Trang chủ » Bài học kinh doanh » Lợi nhuận gộp là gì? Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Bài học

Lợi nhuận gộp là gì? Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh

22 Tháng Chín, 2023

Lợi nhuận gộp là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính, giúp doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề ra các chiến lược đúng đắn. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Và làm thế nào để tính toán lợi nhuận gộp trong kinh doanh? Cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Lợi nhuận gộp là gì? Những lưu ý khi tính lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (Gross profit) là lợi nhuận mà một doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc sản xuất, bán sản phẩm hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của mình.

Chỉ số lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số quan trọng trên bảng báo cáo tài chính và có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). Những lợi nhuận gộp cũng có thể được biết đến với những tên gọi khác như lợi nhuận bán hàng hoặc tổng thu nhập.

Những loại chi phí thường có ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp bao gồm:

  • Giá nguyên vật liệu (bao gồm cả phí vận chuyển).
  • Chi phí nhân công.
  • Khấu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chi phí vận chuyển. 
  • Chi phí địa điểm, kho bãi, bảo quản.
  • Chi phí tiếp thị sản phẩm.
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp là gì?

Tham khảo thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất

Biên lợi nhuận gộp là gì?

Sau khi đã tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một khái niệm liên quan khác nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó chính là biên lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) là chỉ số được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh chính và sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. 

Chỉ số này được doanh nghiệp sử dụng làm số liệu so sánh với từng giai đoạn tài chính của công ty và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp sẽ có lãi ròng càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hiệu quả.

Nhờ vào chỉ số này mà doanh nghiệp có thể đánh giá xem liệu rằng chiến lược bán hàng, tiếp thị của mình có đạt được hiệu quả như mong muốn chưa, đồng thời tiến hành điều chỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.

Tại sao phải tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là một trong những thước đo quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán lợi nhuận gộp, không ít các doanh nghiệp mắc phải sai lầm, tính thiếu hay thừa một số thành phần trong công thức. 

Trên thực tế, việc liệt kê cụ thể từng loại chi phí và vai trò của nó trong quá trình kinh doanh là vô cùng cần thiết bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá chính xác hơn tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra những chiến lược nhằm tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trước khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng nên xem xét đến yếu tố lợi nhuận gộp. Thông qua các số liệu thu được, doanh nghiệp sẽ xem xét vấn đề phân phối các loại chi phí, kiểm soát tốt lợi nhuận gộp giúp thu hút các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp còn là một căn cứ để so sánh, đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Doanh nghiệp nào có lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả và dễ dàng được đánh giá cao hơn trên thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn, nhà đầu tư cũng cần lưu ý các chỉ số tài chính khác để đưa ra lựa chọn khách quan và chính xác nhất.

Tại sao phải tính lợi nhuận gộp
Tại sao phải tính lợi nhuận gộp

Công thức tính lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp thường được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Trong đó: 

  • Doanh thu thuần (Net Revenue): Là khoản lợi nhuận thực tế doanh nghiệp thu được từ việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã được khấu trừ các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu,…), các khoản giảm trừ (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng trả lại,…).
  • Giá vốn bán hàng: Là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của doanh nghiệp. Giá vốn có thể bao gồm: giá nguyên vật liệu, tiền thuê nhân công để tạo ra hàng hóa, chi phí thuê kho, lưu trữ,… và không bao gồm các chi phí gián tiếp như chi phí tiếp thị, phân phối sản phẩm và bán hàng.
  • Cách tính tỷ suất / biên lợi nhuận gộp:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu

Ví dụ: Doanh thu của một Công ty A là 600.000.000 VNĐ. Trong đó, các khoản chi phí hàng hóa mà Công ty phải trả bao gồm: 

  • Chi phí nguyên vật liệu và vật tư: 200.000.000 VNĐ.
  • Chi phí nhân công sản xuất: 100.000.000 VNĐ.
  • Chi phí thuê kho bãi: 50.000.000 VNĐ.

Vậy lợi nhuận gộp của Công ty A sẽ là: 

Lợi nhuận gộp = 600.000.000 – (200.000.000 + 100.000.000 + 50.000.000) 

= 250.000.000 VNĐ

Lại giả sử tổng doanh thu của Công ty A là 1 tỷ VNĐ. Vậy tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ là:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = 250.000.000 / 1.000.000.000 = 25%

Theo dõi lợi nhuận gộp và các chỉ số tài chính khác với tính năng Phân tích báo cáo đến từ nền tảng bán hàng GoSELL

Với tính năng phân tích báo cáo, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. Trên màn hình hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ những chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng đơn hàng, giá trị đơn hàng trung bình, tổng vốn, giảm giá, đơn trả hàng,… Tất cả đều được tính toán tự động và hiển thị rõ ràng để người bán dễ dàng theo dõi nhất.

Theo dõi lợi nhuận gộp và các chỉ số tài chính khác với tính năng Phân tích báo cáo đến từ nền tảng bán hàng GoSELL
Theo dõi lợi nhuận gộp tính năng Phân tích báo cáo đến từ nền tảng bán hàng GoSELL

Ngoài ra, với tính năng Phân tích báo cáo, bạn còn có thể theo dõi: 

Báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh

  • Báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA).
  • Báo cáo doanh thu theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội)
  • Báo cáo doanh thu theo từng chi nhánh.

Phân tích doanh thu theo đơn hàng

  • Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
  • Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy).
  • Lọc báo cáo doanh thu theo phương thức thanh toán của đơn hàng (thanh toán khi nhận hàng, tiền mặt, VISA / ATM, chuyển khoản ngân hàng).

Phân tích doanh thu dịch vụ đặt chỗ

  • Cho phép theo dõi các chỉ số sau trên báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ (doanh thu của tất cả dịch vụ, doanh thu dịch vụ đã hoàn thành, giá trị trung bình của tất cả dịch vụ, doanh thu chờ xử lý,…).
  • Phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ theo từng chi nhánh cụ thể.
  • Cho phép xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).

Hỗ trợ các hoạt động khác cho doanh nghiệp

  • Phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
  • Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
  • Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.

Tham khảo thêm: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh – Công việc quan trọng của nhà bán lẻ

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến lợi nhuận gộp trên bảng báo cáo tài chính. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu lợi nhuận gộp là gì, đặc điểm cũng như cách tính lợi nhuận gộp trong doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và phân tích thật kỹ chỉ số này để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn nhất nhé. GoSELL chúc các bạn may mắn và thành công!

Bài viết cùng chuyên mục