Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Bán hàng đa kênh là gì? Xu hướng bán hàng đa kênh hiệu quả bạn cần biết

Kiến thức

Bán hàng đa kênh là gì? Xu hướng bán hàng đa kênh hiệu quả bạn cần biết

25 Tháng Bảy, 2023

Bán hàng đa kênh được xem là chiến lược kinh doanh hiệu quả trong thời đại 4.0. Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc thu hút khách hàng và nắm bắt thị trường tốt nhất. Hãy cùng GoSELL tìm hiểu kỹ hơn về hình thức kinh doanh đa kênh này ngay bên dưới nhé.

xu hướng bán hàng đa kênh mới nhất

Bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh (OmniChannel Retailing – OCR) là hình thức cung cấp dịch vụ mua sắm cho khách hàng trên nhiều kênh khác nhau. Với mô hình này khách hàng sẽ có trải nghiệm mua sắm liền mạch và không bị gián đoạn.

Một số kênh bán hàng phổ biến trong mô hình Omnichannel:

  • App bán hàng
  • Website bán hàng
  • Mạng xã hội (Facebook, Zalo)
  • Email
  • Youtube
  • Sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada…)
  • Và một số các kênh truyền thông khác: Affiliate Marketing, KOL, KOC.
bán hàng đa kênh omnichannel
Bán hàng đa kênh là gì?

Ưu và nhược điểm của bán hàng đa kênh

Ưu điểmNhược điểm
  • Cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về hàng tồn kho, vận chuyển, dòng tiền…
  • Dễ dàng đo lường hiệu quả và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai.
  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và thực hiện các chiến dịch marketing trên phạm vi rộng.
  • Tối ưu ngân sách đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh mà không nhất thiết phải mở thêm chi nhánh.
  • Tăng độ phủ sóng cho thương hiệu trên các kênh, tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc khách hàng từ đó tăng lượt chuyển đổi chốt đơn thành công.
  • Hiệu suất bán hàng có nguy cơ giảm nếu mô hình vận hành không phù hợp, các chiến dịch marketing không mang lại hiệu quả cao và không đánh trúng vào đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Tiềm ẩn những rủi ro về tài chính và nguồn nhân lực nếu các hoạt động trên các kênh bán không được đảm bảo.
  • Tốn nhiều thời gian trong việc lựa chọn và kiểm chứng kênh bán hàng hiệu quả.
  • Các đầu công việc (quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho…) trên mỗi kênh rời rạc và không sự đồng bộ trên 1 nền tảng duy nhất.

Xem thêm: Các vấn đề trong quản lý bán hàng đa kênh và cách giải quyết 

Xu hướng bán hàng đa kênh hiện nay

Theo khảo sát cho thấy: Tính đến cuối năm 2021 thì số lượng người mua sắm online là 2.14 tỷ – tức chiếm gần 30% dân số thế giới. Con số này cho thấy xu hướng bán hàng đa kênh Omnichannel sẽ tiếp tục trở thành một điều tất yếu đối với các nhà bán lẻ nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Cùng khám phá xem đó là những xu hướng nào nhé.

Bán hàng trên mạng xã hội

Đến năm 2022, 82% tổng traffic trực tuyến sẽ đến từ video và theo dự đoán một người bình thường sẽ dành khoảng 100 phút/ngày để xem video. Điều này cho thấy video ngày càng có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng. Song song đó: Có 55% người tiêu dùng nói rằng video giúp họ tìm ra những thương hiệu, sản phẩm cần thiết và 55% trả lời rằng họ có xem video khi mua sắm tại cửa hàng.

Xem thêm: Người Việt dành ra hàng nghìn tỷ đồng cho quảng cáo mạng xã hội

Giao dịch không chạm/không tiếp xúc

Theo một cuộc khảo sát, có 67% khách hàng nói rằng có khả năng họ vẫn muốn tiếp tục việc đặt đơn và thanh toán online, ngay cả khi đại dịch kết thúc. Đây không chỉ là một xu hướng dài hạn mà còn là tâm lý chung của người mua.

Các nhà bán lẻ và thương hiệu vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển ứng dụng mua sắm tại cửa hàng. Nếu khách hàng thích những trải nghiệm tại app, thì họ vẫn có thể mua sắm bình thường. Tuy nhiên, nếu không có những cập nhật hướng tới tăng sự tiện ích và an toàn, thì các thương hiệu có thể không khai thác được tối đa những tính năng tuyệt vời của xu hướng Omnichannel.

Quản lý trả hàng giúp bạn có được lợi thế cạnh tranh

Khách hàng luôn là trung tâm của những nhà bán lẻ, vì vậy các nhà bán lẻ cần phải giải quyết được việc quản lý trả hàng. Hiểu một cách cụ thể: Với 30% số đơn hàng đặt online bị trả lại, nhà bán lẻ cần đặt mình vào vị trí của khách hàng và đơn giản hóa quá trình, đây chính là lúc tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ kinh doanh cùng phân khúc.

Khách hàng ngày càng ưa chuộng chat online với cửa hàng

Trước khi đại dịch xảy ra thì khi mua sắm tại các cửa hàng truyền thống, khách hàng sẽ tiếp cận với những nhân viên bán hàng có kiến thức về sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại, việc mua sắm online cũng có thể có được đặc quyền trên bằng cách: Khách hàng sẽ nhắn tin và nhận giải đáp từ nhân viên trên đa kênh (Facebook, Zalo, sàn TMĐT). 41% người tiêu dùng cho rằng: Họ cảm thấy thoải mái khi chat online với các shop và nắm rõ thông tin về sản phẩm dễ hơn.

Kết hợp Omnichannel với công nghệ tăng tiện ích mua sắm

Theo Cantino (một nhà hàng ở New Delhi, phục vụ kiểu Ấn Độ), các thương hiệu khi đến với khách hàng luôn tận dụng những dữ liệu và mối quan hệ để bán hàng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, mỗi khách hàng đều có những giá trị trọn đời, vì vậy việc kết hợp Omnichannel cùng với công nghệ sẽ giúp việc đo lường những giá trị của khách hàng dễ dàng hơn.

Bản thân khách hàng ngày nay cũng đã hướng tới Omnichannel nhiều hơn, bởi theo nghiên cứu của Harvard Business Review báo cáo rằng: 9 trong 10 khách hàng thích những trải nghiệm đa kênh hơn khi mua hàng.

Mối quan tâm về môi trường là trọng tâm của tất cả các chiến lược Logistics

Một sự thật hiển nhiên đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay vẫn không thay đổi, đó là: các nhà bán lẻ không quan tâm những vấn đề về môi trường sẽ là những người bị bỏ lại phía sau.

Theo một nghiên cứu cho thấy có hơn 60% khách hàng nói rằng họ lo ngại về vấn đề môi trường và muốn các thương hiệu sử dụng công nghệ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hơn. Vì vậy, ngoài việc tối ưu hệ thống logistics, các nhà bán lẻ cũng phải thay đổi và có những mục tiêu cho thay đổi đó.

Giải pháp đón đầu các xu hướng bán hàng đa kênh – GoSELL

Nếu đã xác định triển khai mô hình bán hàng đa kênh thì việc đón đầu các xu hướng là điều tất yếu. Bởi nhu cầu của khách hàng thì ngày một đa dạng và mỗi kênh sẽ phát sinh nhu cầu mua sắm, trải nghiệm khác nhau. Với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL, việc đón đầu các xu hướng bán hàng đa kênh không còn là vấn đề nan giải.

bộ giải pháp bán hàng đa kênh GoSELL OAO
Giải pháp đón đầu các xu hướng bán hàng đa kênh – GoSELL

Quản lý các đơn hàng về 1 giao diện duy nhất

Bạn có thể thực hiện và quản lý nhiều tác vụ cùng lúc, bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu (Website, App bán hàng, cửa hàng truyền thống) chỉ trên 1 nền tảng – 1 giao diện duy nhất với chức năng đồng bộ hóa thông minh của GoSELL.

Quản lý bán hàng

Các kênh bán hàng của bạn ngay sau khi được kết nối với GoSELL:

  • Các đơn hàng phát sinh từ đa kênh sẽ được đồng bộ với nền tảng ngay tức thì giúp bạn quản lý tập trung dễ dàng.
  • Tích hợp bộ lọc và tìm kiếm đơn hàng giúp tìm đến đúng đơn hàng bạn cần tìm.
  • Khả năng tự động tạo đơn hàng thông minh, chỉ cần khách hàng cung cấp số điện thoại.

Theo dõi tình trạng của hàng hóa

  • Bạn có thể nhập và xuất mua hàng, xem lịch sử đặt hàng và chi tiết giao hàng.
  • Xem và theo dõi các thông tin của nhà cung cấp, mã vạch sản phẩm…
  • Giúp kiểm soát từng lô hàng, thời gian nhập trước/xuất trước, hạn sử dụng của hàng hóa…

Quản lý trả hàng

  • Trường hợp khách hàng hoàn tiền thì hệ thống sẽ cập nhật dữ liệu còn lại ngay lập tức một cách tự động.
  • Trường hợp khách trả lại hàng bạn có thể dễ dàng cập nhật lại số lượng hàng một cách đồng thời lên các kênh, tránh gây sai số hoặc cập nhật thiếu.

Đồng bộ hàng loạt sản phẩm trên đa kênh

  • Sản phẩm trên các nền tảng bán hàng Website/App/In-store/Facebook và Zalo sẽ được đồng bộ hàng loạt.
  • Những đơn hàng đến từ Lazada, Shopee, GoMUA sẽ tự động đồng bộ mỗi giờ qua hệ thống, giúp người bán thao tác dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tối đa tình trạng thiếu sót hoặc bỏ lỡ đơn hàng.
đồng bộ hóa sản phẩm trên các kênh bán hàng
Đồng bộ hàng loạt sản phẩm trên đa kênh

Đồng bộ – kết nối với sàn thương mại điện tử

Với nền tảng quản lý bán hàng GoSELL, việc kết nối với các sàn thương mại điện tử (Shopee và Lazada) được giải quyết nhanh chóng, giúp bạn:

  • Đồng bộ danh mục sản phẩm và tồn kho từ Shopee, Lazada vào GoSELL.
  • Cập nhật thông tin sản phẩm, tồn kho từ GoSELL lên Shopee, Lazada.
  • Đồng bộ tất cả đơn hàng từ Shopee, Lazada vào GoSELL.
  • Xử lý các đơn hàng Shopee, Lazada ngay trên trang quản trị của GoSELL.

Kết nối đa kênh mạng xã hội

Mọi thông tin trên các kênh bán hàng Facebook, Zalo đều được đồng bộ vào 1 hệ thống để bạn quản lý chúng trên một giao diện duy nhất GoSOCIAL.

Đối với Facebook

  • Cho phép kết nối với 5 Fanpage.
  • Lưu trữ các tin nhắn từ khách hàng của mỗi Fanpage và có thông báo đến nhân viên trực page giúp phản hồi tin nhắn trong chớp mắt.
  • Có thể thêm thẻ để phân nhóm khách tiện cho việc chăm sóc sau khi mua hàng.
  • Tạo đơn hàng ngay trên khung chat và chốt đơn trực tiếp khi chat với khách hàng cực tiện lợi.

Đối với Zalo

  • Cho phép kết nối 1 tài khoản Zalo Official.
  • Thu thập khách hàng từ Zalo tự động và tạo thông tin liên hệ mới hoặc liên kết với khách hàng trong cửa hàng GoSELL của bạn.
  • Tạo và gửi xác nhận đơn hàng thông qua cuộc trò chuyện ngay lập tức.
  • Tạo thẻ và áp dụng cho các cuộc trò chuyện trên Zalo.
  • Chỉ định cuộc hội thoại cho nhân viên phụ trách.
  • Thêm và xem trước ghi chú khách hàng.

Hệ thống cộng tác viên chia sẻ bán hàng

Xây dựng hệ thống cộng tác viên bán hàng trên nền tảng GoSELL góp phần gia tăng doanh số và quảng bá thương hiệu của bạn đến nhiều khách hàng.

  • Mở rộng +1000 cộng tác viên toàn quốc dễ dàng.
  • Tạo ra nhiều nhóm cộng tác viên để chia sẻ nhiều sản phẩm, mã hàng đa dạng cho thương hiệu của bạn.
  • Tạo nguồn doanh thu bền vững từ danh sách khách hàng cộng tác viên giới thiệu.

Kết nối vận chuyển

  • GoSELL hiện là đối tác của các đơn vị vận chuyển hàng đầu: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, AhaMove.
  • Đặc biệt nền tảng quản lý bán hàng đa kênh còn đưa ra mức giá vận chuyển tạm tính giúp người dùng dễ dàng đưa ra quyết định.
  • Quá trình giao hàng đều được cập nhật tự động trên hệ thống giúp chủ cửa hàng nắm rõ tình trạng đơn hàng, có sự chuẩn bị giải quyết các tình huống bất ngờ nếu đơn hàng phát sinh lỗi hoặc chưa đến tay người dùng.

Đa dạng phương thức thanh toán

  • Đa dạng hình thức thanh toán thông qua thẻ ATM, thẻ tín dụng – thẻ ghi nợ quốc tế, chuyển khoản ngân hàng, COD, ví điện tử MoMo và ZaloPay. Ngoài ra, GoSELL còn tích hợp thêm phương thức thanh toán công nợ đối với các khách hàng mua sỉ.

Trên đây là những lợi ích, quy trình và các xu hướng cũng như giải pháp cho việc bán hàng đa kênh mà GoSELL đã tổng hợp. Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh đa kênh, hoặc đã kinh doanh nhưng chưa tìm ra được giải pháp quản lý hiệu quả trên các kênh… Thì đừng chần chừ để lại thông tin với GoSELL tư vấn khách hàng để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất!

Bài viết cùng chuyên mục