Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho cửa hàng hiệu quả nhất

Kiến thức

Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho cửa hàng hiệu quả nhất

30 Tháng Bảy, 2023

Không quá khi nói rằng chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của cả doanh nghiệp. Quản lý chuỗi tốt nghĩa là bạn đang vận hành quy trình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, trực tiếp tạo ra doanh thu. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Đâu là giải pháp để quản lý chuỗi hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho cửa hàng hiệu quả nhất

Chuỗi cung ứng là gì?

Trước khi tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ cần nắm rõ cho mình liệu chuỗi cung ứng cụ thể là gì? Theo đó, đây được hiểu như một hệ thống tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra chuỗi còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ cũng như khách hàng. 

Để đảm bảo chuỗi cung ứng của một công ty sẽ đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban như Marketing, phòng kinh doanh, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng. Là một quy trình quản lý phức tạp nên việc liên kết chặt chẽ là điều cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp có thể hướng đến những thành công trong kinh doanh. 

Một số thành phần quan trọng của một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm: sản xuất sản phẩm, nhà cung cấp, đại lý bán hàng, kho hàng, khách hàng,…

Vai trò của chuỗi cung ứng

Chuỗi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, để mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp đã phải trải qua rất nhiều quy trình như nhập nguyên liệu thô, sản xuất, lưu trữ ở kho hàng, vận chuyển đến nhà phân phối, đại lý thì mới được tay khách hàng của mình.

Vai trò của chuỗi cung ứng
Vai trò của chuỗi cung ứng

Tất cả các quá trình này đều nằm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Mọi quy trình trong đó đều cần được quản lý một cách hiệu quả để chuỗi  luôn hoạt động một cách tốt nhất. Doanh nghiệp càng sở hữu chuỗi cung ứng tốt đồng nghĩa với việc càng bán được nhiều sản phẩm hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Các hình thức chuỗi cung ứng phổ biến

Chuỗi cung ứng liên tục

Đây là mô hình truyền thống, quen thuộc đối với các công ty sản xuất và cung cấp một hoặc một vài sản phẩm liên tục. Chuỗi này thường sẽ có ít sự thay đổi, vận hành liên tục và không yêu cầu phải thiết kế lại.

Không có quá nhiều biến động trong việc vận hành chuỗi cung ứng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có đủ điều kiện để hợp lý hóa thời gian sản xuất và kiểm soát chặt hàng tồn kho. Đối với mô hình liên tục này, doanh nghiệp luôn cần đảm bảo số lượng nguyên liệu không bị thiếu hụt để quá trình kinh doanh không bị đứt gãy.  

Chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình này được sử dụng khi doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa sản phẩm của mình ra thị trường để tận dụng xu thế đang thịnh hành để tiếp cận với khách hàng. Do tính chất đặc biệt nên mô hình này hoạt động tốt nhất ở các công ty bán sản phẩm theo từng xu hướng của thị trường, có thể bị giới hạn về thời gian. 

Chuỗi cung ứng nhanh
Chuỗi cung ứng nhanh

Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ cần chuyển ý tưởng nhanh chóng cho đơn vị sản xuất để rút ngắn quy trình mang sản phẩm đến thị trường. Ví dụ dễ thấy nhất của mô hình chuỗi này chính là các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thời trang.

Chuỗi cung ứng linh hoạt

Đây là mô hình chuỗi này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không cố định, thay đổi theo từng khoảng thời gian nhất định. Với từng loại hàng hóa, doanh nghiệp sẽ trải qua sự gia tăng nhu cầu sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng. Sau khi đi qua giai đoạn đỉnh điểm, nhu cầu dành cho sản phẩm này sẽ ít đi hoặc không có.

Mô hình chuỗi linh hoạt này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể chuẩn bị nguyên vật liệu để sản xuất nhanh nhất có thể cũng như ngừng hoạt động khi nhu cầu của thị trường giảm xuống. Để tối ưu lợi nhuận, mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán chính xác số lượng nguyên vật liệu, hàng tồn kho cũng như chi phí để vận hành chuỗi.

Những cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Để đảm bảo chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được hoạt động tốt nhất có thể, bạn cần có cho mình những giải pháp thật sự hiệu quả. Sau đây là gợi ý những cách có thể giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình quản lý chuỗi cung ứng trong kinh doanh:

Xác định các phân khúc khách hàng 

Việc phân khúc khách hàng theo nhu cầu là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh, bán hàng. Bởi mỗi nhóm khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau về một sản phẩm nên quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng sẽ khác nhau. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần tính toán chi phí, nghiên cứu kỹ càng thị hiếu của tường đối tượng khách hàng để tối ưu khả năng sinh lời. 

Xem thêm: Phân khúc khách hàng là gì? Các phân khúc khách hàng phổ biến

Nắm bắt xu hướng của thị trường 

Hiểu rõ các xu hướng của thị trường là một cách giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Đây được xem là trách nhiệm của người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp. Việc quan sát cũng như cập nhật các thông tin, phân tích và đưa ra các dự báo về nhu cầu của thị trường nhằm điều chỉnh chiến lược và giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm tàng.

Nắm bắt xu hướng của thị trường 
Nắm bắt xu hướng của thị trường

Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể đối phó với nguy cơ hết hàng, cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời. Việc chia sẻ thông tin giữa các nhà sản xuất, phân phối và nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều chỉnh chuỗi phù hợp. 

Xem thêm: Xu hướng trải nghiệm khách hàng trọng điểm giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2023

Tìm kiếm nguồn cung uy tín, chất lượng

Tìm kiếm được những nguồn cung uy tín, chất lượng là yêu cầu vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc quản lý nhà cung cấp một cách hiệu quả còn giúp doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí nguyên vật liệu. Từ đó, giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng

Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý các mô hình chuỗi cung ứng là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trong thời buổi chuyển đổi số như hiện nay. Các tính năng hiệu quả của các phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý cùng lúc chuỗi, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm,…để từ đó đưa ra các điều chỉnh hay quyết định phù hợp hơn. 

Trong đó, giải pháp quản lý bán hàng GoSELL với các tính năng quản lý khách hàng, kho hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý chi nhánh,… sẽ giúp doanh nghiệp có thể quản lý toàn diện chuỗi cung ứng của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Quản lý tối ưu chuỗi cung ứng với các tính năng hiệu quả của GoSELL

GoSELL là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình kinh doanh từ offline đến online. Đối với nhu cầu tối ưu quản lý chuỗi cung ứng, GoSELL cũng mang đến rất nhiều tính năng hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Đồng bộ kho hàng

Đầu tiên, GoSELL hỗ trợ tính năng quản lý kho hàng đồng bộ, chính xác từ nhiều kênh bán hàng khác nhau. Chủ doanh nghiệp có thể theo dõi được biến động hàng hóa hằng ngày để nắm được tình hình kinh doanh tổng quát hoặc ở từng kênh bán hàng riêng biệt. Đây là tính năng giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ số lượng hàng tồn trong kho, trực tiếp góp phần hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hàng hóa trong quá trình kinh doanh.

Quản lý tối ưu chuỗi cung ứng với các tính năng hiệu quả của GoSELL
Quản lý tối ưu chuỗi cung ứng với các tính năng hiệu quả của GoSELL

Quản lý nhà cung cấp

Trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, việc quản lý tối ưu danh sách nhà cung cấp là điều vô cùng cần thiết. Tính năng quản lý nhà cung cấp của GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, một số thông tin chi tiết có thể được lưu trữ bao gồm: Tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng… sẽ giúp chủ doanh nghiệp quản lý đa dạng nguồn cung hàng hóa hiệu quả. Thông qua việc quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hạn chế rủi ro thiếu hay thừa hàng hóa, tiết kiệm tối đa thời gian và nhân lực.

Quản lý chi nhánh

Với tính năng quản lý chi nhánh, GoSELL cho phép doanh nghiệp quản lý các chi nhánh bán hàng của mình dễ dàng trên cùng một nền tảng duy nhất. Doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ quá trình từ nhập hàng, chuyển hàng, kiểm kho và tổng kết báo cáo doanh thu theo từng chi nhánh riêng biệt. Việc vận hành nhiều chi nhánh khác nhau sẽ hiệu quả hơn rất nhiều với hệ thống của GoSELL.

Quản lý khách hàng

Đặc biệt, doanh nghiệp còn có thể lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng của mình từ nhiều kênh khác nhau. GoSELL cho phép doanh nghiệp phân nhóm khách hàng theo từng đối tượng cụ thể. Đây là cách giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch bán hàng, chăm sóc khách hàng, remarketing hiệu quả, đến đúng nhóm khách hàng mong muốn.

Tóm lại

Và tất nhiên GoSELL còn cung cấp nhiều tính năng hơn nữa để giúp doanh nghiệp tối ưu chuỗi cung ứng của mình. Đừng ngần ngại tìm hiểu những thông tin chi tiết cũng như đồng hành cũng giải pháp quản lý bán hàng toàn diện GoSELL để tối ưu quy trình kinh doanh trong thời đại chuyển đổi số.

Bài viết cùng chuyên mục