Blog » Tin tức » Hiệp định VIFTA giữa Việt Nam và Israel được ký kết, tạo tiền đề phát triển trong tương lai 

Hiệp định VIFTA giữa Việt Nam và Israel được ký kết, tạo tiền đề phát triển trong tương lai 

28 Tháng Chín, 2023

Vào ngày 25/7 vừa qua, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) đã được ký kết dưới sự chứng kiến của  Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Đây được xem là đòn bẩy để thúc đẩy quan hệ hợp tác của song phương, mở ra cánh cửa tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 

hiep-dinh-VIFTA-01

Hiệp định VIFTA – Điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel 

Hiệp định VIFTA là FTA đầu tiên giữa Israel với một nước Đông Nam Á và là FTA thứ 16 giữa Việt Nam đối với các đối tác trên toàn cầu. Đây được xem là “quả ngọt” sau 12 phiên đàm phán trong gần 7 năm trong bối cảnh hai nước đang tích cực xây dựng mối quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là kinh tế thương mại.  

Hiệp định VIFTA đề cập đến nhiều lĩnh vực mà cả Việt Nam và Israel đều quan tâm như: thương mại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, quy định kiểm dịch, hải quan,… Mặc dù Israel không phải là một đối tác và đầu tư lớn của Việt Nam, tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng, hai nước có cơ hội mở rộng quy mô hợp tác ở nhiều phương diện do hàng hóa xuất khẩu chủ yếu không cạnh tranh trực tiếp mà lại bổ sung cho nhau.  

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 785,7 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Israel là 1,4 tỷ USD. Với việc đạt được tất cả thỏa thuận trong Hiệp định VIFTA, đây được xem như xung lực tích cực để phát triển thương mại hai chiều Việt Nam-Israel với kỳ vọng sớm đạt được kim ngạch 3 tỷ USD và cao hơn nữa trong tương lai. 

hiep-dinh-VIFTA-02
Hiệp định VIFTA – Điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Israel

Tham khảo thêm: Dự báo cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản sẽ thu về trên 9 tỷ USD  

Đại lộ mở ra cho Việt Nam-Israel trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn 

Bên cạnh việc đẩy mạnh kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam-Israel, Hiệp định VIFTA còn mang đến những cơ hội trong việc tăng cường các giải pháp công nghệ, chuyển đổi số, đầu tư thương mại dịch vụ,… Được biết, Israel là một quốc gia mạnh về lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong khi Việt Nam cũng có lợi thế riêng là thị trường năng động nhất trong khu vực và trên thế giới.  

Về ngoại thương, Hiệp định thương mại tự do VIFTA sẽ tạo tiền đề thuận lợi giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Israel, đồng thời, tiếp cận với các thị trường khác như Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Mặt khác, hàng hóa của Israel sẽ có những lợi thế nhất định khi xuất khẩu sang thị trường hơn 100 triệu dân của Việt Nam, cũng như các nước trong khu vực ASEAN, châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế trong 16 FTA mà Việt Nam là nước thành viên.  

Về khía cạnh xã hội, với nhiều dự án sắp được triển khai trong tương lai gần, Israel mang đến nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với Việt Nam, mở rộng đầu tư, sản xuất trên cơ sở thế mạnh về công nghệ. Điều này sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động Việt Nam, giải quyết bài toán nguồn lực và cải thiện trình độ chuyên môn của người lao động tại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Israel quan tâm và đầu tư.   

Một chặng đường dài phát triển khi cơ hội và thách thức song hành 

Israel là một quốc gia có nguồn tài nguyên khá khan hiếm với 70% diện tích là sa mạc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn nhu cầu nhập khẩu của đất nước này rất cao, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, đồ gỗ, da giày, nông sản nhiệt đới, thủy hải sản,… Khi Hiệp định VIFTA có hiệu lực với thuế quan giảm theo từng giai đoạn sẽ rất có lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. 

Tuy nhiên, PGS.TS Ngô Trí Long cho biết “Mỗi một hiệp thương mại tự do lại đem lại những cơ hội và thách thức khác nhau. Thách thức đối với Việt Nam là về năng lực cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động trong tìm hiểu những cơ chế, chính sách, thị trường, những rào cản thương mại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình”. Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một trong những vấn đề mà Israel cực kỳ quan tâm trước xu hướng xanh hóa trên toàn cầu.  

Mặt khác, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cũng nhận định, sắp tới, cả hai nước đều sẽ phải đối mặt với những thách thức mang tính toàn cầu, với diễn biến nhanh, phức tạp của nền kinh tế thế giới. Điều này đòi hỏi Việt Nam và Israel cần hợp tác sâu và chặt chẽ hơn nữa để cùng ứng phó với những tình huống khó lường có thể xảy ra.  

hiep-dinh-VIFTA-03
Cơ hội và thách thức song hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sau khi Hiệp định VIFTA được ký kết

Tham khảo thêm: Xuất khẩu gạo Việt Nam tự tin đạt 4 tỷ USD trong năm 2023 

Tăng cường chất lượng sản phẩm, áp dụng các giải công nghệ tiên tiến trong hoạt động xuất khẩu 

Để tăng cường cơ hội kết nối khách hàng và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Israel, các doanh nghiệp Việt Nam cần duy trì sức cạnh tranh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ra sự khác biệt để đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt hơn nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để khai thác tốt tiềm năng của thị trường mới, các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại để vượt qua những rào cản xuất khẩu, đưa thương hiệu Việt lan tỏa và phát triển bền vững. 

Ngoài ra, việc tăng cường xuất khẩu trực tuyến cũng là hướng đi đúng đắn giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường Israel cũng như các quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Thống kê tại sàn thương mại điện tử B2B Alibaba.com cho thấy, số lượng trung bình nhà mua hàng các sản phẩm Việt Nam hàng ngày trên nền tảng này đã tăng 55% trong tháng 3/2023 so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số giao dịch mua hàng qua sàn đã tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã cho thấy nhu cầu tăng cao của các sản phẩm Việt Nam đối với thị trường nước ngoài.  

Là đối tác chiến lược của Alibaba.com, Công ty Mediastep cung cấp giải pháp GoEXPORT, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tăng cường xuất khẩu toàn cầu, nắm bắt các cơ hội kinh doanh chưa khai thác và phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. Với những tính năng nổi bật như Triển lãm online, Yêu cầu báo giá, Quảng cáo từ khóa, Insight khách hàng, Big data, Marketing, GoEXPORT hỗ trợ các doanh nghiệp vạch ra lộ trình xuất khẩu rõ ràng, xây dựng phương án phát triển thương hiệu tối ưu với chi phí tiết kiệm nhất. 

hiep-dinh-VIFTA-04
Cơ hội và thách thức song hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sau khi Hiệp định VIFTA được ký kết

Kết luận 

Nhìn chung, Hiệp định VIFTA đang mở ra cơ hội xây dựng quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và Israel, tạo thêm động lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng những lợi thế có sẵn từ Hiệp định này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm chất lượng, đồng thời đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua các nền tảng số để đạt được mục tiêu xuất khẩu trong thời gian tới.