Trang chủ » Bài học kinh doanh » Đơn hàng bán lẻ tăng vọt: Cơ hội hay thách thức cho siêu thị trực tuyến?

Bài học

Đơn hàng bán lẻ tăng vọt: Cơ hội hay thách thức cho siêu thị trực tuyến?

22 Tháng Sáu, 2022

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, đơn hàng bán lẻ online tại các cửa hàng kinh doanh và siêu thị không ngừng tăng cao. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đảm bảo nguồn doanh thu, gia tăng cơ hội phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi chuỗi cung ứng đứt gãy và tình trạng thiếu nhân lực đang tạo áp lực nặng nề lên các hệ thống này.

Đơn hàng bán lẻ tăng vọt

Tình trạng đơn hàng bán lẻ tại các chuỗi siêu thị lớn

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ 0h ngày 31/5 đến nay, TP. HCM liên tục thực hiện giãn cách xã hội để hạn chế di chuyển và tụ tập đông người. Trong giai đoạn này, hầu hết các cơ sở kinh doanh trực tiếp hay bán hàng online thuộc nhóm hàng không thiết yếu đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực – thực phẩm có sự tăng trưởng nhảy vọt. Và với tình hình ngừng hoạt động của chợ truyền thống, nguồn cung hàng hóa đổ dồn về các cơ sở kinh doanh trực tuyến và siêu thị.

Cụ thể, từ khi bắt đầu thực hiện giãn cách đến nay, số lượng đơn hàng bán lẻ thông qua các kênh online tăng 300% – 600% so với thời điểm trước dịch. Các hệ thống phân phối chủ lực như SATRA, Winmart, AEON MALL, Bách Hóa Xanh, Lotte Mall… đang đứng trước số lượng đơn hàng đặt mua khổng lồ, chiếm đến 80% tổng doanh thu bán ra mỗi ngày.

Tình trạng đơn hàng bán lẻ tại các chuỗi siêu thị lớn
Các chuỗi hệ thống bán lẻ đối mặt với một lượng lớn đơn hàng sau mùa dịch

Riêng Bách Hóa Xanh, đơn vị này cho biết mỗi ngày có hơn 60.000 đơn đặt hàng online tại khu vực TP. HCM. Đây là một con số cao khủng khiếp, góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh số, tuy nhiên doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý toàn bộ đơn hàng.

Đơn hàng bán lẻ tăng đột biến: Cơ hội đi cùng thách thức

Để đảm bảo an toàn cho người bán và người mua, tính đến nay đã có hơn 100 chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối trên địa bàn TP. HCM tạm ngưng hoạt động. Kèm theo đó là chính sách “ai ở đâu ở yên đó”, khiến người dân không thể tự đi mua sắm, từ đó dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các đơn hàng online.

Đơn hàng bán lẻ tăng đột biến: Cơ hội đi cùng thách thức
Điều đó cũng mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để tiếp cận số lượng khách hàng lớn

Nhận thấy nhu cầu đặt hàng online thông qua các ứng dụng hoặc website trực tuyến ngày càng cao, các doanh nghiệp/cửa hàng/siêu thị bắt đầu chuyển dịch mạnh mẽ từ hình thức bán hàng trực tiếp sang kinh doanh online để phục vụ nhanh và đầy đủ nhất các nhu cầu về thực phẩm, hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng.

Xem thêm: 6 lý do doanh nghiệp nên dùng phần mềm quản lý đa cửa hàng bán lẻ

Đồng thời, đây được xem là cơ hội tốt để các cửa hàng và hệ thống siêu thị thúc đẩy các chiến dịch quảng bá để tiếp cận một lượng khách hàng mục tiêu khổng lồ, từ đó tối ưu quá trình quản lý cũng như bán hàng, để mang về nguồn doanh thu ổn định và tăng trưởng nhanh chóng.

Khó khăn cho quy trình quản lý đơn hàng

Tuy nhiên, với số lượng đơn hàng tăng đột biến, hầu hết các siêu thị trực tuyến đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn và giao hàng. Một phần là do thiếu hụt nhân sự cho cửa hàng, bởi dịch bệnh đã khiến một lượng lớn lao động trở về quê, một phần xuất phát từ mạng lưới giao hàng và số lượng shipper khan hiếm.

Đặc biệt, khó khăn lớn nhất xuất phát từ vấn đề thiếu hụt hàng hóa khi người dân “tranh thủ” trữ lương thực trong khi nhập hàng về rất khó khăn. Do đó, số lượng đơn hàng đáp ứng đủ yêu cầu và giao đúng ngày chỉ chiếm khoảng 40 – 50% trong tổng số đơn mà siêu thị tiếp nhận.

Bên cạnh đó, một số siêu thị có kho hàng nằm ngoài TP.HCM hoặc thiếu hụt nguồn vốn do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như Saigon Co.op, Bon Grocer (Quận 3), Lotte Nam Sài Gòn (Quận 7), Lotte Phú Thọ (Quận 11), Co.opmart Cao Thắng (Quận 10)… và nhiều cửa hàng tiện lợi trên địa bàn đã phải tạm thời ngừng hoạt động.

Mặc dù vậy, đứng trước những thách thức trên, phần lớn các doanh nghiệp cho biết, họ vẫn đang tăng cường thêm chủng loại mặt hàng, phát triển các combo, tạo ra các hình thức mua hàng theo nhóm và bình ổn mức giá tối đa. Nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm luôn dồi dào và đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của các đơn hàng bán lẻ trực tuyến.

Bài viết cùng chuyên mục