Trang chủ » Bài học kinh doanh » Kinh doanh hộ gia đình là gì? Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Bài học

Kinh doanh hộ gia đình là gì? Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

20 Tháng Bảy, 2023

Tại thị trường Việt Nam, kinh doanh hộ gia đình dường như khá phổ biến. Thậm chí chúng ta có thể bắt gặp mô hình kinh doanh này tại rất nhiều nơi. Vậy kinh doanh hộ gia đình là gì? Liệu bạn có đang nhầm lẫn giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ hay không? Cùng làm rõ qua bài viết này nhé!

Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Có thể hiểu đơn giản, kinh doanh hộ gia đình chính là một cá nhân hoặc một gia đình đứng lên tự thành lập và làm chủ. Người đứng ra thành lập sẽ có quyền đăng ký kinh doanh với phạm vi trên cả nước.

Tuy nhiên thì mô hình kinh doanh này vẫn có những hạn chế như: không được sử dụng quá 10 lao động và chỉ được kinh doanh tại một địa điểm. Trong quá trình kinh doanh thì người đứng ra đăng ký kinh doanh sẽ buộc phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản và con dấu.

Hoạt động này bao gồm những hình thức kinh doanh có thể kể đến như: Cung cấp và tổ chức các hoạt động dịch vụ, cung cấp và thương mại cũng như tổ chức sản xuất. Nếu như trường hợp hộ gia đình kinh doanh cần sử dụng hơn 10 lao động thì cần phải chuyển qua đăng ký hình thức doanh nghiệp.

Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ đều là hình thức kinh doanh mà không có tư cách pháp nhân, không được quyền phát hành chứng khoán và không được phép xuất cũng như nhập khẩu.

Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Và người đứng ra đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất. Có nghĩa là “ được ăn cả, ngã về không”. Những tiêu chí để phân biệt 2 loại hình này bao gồm:

Chủ thể thành lập

  • Kinh doanh hộ gia đình: Sẽ được thành lập do một cá nhân là người Việt Nam hoặc một nhóm người, hộ gia đình cùng nhau làm chủ, quản lý các hoạt động và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Do một cá nhân làm chủ và người đó sẽ đứng ra bỏ vốn cũng như chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh. Không bắt buộc phải là người Việt Nam nhưng người đại diện cần phải trên 18 tuổi và đáp ứng được hết các điều kiện pháp luật đưa ra. 

Quy mô kinh doanh

  • Hộ kinh doanh: Với quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ. Và phải đặt cơ sở kinh doanh tại một địa điểm cố định (có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú hoặc là nơi thường xuyên kinh doanh). Nếu kinh doanh theo mô hình lưu động thì phải có thông báo với cơ quan thuế và cơ quan quản lý.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Với hình thức này quy mô sẽ lớn hơn hộ kinh doanh, nhưng không có bất kỳ quy định về vốn hay địa điểm kinh doanh và mô hình này cũng được mở nhiều địa điểm, địa chỉ kinh doanh.

Số lượng nhân công

  • Hộ kinh doanh: Với mô hình kinh doanh hộ gia đình thì chỉ được phép thuê dưới 10 nhân công nếu muốn từ 10 người trở lên thì bắt buộc phải chuyển sang doanh nghiệp nhỏ.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Đối với mô hình này thì số người làm sẽ không bị hạn chế, doanh nghiệp có thể chỉ từ 1 người và cũng có thể lên đến hàng trăm người.

Điều kiện để kinh doanh

Điều kiện để kinh doanh
Điều kiện để kinh doanh
  • Hộ kinh doanh: Đăng ký tại cơ quan chức năng cấp huyện. Giấy tờ và thủ tục đăng ký chỉ với một số trường hợp nhất định, không phải bất kỳ hình thức buôn bán nào cũng cần phải đăng ký. Không cần phải có con dấu riêng, không được bán hay cho thuê hộ kinh doanh.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Cần phải đăng ký tại cơ quan chức năng cấp tỉnh đối với tất cả các trường hợp. Bắt buộc phải sở hữu con dấu riêng được cấp phép bởi cơ quan công an. Có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.

Thủ tục để giải thể

  • Hộ kinh doanh: Không áp dụng hình thức giải thể/phá sản. Khi muốn chấm dứt kinh doanh thì người đứng ra đăng ký hoạt động chỉ cần nộp lại giấy đăng ký kinh doanh cho phía cơ quan chức năng.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Cần tiến hành thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phá sản theo Luật Phá sản.

Ưu điểm từng mô hình

  • Hộ kinh doanh: Với quy mô nhỏ, giấy tờ pháp lý đơn giản, mức thuế thấp hơn và thích hợp với các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Mọi quyền quyết định s ẽ phụ  thuộc vào một người, dễ dàng đưa ra quyết định liên quan đến các hoạt động, ít chịu ràng buộc pháp lý như các loại hình khác. Cơ cấu chặt chẽ hơn mô hình hộ gia đình.

Nhược điểm loại hình

  • Hộ kinh doanh: Mô hình khá nhỏ, hoạt động với tính chất manh mún, khó để phát triển và mở rộng hơn.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Với mức độ rủi ro cao nên sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp (không chỉ nói đến số vốn mà chủ thể kinh doanh phải bỏ ra).

Dựa vào đâu để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp?

Có thể dựa vào những đặc điểm kinh doanh cũng như đánh giá về ưu và nhược điểm của 2 mô hình kinh doanh trên, thì khi lựa chọn kinh doanh hộ gia đình hay doanh nghiệp nhỏ bạn cũng cần bổ sung thêm các tiêu chí về vốn điều lệ, mức độ rủi ro trong kinh doanh, ngành nghề đăng ký để đưa ra quyết định.

Dựa vào đâu để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp?
Dựa vào đâu để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp?

Vốn điều lệ

Đây là số vốn mà cá nhân hay các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp trong thời gian nhất định và được ghi chép vào Điều lệ công ty. Số vốn này sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp và hiện vẫn chưa được quy định mức tối thiểu và tối đa.

Tuy nhiên mức vốn của doanh nghiệp không nên quá thấp vì sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin của đối tác với doanh nghiệp. Cũng không nên quá cao so với khả năng của doanh nghiệp vì có thể bạn sẽ gặp phải rủi ro và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với đúng số tiền đã đăng ký ban đầu.

Xem thêm: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?

Mức độ rủi ro

Vì với cả mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ đều không có tư cách pháp nhân nên khi gặp bất cứ rủi ro nào thì cũng phải chịu vấn đề mất hết vốn hoặc bồi thường toàn bộ số nợ.

Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn thì sẽ tương đương với mức độ rủi ro càng cao. Điều này cũng được áp dụng khi lựa chọn các loại hình kinh doanh khác như: việc góp vốn tập thể khi gặp những rủi ro thì sẽ an toàn hơn so với việc góp vốn cá nhân.

Xem thêm: Các loại sai lầm cơ bản trong kinh doanh thường gặp

Ngành nghề kinh doanh

Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh một tiệm gội đầu, một quầy thuốc nhỏ, hoặc bất cứ ngành nghề dịch vụ hay buôn bán nào khác mà không có ý định mở rộng kinh doanh thì bạn nên chọn mô hình kinh doanh hộ gia đình.

Còn nếu bạn có dự định tiến xa hơn trong kinh doanh, không muốn dừng lại ở việc kinh doanh nhỏ lẻ. Mong muốn mở rộng chi nhánh, phát triển thành chuỗi kinh doanh thì hình thức doanh nghiệp nhỏ sẽ là sự lựa chọn khá phù hợp.

Cho dù bạn là chủ kinh doanh của bất kỳ mô hình nào thì cũng cần phải quản lý chặt chẽ hơn về mô hình kinh doanh của mình. Và chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, cũng vì vậy mà việc hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lý đã không còn xa lạ.

Kinh doanh đa kênh hiệu quả cùng với GoSELL

Kinh doanh đa kênh hiệu quả cùng với GoSELL
Kinh doanh đa kênh hiệu quả cùng với GoSELL

Một phần mềm quản lý kinh doanh như GoSELL sẽ mang đến cho các doanh nghiệp những giải pháp tối ưu nhất trong quản lý từ: quản lý bán hàng, quản lý kho, sản phẩm, nhân viên, đại lý bán hàng và cả chi nhánh cho các nhà kinh doanh mô hình doanh nghiệp nhỏ.

Xây dựng website, app bán hàng đa kênh chuẩn thương mại điện tử. Tự động kết nối với các kênh bán hàng TMĐT (Shopee, Lazada,…), các kênh bán hàng mạng xã hội (Facebook, ZaloOA, Tiktok,…) với tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết cho các nhà bán hàng,…

GoSOCIAL giúp quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội Facebook, Zalo,… tự động thông báo về phản hồi, bình luận của khách trên tất cả các kênh bán hàng nhằm giúp bạn giải đáp cho khách nhanh chóng nhất có thể.

GoPOS: phần mềm quản lý cửa hàng truyền thống, tạo và quét mã vạch, kết nối với thiết bị ngoại vi: máy POS cầm tay, máy in mã vạch máy quẹt thẻ, … Quản lý cửa hàng chuyên nghiệp và đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy.

Quản lý số liệu hàng hóa bao gồm: giá sản phẩm, số lượng hàng hóa. Từ đó tự động cập nhật số liệu trên tất cả kênh bán hàng của bạn. 

Dễ dàng xây dựng các chiến lược marketing với bộ công cụ: tạo chiến dịch landing page với (GoLEAD), tạo chiến dịch email marketing, chương trình giảm giá,….

Với tích hợp đa dạng hình thức thanh toán và vận chuyển: Tự động đẩy đơn cho đơn vị vận chuyển giúp quá trình chốt và giao đơn diễn ra nhanh chóng.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của GoSELL, mong rằng với bài viết trên bạn cũng có thể hiểu hơn về kinh doanh hộ gia đình, làm thế nào để phân biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về quản lý doanh nghiệp thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Bài viết cùng chuyên mục