Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Kênh phân phối là gì? Top 5 mô hình kênh phân phối hiện nay

Kiến thức

Kênh phân phối là gì? Top 5 mô hình kênh phân phối hiện nay

19 Tháng Hai, 2024

Trong kinh doanh ngoài tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng , thì nhà sản xuất còn cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp, vì thông qua đó sẽ giúp bạn dễ dàng mang sản phẩm đến gần người tiêu dùng.

Kênh phân phối là gì? Top 5 mô hình kênh phân phối hiện nay

Kênh phân phối là gì?

Hay còn được gọi là kênh tiếp thị ( Distribution channel ) được coi là 1 trong 4 điểm trọng yếu của chiến lược marketing hỗn hợp. Đây được xem là trung gian để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, với 2 hình thức phân phối dưới đây:

  • Kênh tiếp thị trực tiếp: sản phẩm sẽ được cung cấp trực tiếp từ phía nhà sản xuất.
  • Kênh tiếp thị gián tiếp: sản phẩm sẽ được thông các bên trung gian ( nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ, đại diện của nhà sản xuất…) sau đó mới được đưa đến tay người dùng.

Xem thêm: Tổng quan về thị trường phân phối và những thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Việt Nam

Ý nghĩa của kênh phân phối đối với doanh nghiệp

Ý nghĩa của kênh phân phối đối với doanh nghiệp
Ý nghĩa của kênh phân phối đối với doanh nghiệp

Đối với chiến lược marketing thì kênh tiếp thị sẽ đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược marketing. Thông qua đó có thể quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp:

  • Phân phối sản phẩm/dịch vụ bao phủ thị trường bằng kênh tiếp thị 
  • Thông qua kênh tiếp thị sẽ giúp bao phủ thị trường, mang sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn. 
  • Kênh tiếp thị đóng vai trò cầu nối, gắn kết doanh nghiệp với khách hàng.  
  • Giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…
  • Thông qua kênh tiếp thị, bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn về chính sách bảo hành, hướng dẫn sử dụng… 

Top 5 mô hình kênh phân phối phổ biến

Hiện nay có rất nhiều kênh tiếp thị khác nhau trong marketing mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và áp dụng, bên dưới đây là chi tiết về các kênh tiếp thị phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh tiếp thị trực tiếp là kênh chuyên để phân phối sản phẩm mà không cần thông qua trung gian và cần có vốn đầu tư lớn. Các sản phẩm sẽ được mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Cách thức để triển khai mô hình này sẽ gồm:

Bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, website bán hàng, app bán hàng: Đối với loại hình này hiện đang được sử dụng một cách rộng rãi. Kênh tiếp thị này được đánh giá là sẽ mang lại hiệu quả tốt, nhanh chóng và tiện lợi.

Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp

Kinh doanh tại cửa hàng hoặc qua điện thoại: Mô hình này chính là bán hàng theo cách truyền thống, đối tượng khách hàng sẽ tập trung vào độ tuổi lớn hơn so với online.

Mô hình này rất phù hợp với những mặt hàng không thể đưa lên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như: vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô, xe máy… 

Kênh phân phối gián tiếp

Kênh tiếp thị này sẽ phụ thuộc vào bên thứ 3 làm trung gian để có thể phân phối sản phẩm. Đối với mô hình phân phối này sẽ giúp cho sản phẩm của bạn nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng theo diện rộng.

Mô hình kênh tiếp thị gián tiếp thì doanh nghiệp sẽ không cần bỏ nhiều vốn để đầu tư như phân phối trực tiếp. Nhưng vẫn có một hạn chế ở mô hình phân phối này là sản phẩm sẽ đến tay khách hàng chậm hơn. 

Chính vì còn phải thông qua bên trung gian và chờ các thủ tục có liên quan thời gian chờ để vận chuyển sẽ bị trì hoãn và kéo dài lâu hơn.

Ví dụ dễ hình dung hơn như: các nhà máy bia đã áp dụng mô hình kênh tiếp thị gián tiếp này để cung cấp bia đến người tiêu dùng thông qua bên trung gian thứ 3 là các đại lý bia.

Kênh phân phối đại trà

Mô hình kênh tiếp thị đại trà thì sẽ thích hợp với những mặt hàng tiêu dùng hàng này hoặc những mặt hàng tiêu dùng nhanh. Mô hình này thường sẽ được các doanh nghiệp triển khai ở những tụ điểm bán lẻ. 

Chính vì vậy, trước khi tiến hành lựa chọn địa điểm bán hàng thì cần phải nghiên cứu kỹ càng về thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như hành vi người tiêu dùng tại thời điểm đó.

Ví dụ như: Tập đoàn Vinamilk đã lựa chọn chiến lược tiếp thị đại trà cho những sản phẩm của họ. Hiện nay, Vinamilk đã có chuỗi hệ thống phân phối trên khắp 63 tỉnh thành với hơn 220.000 địa điểm bán lẻ khắp cả nước.

Xem thêm: Hệ thống CRM của Vinamilk giúp ích gì cho thành công thương hiệu?

Kênh phân phối độc quyền

Kênh phân phối độc quyền
Kênh phân phối độc quyền

Mô hình kênh phân phối độc quyền thì sẽ phù hợp với những mặt hàng có có giá thành cao hoặc mặt hàng xa xỉ. Nếu như lựa chọn các nhà bán lẻ để có thể phân phối độc quyền thì nhà bán lẻ cần phải có cam kết chỉ kinh doanh mặt hàng của phía công ty cung cấp.

Ngoài ra thì doanh nghiệp còn có thể kinh doanh sản phẩm tại các cửa hàng riêng của thương hiệu. Giá bán của sản phẩm cũng sẽ được phía công ty định vị ở một mức giá niêm yết và ổn định hơn.

Ví dụ như: Hiệu đồng hồ Seiko đã áp dụng mô hình chiến lược phân phối độc quyền. Tại các hệ thống cửa hàng và được trưng bày theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Kênh phân phối chọn lọc

Phân phối có chọn lọc là kênh tiếp thị cần phải lựa chọn trung gian giữa phân phối độc quyền và chuyên sâu. Khi chọn mô hình phân phối này thì sản phẩm sẽ được phân phối ở nhiều địa điểm. 

Và để tránh vấn đề cùng loại sản phẩm của các thương hiệu cạnh tranh sẽ xuất hiện trên một kệ hàng, thì nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng và triển khai mô hình kênh tiếp thị chọn lọc, cùng đó tham gia giao dịch với những nhà bán lẻ khác.

Ngoài việc xây dựng và phát triển mô hình đã chọn thì doanh nghiệp còn phải chú trọng đến việc kiểm soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các kênh phân phối, dưới đây là một vài biện pháp ví dụ:

  • Thường xuyên cập nhật về xu hướng và biến động của thị trường, sản phẩm mà mình kinh doanh.
  • Ghi nhận những ý kiến từ khách hàng, lập các cuộc khảo sát dưới nhiều hình thức để đo được mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
  • Lập các chương trình đào tạo chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kinh doanh cho các kênh trung gian phân phối.
  • Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý, kiểm soát các kênh phân phối bằng cách sử dụng các phần mềm.

Đa phần chúng ta sẽ nghĩ rằng chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần ứng dụng công nghệ vào quản lý. Nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ, nếu như ứng dụng công nghệ mới sẽ tạo được nền tảng và thúc đẩy quá trình bán hàng, tạo tiền đề cho việc mở rộng kênh tiếp thị.

Đột phá doanh thu với hệ thống quản lý kênh phân phối Affiliate của GoSELL

Nắm bắt được hiệu quả của mô hình kênh phân phối cũng như những lợi ích mà mô hình này mang đến cho các doanh nghiệp, nền tảng quản lý bán hàng đa kênh GoSELL đã triển khai mô hình này dựa trên hai hình thức Affiliate Reseller (Đại lý phân phối) và Affiliate Dropship (Cộng tác viên chia sẻ bán hàng). 

Càng nhiều đối tác, sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn từ đó mang lại doanh thu vượt trội so với trước đây với những tính năng quản lý bên dưới đây:

Affiliate – Reseller (Hệ thống quản lý đại lý bán hàng)

Đại lý bán hàng là trung gian phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng (bao gồm việc nhập hàng từ nhà phân phối, xử lý đơn hàng, thanh toán và vận chuyển hàng hóa đến khách hàng)

Affiliate – Reseller (Hệ thống quản lý đại lý bán hàng)
Affiliate – Reseller (Hệ thống quản lý đại lý bán hàng)

Tạo và quản lý tài khoản của các đại lý

  • Xây dựng hệ thống tài khoản đại lý bán hàng giúp dễ dàng quản lý và theo dõi trên một nền tảng duy nhất.
  • Nhà quản lý có thể tự động phê duyệt hoặc từ chối đăng ký tài khoản đại lý.
  • Dễ dàng tạm ngừng hay kích hoạt tài khoản đại lý bán hàng.
  • Cho phép tìm kiếm đại lý theo trạng thái (toàn bộ, đang hoạt động, chờ duyệt, không được duyệt).
  • Hiển thị thông báo khi có đơn hàng mới từ đại lý trên App GoSELLER.

Quản lý kho hàng và tồn kho của đại lý

Cho phép theo dõi toàn bộ thông tin kho hàng, chuyển hàng một cách chi tiết, hiệu quả, tiết kiệm thời gian xử lý và kiểm tra .

  • Tự động cập nhật số lượng hàng tồn kho ở mỗi đại lý khi đã chuyển hàng thành công.
  • Tạo đơn chuyển hàng và quản lý quá trình vận chuyển nhanh chóng (vận chuyển, sẵn sàng vận chuyển, đang vận chuyển, đã nhận)
  • Lưu trữ lịch sử chuyển hàng trên hệ thống.
  • Cài đặt thông báo đến đại lý khi có sự thay đổi về giá cả hàng hóa.

Quản lý chiết khấu đại lý chi tiết, rõ ràng.

  • Cho phép cài đặt % chiết khấu hoặc loại chiết khấu (tất cả sản phẩm, sản phẩm chỉ định, bộ sưu tập)
  • Tùy chỉnh tỷ lệ chiết khấu riêng cho từng đại lý khác nhau.
  • Người bán có thể cài đặt duyệt chiết khấu tự động nhằm tiết kiệm thời gian và công sức.

Kiểm soát sản phẩm theo đại lý bán hàng

Quản lý toàn bộ đơn hàng của đại lý trên một hệ thống duy nhất, giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian.

  • Cài đặt nhận thông báo khi có đơn hàng từ đại lý bán hàng.
  • Cho phép tra cứu đơn hàng theo mã đơn hoặc theo tên đại lý.
  • Lọc đơn hàng theo trạng thái hoạt động của đại lý (tất cả, đang hoạt động, ngừng hoạt động)
  • Người bán có thể theo dõi báo cáo đơn hàng từ đại lý bán hàng.

Affiliate – Dropship (Quản lý cộng tác viên bán hàng)

Cộng tác viên bán hàng là người hợp tác với các chủ cửa hàng hoặc những người cung cấp nguồn hàng, sau đó bán hàng trên các kênh mạng xã hội hoặc trên các sàn thương mại điện tử.

Affiliate – Dropship (Quản lý cộng tác viên bán hàng)
Affiliate – Dropship (Quản lý cộng tác viên bán hàng)

Quản lý tài khoản cộng tác viên

  • Cho phép đăng ký tài khoản cộng tác viên với các thông tin như: Tên, email, SĐT, địa chỉ,…
  • Người bán được phép tùy chọn phê duyệt hoặc từ chối đăng ký cộng tác viên.
  • Dễ dàng thực hiện hành động khóa và kích hoạt tài khoản cộng tác viên.
  • Kiểm tra, tìm kiếm số lượng cộng tác viên theo trạng thái (toàn bộ, CTV hoạt động, CTV chờ duyệt, CTV không được duyệt)
  • Nhanh chóng thông báo khi có cộng tác viên mới đăng ký.

Quản lý đơn hàng của cộng tác viên

  • Thiết lập nhận thông báo khi có đơn hàng từ cộng tác viên.
  • Dễ dàng tra cứu đơn hàng theo mã đơn hoặc theo cộng tác viên.
  • Lọc đơn hàng nhanh chóng theo trạng thái hoạt động của cộng tác viên (tất cả, đang hoạt động, ngừng hoạt động).

Thanh toán chiết khấu cho cộng tác viên

  • Quản lý chiết khấu của toàn bộ cộng tác viên theo mỗi trạng thái (đã duyệt, bị từ chối, chờ thanh toán, đã chi trả).
  • Dễ dàng xem lại toàn bộ lịch sử thanh toán hoặc theo thời gian cụ thể.
  • Nhanh chóng nhập xuất file báo cáo thanh toán chiết khấu cho cộng tác viên.

Tra cứu, lọc thông tin cộng tác viên

  • Dễ dàng tra cứu thông tin cộng tác viên chi tiết.
  • Cho phép lọc thông tin cộng tác viên theo trạng thái, phân loại, chiết khấu hay phần trăm chiết khấu.

Kết: Hy vọng thông qua những chia sẻ ở bài viết trên GoSELL đã giúp bạn hiểu về kênh phân phối và làm thế nào để có thể quản lý đại lý bán hàng và cộng tác viên một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chuyên mục