Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » ERP là gì? Mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp như thế nào?

Kiến thức

ERP là gì? Mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp như thế nào?

24 Tháng Mười Hai, 2023

Hiện nay, việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ xu hướng mà là giải pháp hiệu quả giúp nhà kinh doanh tạo ra tiềm lực và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả trong môi trường ngày càng cạnh tranh hiện nay. Vậy ERP là gì và phù hợp với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu nhé!

ERP là gì? Mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp như thế nào?

ERP là gì?

ERP là viết tắt của “Enterprise Resource Planning”, được hiểu là “Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Những khái niệm cấu thành E-R-P cụ thể như sau:

  • Enterprise (Doanh nghiệp): Đơn vị ứng dụng hệ thống phần mềm để tận dụng được các nguồn tài lực và quản lý hoạt động một cách hiệu quả nhất.
  • Resource (Nguồn lực): Những tài nguyên, tài sản có sẵn liên quan đến doanh nghiệp hoặc là những giá trị được doanh nghiệp tạo ra mỗi ngày.
  • Planning (Hoạch định): Các dự định, kế hoạch được các phòng ban đề ra để giải quyết công việc ngắn hạn hoặc dài hạn

Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Các thành phần của ERP

Có thể hiểu một cách đơn giản thì ERP là một mô hình công nghệ tất cả trong một giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tất cả hoạt động kinh doanh, ghi nhận, lưu trữ và phân tích thông tin dữ liệu một cách tự động hoá. Trong đó tích hợp nhiều công cụ quản lý như: quản lý nhân sự, sản phẩm, chi phí, vận chuyển, kho hàng, kế toán và vận hành hoạt động rất phù hợp với các doanh nghiệp. Và một hệ thống ERP đầy đủ sẽ tập hợp các phân hệ như sau:

  • Kế toán tài chính (Finance).
  • Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control).
  • Quản lý mua hàng (Purchase Control).
  • Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution).
  • Quản lý dự án (Project Management).
  • Quản lý nhân sự (Human Resource Management).
  • Quản lý dịch vụ (Service Management).
  • Quản lý hàng tồn kho (Stock Control).
  • Báo cáo thuế (Tax Reports).
  • Báo cáo quản trị (Management Reporting).

Bên cạnh đó, một số phần mềm ERP hiện nay còn tích hợp thêm các giải pháp liên kết các module cố định với những thiết bị điện tử hỗ trợ như điện thoại di động, máy quét mã vạch, laptop…

ERP là gì?
ERP là gì?

Mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp như thế nào?

ERP được xây dựng với mục đích giúp các doanh nghiệp xử lý các khó khăn gặp phải trong quá trình quản lý và vận hành. Một số mô hình doanh nghiệp phù hợp có thể kể đến như sau:

  • Doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo máy móc.
  • Doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ.
  • Doanh nghiệp ngành công nghiệp sắt, thép.
  • Doanh nghiệp kinh doanh xây dựng – bất động sản.
  • Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng – trang thiết bị nội thất
  • Doanh nghiệp khai thác mỏ – khoáng sản.
  • Doanh nghiệp vận tải – logistic.
  • Doanh nghiệp kinh doanh dược và thực phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc ứng dụng ERP khi đã xem xét và đánh giá chính xác mình đã rời vào một trong 3 tình huống sau:

  • Doanh nghiệp nhầm lẫn trong các hoạt động nhập / xuất và chuyển dữ liệu, ví dụ như: Nhầm lẫn giao hàng cho khách, chồng chéo thông tin hoá đơn… dẫn đến các nguồn lực trong doanh nghiệp không thể phối hợp nhịp nhàng và đưa ra quyết định chính xác.
  • Doanh nghiệp tăng nhanh về khối lượng đơn hàng khiến doanh nghiệp không kiểm soát được các dòng chảy thông tin của mình.
  • Doanh nghiệp đang làm việc với bộ máy cồng kềnh khiến các công việc cứ lặp đi lặp lại không đạt hiệu quả cao.

ERP sẽ xây dựng một nền tảng bền vững khi ứng dụng vào doanh nghiệp, xử lý các bài toán khó mà những bộ máy cồng kềnh không thể thực hiện được, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động và vận hành.

Mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp như thế nào?
Mô hình ERP phù hợp với doanh nghiệp nào?

Mặt hạn chế của mô hình ERP

Không thể phủ nhận lợi ích mà ERP mang đến là rất lớn. Nhưng khách quan mà nói thì nó cũng tồn tại một vài hạn chế có thể kể đến như:

  • Không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. 
  • Không cho phép tách rời từng ứng dụng phục vụ các công đoạn làm việc. 
  • Không đáp ứng được việc triển khai giải pháp công nghệ với tốc độ làm việc của bên cung cấp phần mềm và tốc độ làm quen với phương thức làm việc mới của doanh nghiệp. 
  • Hệ thống cồng kềnh, vấn đề bảo mật, yêu cầu sao lưu và khôi phục dữ liệu cũng phải tính toán thật kỹ lưỡng.
  • Khó nâng cấp khi doanh nghiệp cần thay đổi.

Không thể phủ nhận bất cứ mô hình nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng và mô hình này cũng không ngoại lệ. Quan trọng là bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình như kết hợp với một phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt hỗ trợ song song để mang lại lợi ích trong việc phối hợp công việc, khả năng tùy biến cao, rút ngắn thời gian quản lý, tăng hiệu suất kinh doanh, cải thiện doanh số mạnh mẽ.

Mặt hạn chế của mô hình ERP
Mặt hạn chế của mô hình ERP

Xem thêm: Bí quyết nghiên cứu thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Nhân đôi hiệu quả của mô hình ERP với phần mềm hỗ trợ bán hàng GoSELL

Trong khi ERP chưa thể bao quát được tất cả bài toán doanh nghiệp gặp phải, sự bổ trợ tính năng từ phần mềm của GoSELL sẽ là nút kết hợp hoàn hảo, giúp doanh nghiệp quản trị vận hành toàn diện và hiệu quả hơn.

Các giải pháp hỗ trợ bán hàng của GoSELL

Phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng GoSELL là giải pháp hữu hiệu giúp bạn kinh doanh đạt tối đa hiệu quả, thu về lợi nhuận cao vượt trội, cùng với đa dạng giải pháp bán hàng vượt trội, hiện đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng và đánh giá cao:

  • GoWEB: Thiết kế Website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn thương mại điện tử chỉ trong 10 phút.
  • GoAPP: Tạo App bán hàng với thương hiệu của riêng trên cả hai hệ điều hành Android và iOS.
  • GoPOS: Phần mềm quản lý bán hàng đa tiện ích giúp quản lý cửa hàng dễ dàng và chuyên nghiệp.
  • GoLEAD: Công cụ thiết kế Landing page hấp dẫn, thu thập dữ liệu khách hàng và chốt sale hiệu quả.
  • GoSOCIAL: Giải pháp kết nối và đồng bộ Fanpage Facebook và Zalo Official Account giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Nhân đôi hiệu quả mô hình ERP với phần mềm hỗ trợ bán hàng GoSELL
Nhân đôi hiệu quả mô hình ERP với phần mềm hỗ trợ bán hàng GoSELL

Các tính năng hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp

GoSELL là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng khác nhau trên một nền tảng duy nhất.

  • Quản lý khách hàng: Dễ dàng lưu trữ thông tin khách hàng theo nhóm người tiêu dùng cụ thể và chi tiết
  • Quản lý nhân viên: Quản lý nhân viên có quyền giới hạn quyền truy cập trong hệ thống, kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh. 
  • Quản lý cửa hàng / chi nhánh: Kiểm tra sản phẩm, kho hàng, đơn hàng của tất cả cửa hàng / chi nhánh mọi lúc, mọi nơi.
  • Quản lý sản phẩm: Tính năng cho phép quản lý sản phẩm đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh một cách dễ dàng, tránh thất thoát hàng hóa.
  • Quản lý đơn hàng: Xử lý hàng loạt đơn hàng đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh theo một quy trình tối ưu.
  • Quản lý kho hàng: Giúp kiểm soát toàn bộ số lượng hàng tồn kho chính xác và theo dõi được biến động hàng hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng. 
  • Quản lý nhà cung cấp: Dễ dàng quản lý thông tin các nhà cung cấp của mình thông qua lịch sử giao dịch, công nợ, thêm mới, xóa bỏ hay cập nhật thông tin nhà cung cấp.
  • Sổ quỹ: Cho phép tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp, quản lý hiệu suất làm việc của từng nhân viên, tìm kiếm các giao dịch nhanh chóng với độ chính xác cao.

Và vô vàn những tính năng tiện ích khác

GoSELL tự tin là thương hiệu đi đầu trong việc nâng cao trải nghiệm của tính năng đồng bộ sản phẩm. Chỉ cần hành động đăng tải sản phẩm một lần duy nhất trên trang quản trị GoSELL, mọi thông tin sản phẩm sẽ được cập nhật lên các kênh bán hàng Shopee, Lazada, GoMUA… Khi đó, nhà bán hàng có thể kiểm soát và thống kê chính xác, chi tiết thông tin sản phẩm, khách hàng, số lượng đơn hàng trên từng kênh. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian để quản lý sản phẩm để yên tâm tập trung vào hoạt động bán hàng gia tăng lợi nhuận.

Không chỉ vậy, GoSELL còn tích hợp rất nhiều tính năng tiện ích khác giúp cho bạn kinh doanh đột phá, nâng cao hiệu quả bán hàng một cách vượt trội nhất. Hãy liên hệ với GoSELL để tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!

Kết luận

Nói tóm lại, phương pháp kết hợp hệ thống ERP và phần mềm hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp GoSELL sẽ là gợi ý cho các doanh nghiệp đang cần một hệ thống quản trị vận hành song song và toàn diện, vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, vừa linh hoạt thay đổi trước những tùy biến phát sinh và nâng cấp. 

Bài viết cùng chuyên mục