Trang chủ » Bài học kinh doanh » Kpi và okr: Hai chỉ tiêu đo lường quan trọng và sự khác biệt giữa chúng

Bài học

Kpi và okr: Hai chỉ tiêu đo lường quan trọng và sự khác biệt giữa chúng

8 Tháng Sáu, 2023

Kpi và okr là những thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng như các chỉ số đo lường quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt hai chỉ số này đặc biệt là khi KPI sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào định hướng cũng như điều kiện của các tổ chức đó. Vậy kpi và okr là gì và đâu là sự khác biệt giữa các chỉ số này? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Kpi và okr: Hai chỉ tiêu đo lường quan trọng và sự khác biệt giữa chúng

Kpi là gì?

Kpi (Key Performance Indicators) là một tập hợp các tiêu chí đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc cũng như mức độ làm việc hiệu quả để hoàn thành được mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định của một tổ chức, một doanh nghiệp hay một cá nhân. Được thể hiện thông qua các số liệu, chỉ tiêu định lượng, tỷ lệ cụ thể và được thiết kế chi tiết để có thể linh hoạt thực hiện và phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân mỗi ngày.

Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân khác nhau sẽ có cách thiết lập kpi khác nhau để đánh giá tốt nhất hiệu quả công việc của chính mình. Mỗi kpi cũng có có những cách đo lường khác nhau tùy vào mục đích và kết quả được đề ra. 

Okr là gì?

Kpi và okr luôn được xem là hai thuật ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, để so sánh chính xác hai chỉ số này, việc tìm hiểu khái niệm okr là điều cần thiết. Theo đó, okr (Objective & Key Result) hay kết quả và mục tiêu then chốt của một chiến lược hay nhiệm vụ nào đó. Thuật ngữ này có thể được hiểu một cách đơn giản là phương pháp quản trị dựa trên một mục tiêu cụ thể và mục tiêu cụ thể đó sẽ được đo lường bằng những kết quả mang tính then chốt nhất.

Okr là gì?
Okr là gì?

Để tận dụng hiệu quả okr, bạn cần phải biết cách tách biệt những điểm mấu chốt thật sự quan trọng với các thành phần còn lại và sắp xếp một cách rõ ràng những ưu tiên cần thiết. Để thực hiện được điều đó, bạn cần học được cách loại bỏ những thứ gây phiền nhiễu nếu bạn không thể xác định được đích đến của mình. Một khi có thể xác định được mục tiêu then chốt của một chiến dịch thì doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác và đạt được hiệu quả tối ưu một chiến dịch tiếp thị, bán hàng.

Xem thêm: Làm thế nào để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Phân biệt Kpi và Okr

Tuy có một số điểm tương tự nhưng Kpi và Okr là hai thuật ngữ riêng biệt, tồn tại nhiều điểm khác biệt trong cách sử dụng cũng như đánh giá. Do đó, để thực sự có thể phân biệt được hai chỉ số này, việc xác định những điểm giống và khác nhau là vô cùng cần thiết.

Giống nhau giữa kpi và okr

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa kpi và okr là bởi chữ “key” (then chốt, chìa khoá) tồn tại trong cả hai thuật ngữ này. Việc sử dụng từ “key” đối với hai chỉ số này cho thấy bạn bắt buộc phải tách biệt các chỉ số chính, thực sự quan trọng ra khỏi những thành phần còn lại. Đây được xem là kết quả quan trọng để thể hiện cho một mục tiêu cụ thể chứ không phải là những cách làm để hoàn thành mục tiêu.

Tiếp đến, kpi và okr còn được cho là giống nhau bởi chúng đều là những công cụ được cá nhân, doanh nghiệp sử dụng để đánh giá, đo lường hiệu suất một công việc nhất định. Và dù là Kpi hay Okr thì các chỉ số này đều cần được đo lường và đánh giá để cá nhân, doanh nghiệp biết được mình đã đạt được hay chưa. Hơn nữa, các chỉ số này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ khác nhau từ nhỏ đến lớn của một tổ chức.

Có thể bạn quan tâm: Các chỉ số KPI theo dõi hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng bán lẻ

Bên cạnh những đặc điểm giống nhau thì kpi và okr là 2 chỉ số khác biệt nhau mà bạn có thể phân biệt thông qua những đặc điểm cụ thể dưới đây!

Khác nhau giữa kpi và okr

Khác nhau giữa kpi và okr
Khác nhau giữa kpi và okr
  • Trọng tâm: Trọng tâm của chỉ số Okr chính là mục tiêu (Objective). Khi sử dụng chỉ số okr, cần phải xác định được các hoạt động mình cần thực hiện trước khi đưa ra các kết quả then chốt. Trong khi đó, trọng tâm của chỉ số Kpi chính là các chỉ số được sử dụng (Indicator) với mục tiêu hướng đến là kết quả then chốt được đưa ra. 
  • Các công việc được thực hiện: Chỉ số Okr là đích đến của những mục tiêu cụ thể được xác định chứ không phải là việc mà bạn có thể theo dõi mỗi ngày. Hơn nữa, bạn luôn phải theo sát chỉ số Kpi hằng ngày để hướng đến việc hoàn thành okr. Điều này có nghĩa là Kpi là chỉ số phục vụ cho chỉ số Okr và bạn có thể điều chỉnh Kpi hàng ngày để hướng đến các mục tiêu và kết quả được đề ra cho Okr (Objective & Key Result). 
  • Mục đích sử dụng: Một điểm khác biệt nữa giữa kpi và okr chính là mục đích sử dụng của các chỉ số này. Theo đó, Kpi thường được sử dụng trong quá trình vận hành một tổ chức đang hoạt động ổn định. Trong khi đó với chỉ số Okr, các tổ chức có thể ứng dụng nó để đặt ra những mục tiêu mang tính tham vọng đồng thời xác định được cơ sở và kết quả cần đạt được đối với mục tiêu đó. Với đặc tính đó okr thường được dùng khi tổ chức cần hoạch định kế hoạch cụ thể trong khoảng thời gian nhất định.

Doanh nghiệp nên sử dụng chỉ số kpi và okr để đánh giá hiệu quả kinh doanh

Sau khi phân biệt được hai chỉ số kpi và okr, câu hỏi tiếp theo sẽ là liệu doanh nghiệp nên sử dụng chỉ số nào để đánh giá hiệu suất các hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường tập trung vào việc đề ra các chỉ số Kpi để tiến hành đo lường và nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp nhưng lại không thể đạt được kết quả như mong đợi.

Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại của họ có lẽ là thiếu đi chỉ số Okr để xác định được chính xác các mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định các chỉ số Okr ngắn hạn được xem là lựa chọn cần được ưu tiên của nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nhanh chóng.

Sử dụng chỉ số kpi và okr để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Sử dụng chỉ số kpi và okr để đánh giá hiệu quả kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp có định hướng lâu dài, cần phải đo lường hiệu quả công việc một cách thường xuyên thì Kpi là chỉ số không thể bỏ qua. Để đo lường các chỉ số Kpi một cách chính xác trong quá trình kinh doanh, việc thực hiện các báo cáo doanh thu chi tiết là điều vô cùng cần thiết. Ở đó, việc sử dụng tính năng phân tích báo trên hệ thống của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL chính là giải pháp phù hợp dành cho doanh nghiệp.

Tạo phân tích báo cáo doanh thu hiệu quả trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Để đánh giá các chỉ số Kpi được đề ra trong các chiến lược tiếp thị bán hàng, doanh thu luôn là một thước đo cần được hướng tới. Việc lập các báo cáo doanh thu chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp phân tích chính xác hiệu quả kinh doanh. Từ đó, việc đánh giá các chỉ số Kpi được đề ra sẽ dễ dàng và trực quan hơn rất nhiều.

Phân tích báo cáo kinh doanh đa kênh

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến các tính năng toàn diện hỗ trợ quy trình bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Trong đó, tính năng phân tích báo cáo sẽ cho phép doanh nghiệp tạo các bản báo cáo doanh thu đa kênh vô cùng chính xác và chi tiết. Không chỉ có thể thống kê doanh thu tại cửa hàng trực tiếp, GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu ở các kênh bán hàng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA, TikTok Shop). 

Tạo phân tích báo cáo doanh thu hiệu quả trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Tạo phân tích báo cáo doanh thu hiệu quả trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Cụ thể, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh. Doanh nghiệp có thể theo dõi các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA) hay theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội). Hơn nữa, bạn sẽ luôn nắm rõ chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo đơn hàng được cung cấp bởi GoSELL. 

Đối với ngành dịch vụ, GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ. Bạn có thể nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh cũng như xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).

Tích hợp công cụ Google Analytics

Ngoài ra, GoSELL cũng hỗ trợ tích hợp Google Analytics – công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đo lường những chỉ số quan trọng trong quá trình kinh doanh. Với Google Analytics, doanh nghiệp có thể nắm được các thống kê chi tiết về người dùng trên cả website lẫn app bán hàng. Từ đó, việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing, remarketing, bán hàng trong một giai đoạn cụ thể sẽ cho doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh để đánh giá và đưa ra hướng đi kế tiếp.

Kết luận

Kpi và Okr là các chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả quy trình hoạt động, kinh doanh. Việc phân biệt và sử dụng đúng mục đích sẽ giúp doanh nghiệp đo lường chính xác và điều chỉnh hoạt động kinh doanh để hướng đến việc đạt được các mục tiêu xa hơn.

Bài viết cùng chuyên mục