Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa vốn ít lời nhiều

Kiến thức

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa vốn ít lời nhiều

21 Tháng Một, 2024

Ngành bán lẻ của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó bán lẻ truyền thống bằng cách mở cửa hàng tạp hóa được nhiều người lựa chọn do thị trường có nhu cầu lớn. Bài viết sau đây, GoSELL sẽ hướng dẫn các bạn các bước cần làm để mở cửa hàng bán tạp hóa và kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa để thu về nhiều lợi nhuận.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa vốn ít lời nhiều

Mục Lục

Bí quyết 9 bước mở cửa hàng tạp hóa thành công

Sau đây là các bước cơ bản bạn cần thực hiện để có thể mở cửa hàng tạp hóa đầu tiên của mình thành công.

Lên ý tưởng và kế hoạch kinh doanh

Xác định mô hình kinh doanh và đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên để mở một cửa hàng bán lẻ tạp hóa là lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ muốn bắt đầu bằng cách tìm ra loại cửa hàng bạn muốn mở đó là cửa hàng bán tạp hóa bình dân, siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi….Bạn sẽ phải trả lời từng câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của bạn sẽ bán các loại sản phẩm gì?
  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Sản phẩm của bạn sẽ định giá như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh trong ngành và khu vực địa phương của bạn là ai?
  • Chi phí đầu tư để mở cửa hàng là bao nhiêu?
  • Niếp thị cho cửa hàng của mình như thế nào?
  • Tuyển nhân viên như thế nào là hợp lý?
  • Bạn có cần mua phần mềm quản lý bán hàng POS hoặc phần mềm kế toán không?

Còn hàng tá câu hỏi khác cần được giải đáp, nhưng mở cửa hàng tạp hóa bán lẻ cũng giống như mở bất kỳ công việc kinh doanh nào khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định những gì bạn muốn bán và ai là đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy chú ý, tạo ra một cửa hàng bán lẻ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh hàng tạp hóa là bước quan trọng đầu tiên

Tìm hiểu đối thủ và thị trường của bạn

Bạn cần hiểu rõ về thị trường và đối thủ của mình. Hãy xây dựng chiến lược để cạnh tranh. Nó có thể là cạnh tranh về giá, về chất lượng, về sự đa dạng sản phẩm hoặc phong cách phục vụ. Sau đó, bạn biết cách truyền đạt những điều đó cho khách hàng của mình thông qua tiếp thị và trình bày hàng hóa tại cửa hàng.

Điều quan trọng là phải hiểu lợi thế cạnh tranh của bạn và điều gì làm cho cửa hàng của bạn trở nên độc đáo. Bán lẻ có tính cạnh tranh và bạn cần phải rõ ràng về kế hoạch của mình để đạt được thành công. 

Các yếu tố cơ bản khác cần xem xét bao gồm kinh phí kinh doanh và ý tưởng tiếp thị. Bạn có sẵn vốn đầu tư hay sử dụng các khoản vay để kinh doanh hoặc thu hút các nhà đầu tư. Bạn sẽ sử dụng các loại kênh tiếp thị nào? kênh truyền thống hoặc tiếp thị trực tuyến?

Hãy xem xét tất cả các chi phí của bạn. Tạo danh sách các chi phí cố định và chi phí biến đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu bạn có vốn ít trong khi chi phí mở cửa hàng truyền thống là quá nhiều thì bạn có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến trước khi tiết kiệm được 1 khoản tiền và mở cửa hàng nhỏ ngoài thực tế.

Xem thêm: Hàng tạp hóa bao gồm những gì? Cách tìm nguồn hàng tạp hóa giá rẻ

Chọn tên cho cửa hàng tạp hóa bán lẻ của bạn

Ngoài những điều cơ bản khác đi kèm với việc lập một kế hoạch kinh doanh, hãy dành thời gian để tìm một cái tên hay cho cửa hàng bán lẻ của bạn. Để tạo một cái tên hay, bạn nên xem xét một vài yếu tố.

  • Ý nghĩa: Tên cửa hàng của bạn nên có một số ý nghĩa từ quan điểm của khách hàng. Nhưng bạn cần tạo một tên thương hiệu có thể dễ dàng nhận biết được đối với khách hàng.
  • Tính đơn giản: đặt một cái tên đơn giản, ngắn gọn để khách hàng dễ nhớ và tốt cho mục đích xây dựng thương hiệu. Nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ có thể lấy tên của người chủ doanh nghiệp, con cháu trong nhà hoặc địa chỉ của cửa hàng: ví dụ tạp hóa 86 (86 là số địa chỉ cửa hàng).
  • Tính độc đáo: Không chọn một cái tên gần giống với tên của đối thủ cạnh tranh của bạn. Tìm kiếm thứ gì đó nguyên bản và chân thực bao hàm và thể hiện đặc điểm doanh nghiệp của bạn. Cố gắng tìm cái tên của riêng bạn mà không giống với các thương hiệu khác.

Tên không quyết định sự thành công của doanh nghiệp của bạn, vì vậy nó không nên là trọng tâm khi mở một cửa hàng bán lẻ. Nhưng ít nhất bạn cũng nên suy nghĩ về một cái tên cho cửa hàng bán tạp hóa của mình.

Đặt tên cửa hàng tạp hóa
Đặt tên cửa hàng tạp hóa là điều quan trọng cần chú ý

Xem thêm: Gợi ý cách đặt tên cửa hàng ấn tượng và thu hút

Tìm đúng vị trí mặt bằng

Nếu bạn đang mở một doanh nghiệp bán lẻ truyền thống, bạn cần tập trung vào việc tìm kiếm mặt bằng bán lẻ tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Cần chú ý chọn một mặt bằng bán lẻ đắc địa cho cửa hàng của bạn. Các cửa hàng tạp hóa nên đặt gần khu dân cư đông đúc, có nhiều người qua lại, khu vực sầm uất. Điều này có thể mang lại lượng khách hàng ổn định và ít nỗ lực tiếp thị. Chọn một vị trí gần trung tâm thành phố, mặt tiền đường cũng sẽ có chi phí đắt hơn khu vực hẻm, ngoại ô hoặc vùng quê. Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ thu hút thêm hàng nghìn khách hàng mỗi năm.

Việc tìm bằng rẻ, tiết kiệm ở khu vực xa xôi, xa trung tâm, khó tiếp cận có thể khiến khách hàng tránh xa bạn. Theo thống kê thì 70% khách hàng mua tạp hóa sẽ là cư dân ở xung quanh cửa hàng của bạn, 30% còn lại là khách vãng lai. Chính vì vậy bạn cần tìm mặt bằng gần khu vực khách hàng mục tiêu của bạn sống, khu dân cư đông đúc.

Khi chọn vị trí cửa hàng, bạn cũng cần quan tâm đến khu vực lưu kho. Nếu bạn bán nhiều mặt hàng với giá cả phải chăng, bạn sẽ cần có thêm không gian để trữ hàng. 

Lên bản vẽ, thiết kế và trang trí cửa hàng

Tại sao nên lên bản vẽ, thiết kế và trang trí cửa hàng?

Với một cửa hàng bán tạp hóa nhỏ thì bạn có thể tự trang trí và sắp xếp vị trí trưng bày hàng hóa với vài kệ đơn giản. Đối với cửa hàng bán tạp hóa lớn, siêu thị mini thì bạn có thể tự thiết kế quầy kệ hoặc nhờ đơn vị tư vấn bên ngoài lên bản vẽ thiết kế chi tiết cửa hàng. Các phần việc cần thực hiện bao gồm làm bảng hiệu, trang trí, sắp xếp quầy kệ bên trong cửa hàng sao cho hợp lý và khoa học. 

Qua bản vẽ thiết kế, bạn sẽ hình dung được tiệm tạp hóa của mình cần bao nhiêu quầy kệ, vị trí ở đâu, loại kệ nào, chiều cao ra sao để phù hợp diện tích cửa hàng. Sau khi có bản vẽ chi tiết thì tiến hành setup (thiết lập) cửa hàng theo bản vẽ này. 

Với một cửa hàng bách hóa tổng hợp thì việc sắp xếp quầy kệ đẹp mắt rất quan trọng, đem đến trải nghiệm mua sắm tốt cho khách mua hàng. Nếu không, cửa hàng trông bừa bộn, sắp xếp hàng hóa mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng. 

Một số nguyên tắc trưng bày hàng hóa khoa học, hiện đại và thường được các siêu thị áp dụng

  • Trưng bày sản phẩm theo bán chạy, đáng chú ý ở khu kệ ngang tầm mắt của người mua hàng đổ lên (các mặt hàng bán chậm sẽ trưng bày vị trí thấp hơn trên kệ)
  • Các sản phẩm đồ ăn nhanh như kẹo, chewing gum, bánh mì ngọt, bim bim (snack), … nên bày trí ở bên ngoài, gần vị trí quầy tính tiền để khách hàng dễ thấy, dễ mua.
  • Phân chia các mặt hàng từng quầy kệ theo danh mục (category), ngành hàng ví dụ khu vực kệ chuyên hóa mỹ phẩm, thực phẩm, đồ khô, nước giải khát, mì gói, bánh ngọt …
  • Các mặt hàng chiếm nhiều diện tích, kích thước to thì trưng bày khu vực thấp hoặc kệ dưới cùng. (ví dụ nước rửa chén, lau sàn, bột giặt, nước xả vải dung tích lớn …)
  • Để tạo sự chuyên nghiệp, khách hàng khỏi trả giá thì nên chú thích sản phẩm và giá niêm yết tại mỗi kệ hàng.
  • Những sản phẩm có thời hạn sử dụng gần hết hạn thì đặt ở đầu kệ, phía ngoài kệ. Sản phẩm còn hạn sử dụng dài thì đặt phía bên trong.
  • Nên phân loại khu vực sản phẩm gần hết hạn với mức giá giảm, khuyến mãi để kích thích khách mua hàng, đẩy hàng tồn.

Mua sắm trang thiết bị và trưng bày hàng hóa

Sau khi có bản vẽ, bạn cần lên kế hoạch mua sắm tất cả các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng tạp hóa của mình. Tùy theo mô hình và diện tích cửa hàng mà bạn cần mua các thiết bị sau đây.

  • Kệ trưng bày mini, kệ trưng bày
  • Quầy thanh toán, tủ đựng.
  • Giỏ đựng sản phẩm (cho siêu thị mini, tạp hóa lớn)
  • Tủ đông, tủ mát (nếu bạn bán kem, sữa chua, nước uống và thực phẩm đông lạnh)
  • Phần mềm quản lý cửa hàng, (máy POS quét mã vạch, máy in hóa đơn, đầu quẹt thẻ …), phần mềm kế toán.

Sau khi có đầy đủ thiết bị thì bạn trang trí và sắp xếp cửa hàng theo bản vẽ và trưng bày hàng hóa đẹp mắt, khoa học.

Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp

Phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp

Việc phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp trở nên quan trọng khi mở một địa điểm bán lẻ. Xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp là một cách tốt để các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ cửa hàng bán lẻ, ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra về thiếu hàng, hoặc giá cả hàng hóa không tối ưu.

Trước khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn nên tham khảo giá của các nhà sản xuất, nhà cung cấp trên thị trường để tìm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu của bạn. Bạn không nên mua hàng qua các trung gian, không có mức giá tốt mà nên liên hệ nhà sản xuất trực tiếp, nhà phân phối lớn để có giá sỉ, các ưu đãi về giá, hỗ trợ khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày …

Nếu bạn có thể nhanh chóng phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp, có các nhà cung cấp với giá rẻ, có nhiều ưu đãi và hỗ trợ, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công.

Đa dạng hóa nguồn hàng từ các nhà cung cấp

Bán hàng tạp hóa cần phải đa dạng nguồn hàng và bạn cần lên danh sách các mặt hàng cần bán cùng nhà cung cấp có giá tốt nhất. Bạn nên bán các sản phẩm liên quan và thiết yếu mà khách hàng của bạn thường mua. Họ có thể mua hàng 1 lần đáp ứng đủ nhu cầu mà không phải tìm ở nhiều cửa hàng khác nhau mới mua đủ đồ. 

Các mặt hàng tạp hóa cơ bản cho gia đình như hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng nhanh  ví dụ dầu gội, xà phòng tắm, kem đánh răng, bàn chải, xà bông, nước tẩy, nước lau sàn, mì gói, sữa, đường, nước giải khát, nước suối, bánh ngọt… là những mặt hàng mà mọi cửa hàng kinh doanh tạp hóa đều phải có. 

Tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa
Chủ cửa hàng tạp hóa sẽ cần tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa với giá rẻ

Tuy nhiên nếu bạn chỉ mới mở cửa hàng và vốn ít thì nên chọn các mặt hàng thiết yếu và cơ bản cho các hộ gia đình để bán. Nhập số lượng vừa phải, mỗi thứ một ít để tránh bị tồn hàng, chôn vốn. Ngoài ra bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp để gối đầu đơn hàng, không cần phải đầu tư vốn quá nhiều.

Bạn nên phân loại các mặt hàng xem nhóm hàng nào là chính yếu, bán chạy, đóng góp chủ đạo vào doanh số, lợi nhuận thì tập trung nhập nhiều. Các mặt hàng phụ, để kéo khách vào cửa hàng, bán chậm thì nhập số lượng ít hơn. 

Đăng ký kinh doanh

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý để bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa là điều bắt buộc phải có. Dù bạn mở cửa hàng bán tạp hóa nhỏ, vừa hay lớn thì điều cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng.

Với các cửa hàng kinh doanh tạp hóa lớn, thậm chí còn phải chuẩn bị thêm các giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm … Sau khi đăng kinh doanh thành công thì bạn sẽ phải nộp thuế môn bài và thuế kinh doanh hàng tháng cho cơ quan quản lý thuế.

Xem thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở cửa hàng bán lẻ

Tuyển dụng nhân sự

Đối với các cửa hàng dạng tạp hóa lớn, siêu thị mini thì bạn cần tuyển dụng 1 hoặc vài nhân sự phục vụ cho cửa hàng của mình. Có thể tuyển nhân viên làm xoay ca: sáng từ 7h đến 12h, ca chiều từ 12h đến 18h và từ 18h đến 23h. Tuyển nhân viên làm bán thời gian hoặc sinh viên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho bạn. Mức lương có thể tính theo giờ hoặc theo tháng từ 6 – 8 triệu đồng.

Trường hợp bạn mở tiệm tạp hóa nhỏ, dạng gia đình thì có thể tự mình bán hàng hoặc nhờ sự hỗ trợ của người nhà, con cháu sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí trả lương bên ngoài.

Tuyển dụng nhân viên bán hàng tạp hóa
Việc tuyển dụng nhân viên bán hàng tạp hóa cũng rất quan trọng

Lên kế hoạch cho một buổi khai trương và hoạt động tiếp thị

Nếu bạn đang mở một cửa hàng bán lẻ, hãy tập trung vào dịp khai trương. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn cần chi tiêu quá mức cho dịp khai trương của mình. Nhưng bạn muốn biến nó thành một sự kiện khiến nhiều người ở khu vực xung quanh chú ý.

Nếu bạn có ngân sách tốt, là chuỗi cửa hàng thì có thể tạo chương trình khai trương đình đám. Tổ chức họp báo, tiếp cận các phương tiện truyền thông địa phương, múa lân hoành tráng và phát tờ rơi in các sản phẩm khuyến mãi đến cho cư dân quanh khu vực cửa hàng tạp hóa của bạn tọa lạc. Qua đó khiến nhiều người chú ý và thu hút được sự quan tâm của khách hàng, biết đến sự hiện diện cửa hàng của bạn.

Cần cân nhắc chọn thời gian khai trương phù hợp. Sẽ không phải là ý tốt nếu khai trương vào 2h chiều, thứ 3. Tốt hơn hết nên khai trương vào cuối tuần T7, CN khi mọi người rảnh rỗi và vào giờ đẹp 9 – 10 sáng chẳng hạn.

Sau khi khai trương, bạn cần có kế hoạch tiếp thị để thu hút khách hàng biết đến cửa hàng của bạn.  Cửa hàng cũng có thể tạo các đợt giảm giá vào các dịp lễ lớn, miễn phí vận chuyển hoặc tích lũy điểm thưởng để giữ chân khách quay lại mua hàng vào các lần sau. Bạn cũng nên nghĩ đến việc tạo website thương mại điện tử,  tạo app bán hàng, trang Facebook, để đưa cửa hàng của bạn lên không gian trực tuyến.

Các câu hỏi thường gặp

Sau đây là các câu hỏi mà bạn có thể muốn tìm câu trả lời trước khi mở cửa hàng bán tạp hóa.

Ưu và nhược điểm của việc bắt đầu mở một cửa hàng tạp hóa là gì?

Ưu điểm của việc mở cửa hàng tạp hóa

  • Tự do và kiểm soát được thời gian của mình
  • Kiếm thêm thu nhập cho bản thân 
  • Gặp gỡ với những người khác nhau
  • Hạn chế thiếu hàng tạp hóa để sử dụng trong nhà

Nhược điểm của việc thành lập một cửa hàng tạp hóa

  • Bạn là đối tượng của các nhà cung cấp hàng tạp hóa
  • Bạn không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa tạp hóa mà bạn bán lẻ
  • Tùy khu vực sẽ bị cạnh tranh cao, do đó lợi nhuận có thể thấp

Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố?

Mở cửa hàng bán tạp hóa cho khu vực thành phố hoặc ở quê có những ưu và nhược điểm riêng. Dù bạn mở ở khu vực nào, nhưng nếu đó là mặt bằng của nhà bạn, thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng cao, từ đó giúp bạn cân đối được lợi nhuận tốt hơn.

Đặc điểm mở tạp hóa ở quê

Mở cửa hàng bán tạp hóa ở quê, nhất là vùng sâu vùng xa thì bạn sẽ có thể nhập hàng với giá hơi cao hơn do chi phí vận chuyển cao. Tình trạng cạnh tranh cũng ít hơn vì ít cửa hàng được mở gần nhau. Phạm vi kinh doanh cũng khá rộng, khách hàng có thể ở khu vực gần cửa hàng hoặc ở các làng, vùng lân cận đến mua.

Chi phí mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa ở quê cũng không cao như so với thành phố. Hàng hóa dễ bán và ít cạnh tranh. Tuy nhiên số lượng người mua sẽ không nhiều như ở thành phố, vì thế doanh thu và lợi nhuận không được cao.

Đặc điểm mở tạp hóa ở thành phố

Mở cửa hàng bán tạp hóa ở thành phố nếu không có mặt bằng riêng thì bạn phải trả phí thuê mặt bằng khá cao, chi phí đầu tư trang trí cửa hàng, thuê nhân viên lớn. Đồng thời chịu sự cạnh tranh lớn từ nhiều cửa hàng san sát gần nhau. Điều này là bất lợi so với kinh doanh ở quê. 

Tuy nhiên mở tạp hóa ở thành phố bạn có thể tìm nguồn cung cấp hàng đa dạng với giá rẻ, lượng khách hàng đông nên nếu kinh doanh thành công, bạn có thể có nguồn thu khá tốt.

Các yếu tố cần xem xét trước khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa là gì?

  • Vị trí của cửa hàng bạn định bán tạp hóa
  • Các loại và nhãn hiệu hàng tạp hóa để bán lẻ
  • Thành phần nhân khẩu học của địa điểm gần cửa hàng
  • Các loại giấy phép cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh
  • Các loại thuế bạn phải trả
  • Danh sách nhập hàng từ các nhà cung cấp hàng tạp hóa với giá tốt
  • Khả năng tuyển dụng lao động, nhân viên
  • Các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng

Các chi phí liên quan khác là gì?

  • Thuê mướn mặt bằng
  • Làm giấy phép kinh doanh và đóng thuế
  • Trang trí quầy kệ, bảng hiệu 
  • Mua tủ đông, tủ mát
  • Sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng và bán lẻ
  • Mua máy tính, máy POS quét mã vạch, máy in, đầu quẹt thẻ
  • Mua giỏ hàng, xe đẩy (cửa hàng lớn, siêu thị mini)
  • Sử dụng xe tải giao hàng (nếu bạn là cửa hàng lớn, đại lý bán sỉ)
  • Lưu kho, trữ hàng (nếu thuê kho ngoài)
  • Việc thuê và trả lương cho nhân viên của bạn.

Một số điều cần cân nhắc trước khi bắt đầu mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ?

  • Số tiền cần thiết để thuê mướn mặt bằng và đầu tư cho cửa hàng
  • Số tiền cần thiết để đảm bảo các giấy phép cần thiết
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Làm thế nào bạn có thể tìm được nguồn hàng bán buôn với giá rẻ hơn
  • Bạn chỉ bán lẻ hay có thêm bán sỉ
  • Các khó khăn bạn có thể gặp phải?
  • Cách bạn tiếp thị, tìm kiếm và giữ chân khách hàng?

Đâu là một số mẹo nhỏ để bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa?

  • Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa của bạn dọc theo một tuyến đường đông đúc, gần khu dân cư, trường học, bệnh viện, khu thương mại, chợ và vị trí dân cư có đặc điểm nhân khẩu học phù hợp.
  • Cung cấp cho cửa hàng của bạn những nhãn hiệu tạp hóa có thể tiêu thụ nhanh
  • Đảm bảo rằng các kệ hàng của bạn luôn chứa đầy hàng tạp hóa
  • Phân phát tờ rơi xung quanh vị trí bạn đặt cửa hàng bán tạp hóa

GoSELL, giải pháp quản lý kinh doanh chuyên nghiệp cho cửa hàng tạp hóa

Nếu bạn mở cửa hàng bán tạp hóa lớn, siêu thị mini hoặc đã tạo thành chuỗi cửa hàng thì cần sử dụng một phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa chuyên nghiệp như GoSELL nhằm mang lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa sai sót.

GoSELL cung cấp giải pháp quản lý bán hàng GoPOS giúp cửa hàng:

  • Quản lý hàng hóa bằng mã vạch, kiểm tra chính xác hàng tồn kho và thông tin sản phẩm tại các chi nhánh 
  • Quét mã vạch sản phẩm/khách hàng bằng điện thoại thông minh hoặc máy POS cầm tay
  • Phần mềm có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi, màn hình, máy POS cầm tay, máy in hóa đơn, đầu quẹt thẻ.
  • Đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy, khách không phải chờ đợi và tăng trải nghiệm của khách hàng.
  • Đa dạng hình thức thanh toán truyền thống và online, thanh toán công nợ (cho khách hàng sỉ)
  • Quản lý nhân viên, đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên
  • Tạo các chương trình khuyến mãi với tạo mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, bán giá sỉ …
  • Thu thập và quản lý thông tin khách hàng, tạo chương trình tích lũy điểm thưởng hoặc tạo cấp bậc thành viên
  • Quản lý đại lý bán hàng, cộng tác viên tiếp thị
  • Báo cáo chi tiết sổ quỹ: doanh thu, chi phí và phân tích kết quả kinh doanh theo thời gian, nền tảng, mặt hàng bán chạy,…
Quản lý bán hàng với GoSELL
Những tính năng của GoSELL giúp quản lý bán hàng cửa hàng tạp hóa tốt hơn

Nếu bạn có nhu cầu các giải pháp trên, hãy liên hệ GoSELL để được tư vấn thêm.

Liên hệ

Hotline: 02873030800

Email: hotro@gosell.vn

Bài viết cùng chuyên mục