Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » KOC là gì? Cách để vận dụng chiến lược KOC Marketing hiệu quả

Kiến thức

KOC là gì? Cách để vận dụng chiến lược KOC Marketing hiệu quả

3 Tháng Một, 2024

Mặc dù đây là thuật ngữ còn khá mới nhưng KOC marketing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Vậy KOC là gì và đâu là cách để tối ưu chiến lược marketing với KOC? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

KOC là gì?

KOC là gì? Hiểu một cách đơn giản, KOC (Key Opinion Customer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Khi sử dụng KOC trong các chiến dịch marketing, họ sẽ sản xuất ra những dạng nội dung nêu ra nhận định khách quan về sản phẩm đó để thông tin đến những người theo dõi. Mặc dù có lượng người theo dõi không cao nhưng KOC hoàn toàn có thể điều hướng người tiêu dùng bằng chính những trải nghiệm chân thực của mình.

KOC có thể là những người xuất thân từ bất cứ ngành nghề nào, có thể là một doanh nhân, một người nội trợ hay một bạn genZ,… KOC đơn giản là những ai muốn đem lại trải nghiệm thực tế sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua những nội dung, video review thật sự chân thực.

Phân biệt KOC và KOL

Sau khi hiểu KOC là gì, cùng phân biệt điểm khác nhau của KOL và KOC là gì nhé! So với KOC thì KOL là một thuật ngữ quen thuộc hơn đối với các chiến dịch marketing. Đối với những người nhầm lẫn các thuật ngữ này, bạn có thể phân biệt dễ dàng thông qua các tiêu chí sau đây:

Mục tiêu sử dụng

Đầu tiên là đối với KOL, các thương hiệu sử dụng KOL hay những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng với mục đích tăng độ nhận diện và phủ sóng trên thị trường nhiều hơn. Nhiều thương hiệu cũng tìm kiếm những KOL phù hợp với sản phẩm để làm người đại diện cho thương hiệu của mình.

Một ví dụ cụ thể chính là việc Sơn Tùng MTP được OPPO mời làm đại sứ thương hiệu cho nhiều dòng sản phẩm của hãng. Với sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của mình, đây được xem là một chiến dịch KOL marketing thành công và mang lại lợi ích lớn của OPPO.

Sự khác biệt của KOL và KOC là gì
Sự khác biệt của KOL và KOC là gì? 

Trong khi đó, KOC marketing là các chiến dịch tiếp thị với mục đích khác nhau so với việc sử dụng KOL. Họ thường được nhãn hiệu lựa chọn với mục đích tạo sự tin tưởng với khách hàng về sản phẩm qua những review trải nghiệm chân thực. 

Chẳng hạn như khi bạn ra mắt sản phẩm mỹ phẩm mới và cần đem lại sự tin tưởng cho khách hàng của mình. Bạn có thể sử dụng các KOC để tạo nên các nội dung, video trải nghiệm thực tế để giúp khách hàng có cái nhìn cụ thể và yên tâm hơn.

Tính chủ động

Về tính chủ động thì KOC sẽ là bên cần chủ động hơn để liên hệ với nhãn hàng và gợi ý về việc tạo sáng tạo có video trải nghiệm, đánh giá sản phẩm. Trong khi đó, KOL là những người được nhãn hàng liên hệ và đưa ra lời mời quảng cáo, KOL sẽ nhận được một khoản chi phí theo thỏa thuận.

Khả năng tiếp cận khách hàng

Tất nhiên, mức độ nổi tiếng của KOL là lớn hơn rất nhiều. Bằng chứng là khi bạn thực hiện tìm kiếm tên một KOL trên các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ có thể thấy được rất nhiều thông tin về họ. KOL cũng được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau bởi mức độ ảnh hưởng và số người theo dõi. Các nhãn hàng thường chủ động liên hệ mời KOL quảng bá sản phẩm với mức chi phí tương xứng. 

Khả năng tiếp cận khách hàng KOC là gì?
Khả năng tiếp cận khách hàng KOC là gì?

Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng hay người theo dõi không phải là yếu tố quá quan trọng để xem xét đối với KOC. Họ sẽ là những người trực tiếp bỏ tiền ra mua sản phẩm về sử dụng hoặc liên hệ nhãn hàng nhận sản phẩm để trải nghiệm, review một cách chân thực nhất. Với cương vị là người tiêu dùng đánh giá về sản phẩm nên họ sẽ tiếp cận gần hơn với những người tiêu dùng khác và nhận được sự tin cậy cao hơn.

Để tăng hiệu quả khả năng tiếp cận khách hàng, tìm hiểu thêm: Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Yêu cầu về chuyên môn

KOL có thể là những người có kiến thức và chuyên môn sâu về ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó mà mình hoạt động. Đó có thể là những chuyên gia về thời trang, thẩm mỹ, … Trong khi đó, KOC có thể là những người không quá am hiểu về sản phẩm vì họ đứng trên cương vị người mua hàng, người tiêu dùng thực tế để trải nghiệm sản phẩm. Những đánh giá thực tế từ phía khách hàng đôi khi là điều mà khách hàng thích hơn so với những đánh giá quá chuyên môn.  

Xem thêm: Tầm ảnh hưởng của celeb trong các chiến dịch tiếp thị truyền thông

Những nền tảng có thể triển khai chiến lược KOC hiệu quả

KOC marketing là một mô được được sử dụng rất nhiều ngày nay, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến. Việc sử dụng hiệu quả chiến dịch marketing này sẽ giúp thương hiệu thu hút sự quan tâm, tin tưởng và sử dụng lớn từ các đối tượng khách hàng tiềm năng. 

YouTube

Nhiều năm qua, YouTube luôn là nền tảng được rất nhiều KOC sử dụng để sản xuất những video review sản phẩm của mình. Những KOC hoàn toàn có thể tạo nên những video có độ dài để truyền tải nội dung, đánh giá sản phẩm chân thực và chi tiết hơn. Khi đăng tải các video trên nền tảng youtube, những KOC cũng có đặt các đường link mua sản phẩm để người xem bấm vào mua hàng.

Những nền tảng có thể triển khai chiến lược KOC hiệu quả
Những nền tảng có thể triển khai chiến lược KOC hiệu quả

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và biết đến những reviewer khá nổi tiếng trên nền tảng youtube. Mỗi người sẽ có mỗi phong cách riêng nhưng đều hướng tới việc trải nghiệm và đưa ra đánh giá cho người xem để cân nhắc liệu có nên mua một sản phẩm hay đến một quán ăn đó hay không. Những video theo dạng này nhận được rất nhiều sự ủng hộ và theo dõi từ các đối tượng người xem khác nhau.

Facebook Group

Nền tảng Facebook với số lượng người dùng lớn, đặc biệt là ở Việt Nam chính là một thị trường thuận lợi cho KOC phát triển. Bạn có thể thực hiện các chiến dịch KOC marketing cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nhưng có thể nhận đây lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp chiếm đa phần trên nền tảng này. 

Hoạt động của KOC trong những hội nhóm này thường là đăng bài viết review quá trình sử dụng sản phẩm với những ưu nhược điểm, lời khuyên đối với sản phẩm gắn kèm đường link mua sắm cho những ai có nhu cầu. Bởi đây là một cách vô cùng thuận tiện để tìm hiểu về sản phẩm mà mình muốn mua nên thu hút được sự quan tâm lớn của người dùng, đặc biệt là giới trẻ.

TikTok

Nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok được xem là nơi không thể phù hợp hơn để thực hiện các chiến dịch marketing với KOC. Trên nền tảng này, bạn có thể thực hiện các video ngắn để trải nghiệm và đánh giá các sản phẩm nổi bật nào đó. Chỉ cần video sáng tạo, thu hút, khả năng lọt vào xu hướng sẽ rất cao và tiếp cận lớn tệp người xem khổng lồ.

TikTok
TikTok

Một ví dụ điển hình chính là kênh TikTok VINH TECH REVIEW sở hữu gần 900k người theo dõi với những clip triệu view. Tài khoản này liên tục đặt hàng và tự trải nghiệm những sản phẩm mới lạ mà nhiều người đang tò mò về khả năng thực của nó. Từ những video trải nghiệm thực tế, người xem sẽ có cái nhìn chính xác nhất về sản phẩm đó, giúp cân nhắc để đưa ra quyết định mua hàng. Nhờ vào đó, tài khoản này ngày càng nhận được sự ủng hộ và theo dõi lớn thì người dùng trên nền tảng TikTok.

Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện các chiến dịch marketing bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội là điều được đa phần các doanh nghiệp chú trọng. Facebook và TikTok được xem là những ưu tiên hàng đầu trong số đó. Hiểu được nhu cầu đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đã cung cấp cho  doanh nghiệp các giải pháp để bán hàng và quản lý bán hàng tối ưu trên các nền tảng mạng xã hội này. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cùng GoSELL quản lý bán hàng hiệu quả hơn trên các nền tảng mạng xã hội

GoSELL được biết đến là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh toàn diện được thiết kế dành cho các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh trong giai đoạn chuyển đổi số. Không chỉ hỗ trợ một cách tối ưu cho cửa hàng vật lý, GoSELL còn hỗ trợ quy trình bán hàng và quản lý bán hàng trên các nền tảng trực tuyến của doanh nghiệp một các hiệu quả. 

Trong đó, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay TikTok được GoSELL tập trung phát triển để mang đến những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Với những tính năng được đồ bộ trên hệ thống của GoSELL, doanh nghiệp có thể quản lý quy trình bán hàng trên nền tảng mạng xã hội một cách thuận tiện và nhất quán.

Tối ưu quy trình bán hàng trên Fanpage Facebook, Zalo OA với giải pháp GoSOCIAL

GoSOCIAL là một giải pháp được cung cấp bởi GoSELL, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng tối ưu trên các nền tảng mạng xã hội là Facebook và Zalo. Theo đó, doanh nghiệp có thể liên kết 5 fanpage Facebook và 1 tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp để quản lý bán hàng một cách thuận tiện và chính xác. Nhờ đó, bạn có thể phản hồi tin nhắn của khách hàng từ nhiều tài khoản bất cứ khi nào, không để khách hàng của mình phải chờ đợi.

Tối ưu quy trình bán hàng trên Fanpage Facebook, Zalo OA với giải pháp GoSOCIAL
Tối ưu quy trình bán hàng trên Fanpage Facebook, Zalo OA với giải pháp GoSOCIAL

Trên hệ thống của GoSOCIAL, doanh nghiệp có thể phản hồi, tư vấn và tạo đơn hàng trực tiếp cho khách hàng ngay trên khung chat. Khách hàng của bạn có thể theo dõi tiến trình vận đơn ngay trên khung chat. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể đồng bộ các kho hàng trên Facebook của mình với các kênh bán hàng khác, giúp quá trình bán hàng đa kênh diễn ra một cách chính xác nhất có thể.

Đồng bộ quản lý bán hàng trên nền tảng TikTok

TikTok hiện nay được xem là một kênh bán hàng tiềm năng hàng đầu với nội dung có thể dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Nắm được xu hướng bán hàng trên TikTok Shop đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL hiện nay đã cho phép doanh nghiệp đồng bộ tài khoản TikTok Shop với hệ thống của GoSELL. 

Theo đó, doanh nghiệp có thể đồng bộ sản phẩm trên cửa hàng TikTok về hệ thống quản lý của GoSELL và ngược lại. Bạn cũng sẽ nhận được thông báo về đơn hàng hàng mới trên cửa hàng TikTok, thực hiện xác nhận đơn hàng ngay trên hệ thống của GoSELL. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cài đặt tính năng đồng bộ dữ liệu TikTok Shop giúp quá trình quản lý bán hàng đa kênh trở nên nhất quán, chính xác trên cùng 1 hệ thống.

Tạo link mua hàng cho các cộng tác viên trên hệ thống của GoSELL

KOC không chỉ đóng vai trò góp phần tối ưu các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, đây còn lại một phương thức bán hàng hiệu quả thông qua hình thức cộng tác viên bán hàng. Đây là một hình thức phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube hay TikTok. Lúc này, các KOC có thể sáng tạo những nội dung để bán hàng thông qua đường link dẫn đến cửa hàng trực tiếp của doanh nghiệp.

Theo đó, tính năng này của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo ra đường dẫn mua hàng cho một hoặc nhiều sản phẩm. Lúc này, các KOC có thể tùy ý chia sẻ link mua hàng đến với khách hàng của mình và thực hiện hành trình mua hàng. Đây là các giúp doanh nghiệp rộng thị trường và gia tăng đơn hàng, doanh thu một cách đáng kể.

Đặt biệt, GoSELL còn cho phép áp dụng cài đặt mã giảm giá cho sản phẩm và bộ sưu tập sản phẩm trong đường link. Khách hàng khi mua hàng thông qua đường link bán hàng được tạo, mã giảm giá sẽ được áp dụng tự động khi thanh toán. Đây là một tính năng dễ dàng sử dụng, những KOC có thể sao chép và chia sẻ đường link đã tạo trên nhiều nền tảng khác nhau. Thị trường bán hàng của doanh nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng, thúc đẩy quy trình kinh doanh.

Kết luận

Qua bài viết GoSELL đã giúp bạn hiểu KOC là gì và các khái niệm liên quan, Cũng như đưa ra giải pháp để triển khai kế hoạch bán hàng đa kênh và triển khai các kế hoạch Marketing hiệu quả. Có thể nói GoSELL sẽ là giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình quản lý bán hàng đa kênh, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến hàng đầu hiện nay.

Bài viết cùng chuyên mục