Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Lập kế hoạch mở cửa hàng bánh chi tiết từ A – Z

Kiến thức

Lập kế hoạch mở cửa hàng bánh chi tiết từ A – Z

21 Tháng Mười Một, 2023

Từ lâu bạn đã có ý định mở một cửa hàng bánh nho nhỏ và mong muốn khách hàng sẽ đến thưởng thức những chiếc bánh do chính bạn làm ra. Nhưng việc chưa hình dung ra được sẽ bắt đầu từ đâu khiến bạn e dè? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn lập kế hoạch mở cửa hàng bánh chi tiết từ A – Z.

Lập kế hoạch mở cửa hàng bánh chi tiết từ A - Z

Học cách làm bánh

Muốn mở một cửa hàng bánh và được nhiều khách hàng đón nhận, việc đầu tiên bạn cần làm là học cách làm bánh. 

Một khóa học có thể sẽ kéo dài từ 1-2 tháng, sau đó tùy thuộc vào khả năng sáng tạo, khéo léo cùng sự chăm chỉ luyện tập của bản thân. Để quyết định xem liệu bạn có thể trở thành một người thợ làm bánh chuyên nghiệp hay không.

Chuẩn bị vốn mở cửa hàng bánh

Trung bình để mở một cửa hàng bánh với đa dạng các loại bánh, thì bạn cần khoảng từ 30-80 triệu đồng. Điều này còn tùy thuộc vào quy mô lớn/nhỏ của cửa hàng. Nếu sở hữu số vốn này trong tay, bạn có thể tự tin kinh doanh và chi trả cho các thứ cấp thiết cần phải có (như bánh mì, đồ hộp,…).

Chuẩn bị vốn mở cửa hàng bánh
Chuẩn bị vốn mở cửa hàng bánh

Lựa chọn địa điểm kinh doanh cửa hàng bánh

Địa điểm mở cửa hàng bánh cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến việc kinh doanh thành – bại của cửa hàng. Kinh nghiệm khi mở cửa hàng bánh là bạn nên chọn những nơi đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại và càng có nhiều mặt tiền thì càng tốt.

Bạn nên hạn chế chọn những địa điểm như ngã 3 đường, ngã tư giao thông, khu vực thường xuyên bị ùn tắc giao thông,… Đây là những tuyến đường nhiều xe qua lại, sẽ gây không ít khó khăn cho việc ghé đến cửa hàng của bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm tìm thuê mặt bằng kinh doanh hút khách

Định hình phong cách cho cửa hàng bánh

Bạn có thể tham khảo một trong ba phong cách được ưa chuộng nhất hiện nay:

  • Phong cách tân cổ điển, tập trung gây ấn tượng bằng những họa tiết đơn giản, thanh lịch được thể hiện trên mặt phẳng của trần nhà, tường hoặc trên các món đồ nội thất.
  • Phong cách đơn giản, hiện đại với các màu sắc có độ tương phản cao giúp diện mạo của cửa hàng bánh thêm phần trẻ trung, năng động. Chẳng hạn, bạn có thể kết hợp màu hồng trên background màu trắng, hoặc đen.
  • Phong cách rustic mang vẻ đẹp truyền thống, hiện diện sự mộc mạc, thân thuộc của chất liệu gỗ không bao giờ lỗ thời. Hương thơm của bánh mới vừa nướng, kết hợp với sự ấm cúng của không gian từ chất liệu nội thất nguyên bản mang đến cảm giác gần gũi khi khách hàng đặt chân đến cửa hàng của bạn.
Định hình phong cách cho cửa hàng bánh
Định hình phong cách cho cửa hàng bánh

Chuẩn bị các vật dụng, máy móc đầy đủ cho cửa hàng

Một cửa hàng bánh được bài trí gọn gàng, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng và đẹp mắt sẽ khiến khách hàng bị thu hút ngay từ lần đầu nhìn thấy. Ngoài ra, để đảm bảo bạn luôn có đầy đủ các loại bánh để kịp thời cung cấp cho khách hàng, thì bạn cần chuẩn bị các vật dụng để làm bánh như:

Tủ bảo ôn

Hay còn gọi là tủ đông, dùng để bảo quản các nguyên vật liệu và bánh. Thông thường, loại tủ chuyên nghiệp khoảng 1.2m và có mức giá dao động từ 20-22 triệu đồng. Hoặc nếu bạn muốn mua loại tủ mát có thể nhìn thấy bánh từ bên ngoài, thì bạn có thể tìm mua loại có giá từ 6-8 triệu đồng.

Máy đánh kem

Chỉ cần khoảng 2-5 triệu đồng là bạn đã có thể sắm được một chiếc máy đánh kem xịn sò. Hoặc máy đánh bột loại tốt cũng có giá tầm khoảng 8 triệu đồng. Tuy nhiên, tùy vào số lượng bánh tiêu thụ mỗi ngày của cửa hàng, mà bạn có thể lựa chọn máy đánh có mức giá phù hợp hơn.

Tránh trường hợp mua máy đánh quá rẻ thì không thể cho ra được sản phẩm như mong muốn, nhưng nếu máy đánh có giá quá cao thì lại gây lãng phí.

Lò nướng bánh

Lò nướng loại tốt mà các cửa hàng bánh lớn thường hay sử dụng có giá khoảng 8-20 triệu đồng. Nhưng nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ hoặc vừa, bạn có thể mua loại thường dao động từ 1.5-3 triệu đồng trong các cửa hàng điện máy, hoặc các nơi chuyên bán dụng cụ làm bánh có bán.

Một số thiết bị khác

Một số thiết bị khác có thể kể đến như dao phết bánh, bàn xoay bánh, các đui bắt kem, dụng cụ trang trí bánh,… Các món đồ lặt vặt này sẽ rơi vào khoảng 1.5-2 triệu đồng.

Nguyên liệu làm bánh

Một chiếc bánh ngon thì nguyên liệu cũng cần phải đạt tiêu chuẩn, mà muốn được như vậy bạn cần tìm đến đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu uy tín. Nếu đây là đơn vị đầu tiên bạn tìm hiểu, bạn có thể thảo luận với họ mua một số lượng ít để trải nghiệm thử. 

Nếu các sản phẩm của bạn được khách hàng đón nhận một cách tích cực, lúc này bạn có thể đề nghị hợp tác lâu dài với đơn vị đó để nhận được mức chiết khấu hấp dẫn thay vì đi mua ngoài siêu thị.

Bạn cũng nên lưu ý: nguyên liệu làm bánh cần phải đảm bảo độ tươi ngon, không sử dụng hóa chất bảo quản và cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Điều này để tránh tình trạng khách hàng cảm thấy khó chịu khi bánh của bạn sử dụng nhiều chất bảo quản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Hoặc thậm chí dẫn đến tình trạng khách hàng sẵn sàng quay lưng với cửa hàng của bạn, và tìm đến cửa hàng khách có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.

Thuê nhân viên

Bạn có thể thuê thêm nhân viên để phục vụ khách hàng vào các giờ cao điểm, hoặc vào các dịp lễ, tết. Đối với nhân viên bán bánh thường sẽ không đòi hỏi trình độ quá cao, bạn có thể tuyển học sinh, sinh viên làm theo ca và thay ca linh hoạt. Có thể phân từ 2-3 ca với mức giá 1.5-3 triệu đồng/tháng.

Tham khảo thêm: 9 cách quản lý nhân sự giúp nâng cao tính tự giác cho nhân viên

Lập chiến lược kinh doanh

Chẳng hạn ý tưởng kinh doanh của bạn là cửa hàng bánh được ví như một cái cây, thì chiến lược kinh doanh sẽ là mảnh đất màu mỡ giúp cái cây của bạn ngày một phát triển mạnh mẽ.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được: thị trường đang cần gì, khách hàng bạn đang nhắm đến là ai, đối thủ của bạn đã và đang làm được những gì,…

Dựa vào đó, bạn có thể bắt đầu định hướng đi riêng cho mình, phát huy những điểm mạnh mà cửa hàng đang có cũng như nhanh chóng khỏa lấp các lỗ trống mà đối thủ của bạn chưa thể đáp ứng cho khách hàng. Kết hợp với việc tung các chương trình ưu đãi, giảm giá,… để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Sử dụng phần mềm để quản lý và vận hành cửa hàng bánh hiệu quả hơn

Sau khi hoàn thành xong việc lập kế hoạch mở cửa hàng bánh, kế tiếp là công việc quản lý và vận hành cửa hàng. Trong thời gian đầu, hai công việc này sẽ khá khó khăn và mất khá nhiều thời gian của bạn như: bạn phải tập quản lý nguyên vật liệu, hàng tồn kho, nhà cung cấp, quản lý nhân viên,…

Việc quản lý sẽ giúp bạn nắm bắt tình hình kinh doanh của cửa hàng, biết được năng suất làm việc của nhân viên, biết được nguyên vật liệu nào còn/hết để có kế hoạch nhập thêm/sử dụng sao cho phù hợp,… 

Phần mềm quản lý GoF&B sẽ giúp bạn tối ưu các công đoạn trên chỉ với 1 màn hình quản lý duy nhất, tích hợp đầy đủ các tính năng quản lý ưu việt mà bạn cần:

Sử dụng phần mềm để quản lý và vận hành cửa hàng bánh hiệu quả hơn
Sử dụng phần mềm để quản lý và vận hành cửa hàng bánh hiệu quả hơn

Quản lý đơn hàng

Giúp bạn nhanh chóng nắm rõ các thông tin đơn hàng và tình trạng của đơn hàng. Cho phép thêm món khi khách hàng order theo bàn tránh phục vụ nhầm lẫn, sai sót.

Quản lý sản phẩm

Cho phép quản lý sản phẩm theo hai hình thức chủ yếu: theo danh mục và theo combo. Bạn có thể tùy chỉnh định lượng nguyên liệu trong một đơn vị bán, như vậy kho nguyên vật liệu sẽ tự động trừ khi bán hàng.

Quản lý tồn kho nguyên vật liệu

Giúp bạn kiểm soát lượng thực phẩm, nguyên liệu bán ra mỗi ngày. Hệ thống sẽ linh hoạt cập nhật thường xuyên mỗi sản phẩm, nguyên liệu được bán ra. Song song đó, hỗ trợ báo cáo và kiểm kê kho hàng mỗi khi giao ca, mở ca, kết ca.

Bạn có thể quản lý nguyên vật liệu theo một trong ba hình thức sau: theo danh mục, nhà phân phối, hoặc theo đơn đặt hàng đều được.

Quản lý khách hàng

GoF&B giúp lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng từ online đến offline, giúp bạn xác định được tổng số lượng khách hàng đã mua và đặt hàng tại cửa hàng bánh. Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể phân nhóm khách hàng để thực hiện các chiến lược marketing sau này.

Quản lý nhà cung cấp

Không chỉ quản lý nguyên vật liệu, thông tin khách hàng, sản phẩm và đơn hàng, mà GoF&B còn hỗ trợ quản lý nhà cung cấp bằng cách kiểm soát thông tin, phân loại các đơn vị cung cấp giúp bạn tiến hành hoạt động kinh doanh một cách trơn tru nhất.

Bạn có thể thêm, xóa, sửa nhà cung cấp với thao tác dễ dàng. Đồng thời, tạo đơn nhập hàng từ nhà cung cấp khi cần nhập thêm hàng vào kho.

Quản lý nhân viên

Bạn có thể phân quyền cho nhân viên phục vụ theo chức năng (thu ngân, phục vụ bàn, lễ tân, bếp,…) và sắp xếp nhân viên làm việc theo chi nhánh đơn giản. Thông qua đó, dễ dàng quản lý và kiểm soát quá trình làm việc của từng nhân viên.

Một số tính năng khác

Phần mềm GoF&B cũng hỗ trợ bạn tạo các chương trình khuyến mãi với nhiều hình thức như giảm giá, miễn phí giao hàng, tạo và tích điểm thành viên cho khách hàng khi đăng ký làm thành viên thân thiết,… Nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, đẩy mạnh doanh số cho cửa hàng của bạn.

Hỗ trợ phân tích báo cáo doanh thu chính xác ở mọi lúc, mọi nơi thông qua biểu đồ trực quan theo thời gian. Theo dõi tình hình kinh doanh chi tiết theo các hạng mục, các phiên giao dịch, xác định được số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu đang xử lý,…

Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoản, ví điện tử, thanh toán tiền mặt) và hai đơn vị vận chuyển chính là AhaMove được tích hợp trên GoF&B; hoặc nếu bạn có sẵn đội ngũ giao hàng có thể kích hoạt tính năng tự vận chuyển trên phần mềm.

Bài viết vừa rồi đã tổng hợp kế hoạch mở cửa hàng bánh chi tiết từ A – Z, hy vọng sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn tự tin thực hiện những ấp ủ của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hoàn toàn có thể liên hệ ngay đến đội ngũ nhân viên của GoSELL để được tư vấn kỹ hơn.

Bài viết cùng chuyên mục