Với sự phát triển của internet ở thời điểm hiện tại, đồng nghĩa với việc các nội dung sẽ được truyền tải một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn. Đó cũng là lý do mà Influencer xuất hiện và ngày càng phát triển hơn.
Mục Lục
Influencer là gì?
Influencer hay còn gọi là “người có tầm ảnh hưởng”, họ là những người nổi tiếng trên các nền tảng internet trong một cộng đồng hoặc lĩnh vực nào đó. Cũng có thể họ là những người sáng tạo nội dung và xu hướng trên các nền tảng mạng xã hội.
Những người có tầm ảnh hưởng cũng sẽ bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng, Youtuber, Streamer, Vlogger, Beauty Blogger,…Khi hợp tác với các doanh nghiệp họ sẽ có vai trò là người đại diện để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng. Người có tầm ảnh hưởng càng lớn thì càng dễ gây được sự chú ý.
- Celebrities: Những người nổi tiếng hoạt động kinh doanh, giải trí hoặc có
- thương hiệu cá nhân và lượng fan từ 1 triệu trở lên.
- Macro Influencers: Họ có thể là những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, người tạo ra xu hướng và sở hữu từ 250.000 – 1 triệu fan.
- Micro Influencers: Đây thường là những người có thói quen đăng tải nội dung liên quan đến sở thích chuyên môn. Có lượng fan chỉ tầm 10.000 – 50.000, những người yêu thích họ lại tương tác khá tích cực.
Influencer Marketing là gì?
Có thể hiểu Influencer Marketing là chiến lược tiếp thị bởi những người có tầm ảnh hưởng. Các doanh nghiệp kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng với chiến dịch marketing, nhằm mục đích đạt được các mục tiêu mà họ đề ra trong chiến dịch.

Theo như các báo cáo, có khoảng gần 90% các doanh nghiệp cho rằng ROI (tỷ suất hoàn vốn) được tạo bởi người có tầm ảnh hưởng sẽ cao hơn so với các phương thức tiếp thị khác. Với số đông người tiêu dùng sẽ tin tưởng và lựa chọn mua sau khi xem được những đề xuất của những người có tầm ảnh hưởng.
Theo tờ Statistic, thị trường Influencer Marketing có giá trị khoảng 13.8 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng hàng năm rơi vào khoảng 40%, tức vào năm 2022, con số này ước tính sẽ chạm mốc khoảng gần 20 tỷ USD.
Vai trò của Influencer Marketing đối với thương hiệu
Tùy vào từng chiến lược marketing hay mục tiêu của chiến lược và thương hiệu khi kết hợp với người có tầm ảnh hưởng là gì, dưới đây là những giá trị mà doanh nghiệp nhận được khi kết hợp Influencer Marketing.
Xây dựng thương hiệu
Một trong những giá trị mà doanh nghiệp sẽ nhận được từ chiến dịch kết hợp với người có tầm ảnh hưởng chính là giá trị thương hiệu và độ nhận diện đối với người tiêu dùng.
Thông qua các tệp đối tượng mục tiêu khá lớn của người có tầm ảnh hưởng, các thương hiệu có thể truyền tải những thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng biết đến và hiểu hơn.
Xây dựng sự tin tưởng với thương hiệu
Mặc dù những nội dung được người có tầm ảnh hưởng chia sẻ sẽ gắn liền với yếu tố thương hiệu, tuy nhiên vì nó được chia sẻ bởi một người có tầm ảnh hưởng, nó cũng sẽ phản ánh được giá trị của người có tầm ảnh hưởng. Vì những đối tượng mục tiêu sẽ có niềm tin vào những người có tầm ảnh hưởng.
Chính vì vậy, nếu thương hiệu có thể kết hợp được giá trị của mình với những người có tầm ảnh hưởng, sẽ tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng với thương hiệu và cả người có tầm ảnh hưởng.

Xem thêm: Cách để khách hàng tin tưởng khi khởi nghiệp kinh doanh
Gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng
Hầu hết các chiến dịch marketing đề ra đều với mục tiêu là giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Phần lớn chiến dịch marketing bởi người có tầm ảnh hưởng đều giúp cho thương hiệu có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, lâu dài doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên.
Đặc biệt, nếu thương hiệu chọn những người có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn như (Micro Influencer/Nano Influencer…) trong chiến lược marketing của mình, doanh số bán hàng có thể tích cực hơn khi những người có tầm ảnh hưởng nhỏ này thường sẽ tương tác nhiều hơn với nhóm đối tượng người theo dõi họ.
6 bước xây dựng một chiến lược Influencer Marketing hiệu quả
Đặt mục tiêu cho chiến dịch
Mục tiêu của bạn khi xây dựng chiến lược tiếp thị bởi người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội là gì? Dưới đây là những đề xuất về mục tiêu đặt ra cho các chiến lược marketing mà bạn có thể tham khảo để đề ra mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu
- Tăng số lượng người theo dõi trên mạng xã hội
- Thúc đẩy lượng truy cập trang web
- Bán hàng và tạo khách hàng tiềm năng
- Tăng cường danh tiếng của thương hiệu trên nền tảng trực tuyến
- Quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ mới
Mỗi mục tiêu này đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau, vì vậy bạn cần phải xác định mục tiêu của mình trước khi bắt đầu tìm kiếm những người có tầm ảnh hưởng phù hợp.
Xác định chân dung của Influencer
Ai sẽ là người mà thương hiệu bạn nên hợp tác cho chiến lược marketing trên mạng xã hội? Đây cũng là câu hỏi tiếp theo giúp cho bạn phác họa được chân dung của người có tầm ảnh hưởng, nhằm phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng của thương hiệu.
Từ mục tiêu của chiến dịch đó, bạn có thể đưa ra những quyết định hợp tác cùng với Celebrities, Macro Influencers hay Micro Influencers. Đồng thời, bạn cũng phải xác định loại nội dung thích hợp hoặc kết hợp các định dạng nội dung khác nhau để thu hút người dùng.
Sử dụng các công cụ kỹ thuật số để nghiên cứu Influencer
Các công cụ kỹ thuật số sẽ thay thế cho các quy trình thủ công trước đây, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nghiên cứu về hiệu suất, độ phủ sóng của người có tầm ảnh hưởng. Sau đây là một số nền tảng nổi tiếng tại Việt Nam giúp thương hiệu khám phá, theo dõi và quản lý hiệu quả.
- Casting Asia: Đây là giải pháp tiếp thị người có tầm ảnh hưởng tại Châu Á, hiện công cụ này quản lý dựa trên trí tuệ nhân tạo AI và thông qua một nền tảng công nghệ duy nhất.
- 7 SAT: Dành cho nhãn hàng muốn triển khai chiến dịch quảng cáo tổng thể với đa dạng người có tầm ảnh hưởng: Celebrity, Professional, Citizen, Community Page để làm truyền thông quảng bá thương hiệu.út khán giả.
Phân tích danh sách các ứng viên triển vọng
Sau khi đã có được danh sách những người phù hợp, bạn cần phân tích và lựa chọn ra người có tầm ảnh hưởng phù hợp với chiến dịch của doanh nghiệp.Để làm đúng cách, bạn nên so sánh chân dung của người có tầm ảnh hưởng đã được phác họa trước đó với các ứng viên hiện tại.
Đối tượng đáp ứng phần lớn các yêu cầu của bạn chính là giải pháp tốt nhất, nhưng đừng ngần ngại thực hiện một cuộc tìm kiếm khác nếu bạn chưa cảm thấy hài lòng với các tùy chọn mình đang có.

Xây dựng mối quan hệ với người bạn chọn hợp tác
Giả sử bạn đã lựa chọn được đối tượng người có tầm ảnh hưởng thích hợp để “gửi vàng”, hãy dành thời gian để thiết lập mối quan hệ với họ trước khi bàn đến công việc. Chẳng hạn như theo sát lịch trình của họ, tương tác trên mạng xã hội để tạo ra nhiều câu chuyện hơn là chỉ một mối quan hệ kinh doanh.
Gửi thông điệp và thảo luận về chiến dịch
Bước tiếp theo, hãy gửi thông điệp chiến dịch của bạn đến đối tượng người có tầm ảnh hưởng mà bạn hợp tác để họ tham khảo, giúp họ nắm được mục tiêu kinh doanh và những ý tưởng mà bạn đang có. Tuy nhiên, có một số điều mà bạn cần phải lưu ý:
- Các định dạng nội dung phù hợp nhất
- Lên lịch cho từng giai đoạn chiến dịch
- Lựa chọn mạng xã hội
- Ngân sách và chi phí thiệt hại
Theo dõi kết quả của chiến lược
Việc cuối cùng bạn cần phải làm là theo dõi kết quả của chiến dịch và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong thời gian thực. Giải pháp đơn giản nhất là xác định KPI và đo lường hiệu suất tương ứng cho từng Influencer.
Nếu không hài lòng với kết quả, hãy lập tức tìm những cách mới để cải thiện nội dung chiến dịch Tiếp thị qua người có tầm ảnh hưởng.
Tóm lại, chiến lược Influencer Marketing cho dù với mục tiêu là tăng độ nhận diện cho thương hiệu, gia tăng sự tin tưởng của khách hàng, hay gia tăng khách hàng tiềm năng, thì mục đích cuối cùng của doanh nghiệp vẫn chính là gia tăng doanh thu.
Và thêm vào đó, hình thức tiếp thị bởi người có tầm ảnh hưởng hầu như chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn vốn tốt và sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí cao cho chiến lược này mà chưa chắc chắn về kết quả nhận được.
Để gia tăng doanh thu hiệu quả hơn nhưng với mức chi phí vừa phải, thì hầu hết các doanh nghiệp và thương hiệu ngày nay đều lựa chọn hình thức kinh doanh và tiếp thị trên đa kênh.
Kinh doanh đa kênh hiệu quả với GoSELL

GoSELL là nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh tiên tiến nhất hiện nay, sẽ mang đến cho các doanh nghiệp những giải pháp tối ưu nhất từ xây dựng kênh bán hàng cho đến quản lý kinh doanh.
- Xây dựng website, app bán hàng đa kênh chuẩn thương mại điện tử, giúp gia tăng đọ nhận diện thương hiệu và sự tin tưởng đối với người tiêu dùng. Kết nối với các kênh bán hàng hot nhất hiện nay: Shopee, Lazada, Facebook, ZaloOA, Tiktok,…
- GoSOCIAL giúp quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội Facebook, Zalo,… tự động thông báo về phản hồi, bình luận của khách trên tất cả các kênh bán hàng nhằm giúp bạn giải đáp cho khách nhanh chóng nhất có thể.
- GoPOS: Quản lý cửa hàng chuyên nghiệp và đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy.Tự động in phiếu thông tin khách hàng sau khi chốt đơn.
Các công việc như quản lý bán hàng, quản lý kho, sản phẩm, nhân viên, đại lý bán hàng và cả chi nhánh cho các nhà kinh doanh mô hình doanh nghiệp nhỏ đều được tích hợp trên nền tảng GoSELL
Với tích hợp các công cụ hỗ trợ xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả: Tạo khuyến mãi cho từng sản phẩm, theo combo, chương trình Flash sale…Gửi Email marketing để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, xây dựng landing page thu thập thông tin khách hàng với GoLEAD,…
Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng có thể dễ dàng nắm được doanh thu của cửa hàng mỗi ngày, biết được mặt hàng nào đang có lượng tiêu thụ tốt từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Kết luận
Có thể thấy Influencer Marketing chính là một trong những xu hướng tiếp thị không thể thiếu trong thời đại công nghệ 4.0. Mong rằng thông qua bài viết trên của GoSELL bạn có thể lựa chọn được hình thức tiếp thị phù hợp cho thương hiệu của mình. Chúc bạn kinh doanh hiệu quả!