lược trưng bày hàng hóa sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.  

Sắp xếp danh mục sản phẩm theo sơ đồ Decision Tree

Một trong những nguyên nhân khiến khách hàng khó đưa ra được quyết định mua sắm một cách nhanh chóng chính là bởi sự đa dạng trong danh mục sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự cạnh tranh cùng ngành giữa các thương hiệu lớn với nhau như Coca Cola và Pepsi hay Samsung và Apple,…

Với số lượng sản phẩm ngày càng lớn trong cùng một ngành, các cửa hàng bán lẻ sẽ cần sắp xếp theo sơ đồ hợp lý để khách hàng có thể nhìn thấy và đưa ra quyết định một cách dễ dàng. Không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ, việc sắp sắp xếp danh mục sản phẩm dựa trên sơ đồ Decision tree còn đáp ứng đúng logic tâm lý mua hàng. 

Khi khách hàng có một nhu cầu nào đó, họ sẽ thường sẽ không hình dung ra một sản phẩm cụ thể mà sẽ hướng đến danh mục các sản phẩm theo nhu cầu của mình. Khi đã giúp khách hàng thuận tiện hơn ở quá trình này, quá trình mua sắm của khách hàng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, hạn chế những đắn đo không cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả

Lựa chọn vị trí trưng bày sản phẩm

Sau khi nắm bắt được Insight người tiêu dùng, hiểu nguyên tắc trưng bày sản phẩm theo đúng danh mục, bước tiếp theo mà một cửa hàng bán lẻ cần làm chính là lựa chọn vị trí trưng bày sản phẩm tại cửa hàng. 

Không phải lúc nào, thương hiệu nào cũng có đủ ngân sách để đầu tư mạnh vào các vị trí trưng bày sản phẩm. Do đó, việc ứng dụng Decision tree trong trưng bày sản phẩm tại điểm bán là giải pháp hiệu quả dành cho mọi doanh nghiệp.

Lựa chọn vị trí trưng bày sản phẩm
Lựa chọn vị trí trưng bày sản phẩm

Hãy lưu ý không nên trưng bày sản phẩm một cách tùy tiện, tràn lan. Điều quan trọng sản phẩm của bạn cần xuất hiện tại đúng danh mục của nó. Nghĩa là đặt cạnh sản phẩm có thể thay thế đối thủ để khách hàng dễ dàng so sánh về chất lượng, khối lượng, giá bán và thiết kế bao bì. 

Với một cửa hàng kinh doanh nhiều danh mục sản phẩm, việc quản lý chính xác là điều vô cùng cần thiết. Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL với tính năng quản lý tối ưu sản phẩm sau đây chắc chắn sẽ là giải pháp dành cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ hiện đại.

Cùng giải pháp GoSELL quản lý tối ưu các sản phẩm trong quá trình bán hàng

Tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL

Là một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, GoSELL mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều các tính năng tiện ích hỗ trợ quá trình quản lý bán hàng. Trong đó, tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp quản lý chính xác danh mục, số lượng từng loại sản phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể tạo mới sản phẩm, bộ sưu tập sản phẩm một cách nhanh chóng trên hệ thống quản lý của GoSELL. Bạn có thể thêm các mô tả cho từng loại sản phẩm cũng như hình ảnh hiển thị giúp nhân viên hay khách hàng có thể dễ dàng nắm được các thông tin chi tiết về một sản phẩm nhất định. 

Tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL
Tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL

Với cửa hàng kinh doanh số lượng lớn sản phẩm, GoSELL cho phép chủ doanh nghiệp tìm kiếm theo tên, mã vạch, mã SKU và mã IMEI của từng sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lọc bộ sưu tập sản phẩm theo chi nhánh, nền tảng, kênh bán và trạng thái sản phẩm. 

Đồng bộ quản lý sản phẩm đa kênh

Với phần mềm GoSELL, các doanh nghiệp có thể dễ dàng đồng bộ cập nhật giá khi kinh doanh trên nhiều kênh khác nhau. Bạn có thể thiết lập và tùy chỉnh giá của sản phẩm (giá niêm yết, giá bán, giá gốc sản phẩm), các loại thuế cho từng loại mặt hàng (VAT, thuế bán hàng, thuế nhập hàng hoặc trường hợp cần áp dụng thuế) hay giá bán sỉ cho từng đối tượng khách hàng. 

Đặc biệt, hệ thống của GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý đồng bộ kho hàng khi bán hàng ở nhiều kênh bán hàng khác nhau. Không chỉ quản lý chính xác số lượng sản phẩm ở các chi nhánh, cửa hàng vật lý, GoSELL còn hỗ trợ quản lý kho hàng đồng bộ ở các nền tảng bán hàng trực tuyến như website, app bán hàng, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,GoMUA) hay các nền tảng mạng xã hội phổ biến (Facebook, Zalo). 

Có thể nói, GoSELL chính là một giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống của GoSELL còn cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích khác mà doanh nghiệp có thể tìm hiểu để kinh doanh hiệu quả.

Bài viết cùng chuyên mục