Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Bí quyết mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu “hốt bạc” mỗi ngày

Kiến thức

Bí quyết mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu “hốt bạc” mỗi ngày

13 Tháng Mười Một, 2023

Khi con người ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống thì nhu cầu tiêu thụ trái cây nhập khẩu cũng tăng cao. Việc ra đời của hàng loạt các cửa hàng trái cây nhập khẩu mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú, yên tâm hơn hẳn các sạp hàng rong ngoài đường. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cửa hàng trái cây nhập khẩu thì những kinh nghiệm sau đây chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn.

Bí quyết mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu "hốt bạc" mỗi ngày

Cơ hội và rủi ro khi kinh doanh trái cây nhập khẩu

Trước khi quyết định mở cửa hàng trái cây nhập khẩu, bạn cần tìm hiểu về cơ hội và rủi ro của mô hình này.

Cơ hội và rủi ro khi kinh doanh trái cây nhập khẩu
Cơ hội và rủi ro khi kinh doanh trái cây nhập khẩu

Cơ hội

Ý tưởng kinh doanh trái cây nhập khẩu được rất nhiều người hưởng ứng bởi nhu cầu tăng cao của thị trường do vấn đề sức khỏe đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay.

Tình trạng hàng Trung Quốc kém chất lượng bày bán tràn lan, trái cây ngâm thuốc, sử dụng chất bảo quản… gây ra hoang mang cho người tiêu dùng khiến họ phải cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được sản phẩm tốt. Nhiều người mua không đặt nặng vấn đề giá cả, thay vào đó họ chất lượng mới là yếu tố quyết định họ có nên mua hàng hay không.

Nhận thấy tiềm năng của mặt hàng này, rất nhiều cửa hàng kinh doanh trái nhập khẩu đã mở ra và thu về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng thì thị trường trái cây nhập khẩu cũng phải đối mặt với một số rủi ro nhất định.

Rủi ro

Khi kinh doanh trái cây nhập khẩu, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng mặt hàng bị giảm chất lượng, không thể tươi ngon như lúc mới hái xong do trải qua thời gian dài vận chuyển. Điều này là không thể tránh khỏi và bạn cũng cần ước tính giá cả hợp lý bao gồm cả khoản chi phí do hàng hóa bị hư hại.

Bên cạnh đó, trái cây có giá thành cao, cộng thêm phí vận chuyển từ nước ngoài về Nếu bạn nhập hàng quá nhiều mà không bán hết dễ dẫn đến tình trạng trái cây héo, lỗ vốn. Vì thế, số lượng bao nhiêu là đủ là bài toán mà chủ cửa hàng cần phải hết sức quan tâm.

Cuối cùng, nhập khẩu từ nước ngoài với môi trường và khí hậu khác biệt, chưa kể tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn ở một số nơi, mang nguy cơ về sinh vật ngoại lai ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường và sức khỏe con người.

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng trái cây nhập khẩu

Đối với hộ kinh doanh

Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Xem thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở cửa hàng bán lẻ

Nộp hồ sơ

Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: 

  • Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh mục bị cấm hoạt động.
  • Tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định.
  • Đã hoàn tất lệ phí theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp thông báo đến người nộp hồ sơ để tiến hành bổ sung.

Đối với doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
  • Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
  • Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
  • Thông tin về tất cả các thành viên cổ đông cùng mở công ty.

Nộp hồ sơ

  • Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bên cạnh giấy đăng ký kinh doanh, thì Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng cần thiết để đưa cửa hàng đi vào hoạt động, đồng thời đảm bảo các điều kiện sau: 

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất; kinh doanh thực phẩm theo quy định;
  • Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận

Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Nộp hồ sơ

  • Hồ sơ sẽ được nộp tại cục An toàn thực phẩm tại địa phương đặt địa điểm kinh doanh.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?

Vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo quá trình kinh doanh trái cây nhập khẩu diễn ra thuận lợi và không bị gián đoạn. Khi lập bảng kế hoạch phân bổ nguồn vốn, bạn cần quan tâm đến các khoản chi phí sau đây:

  • Chi phí mặt bằng: Lựa chọn địa điểm thuận tiện, tốt nhất là gần khu dân cư nhưng vẫn phải cân đối được ngân sách. Trung bình dao động từ 5 – 15 triệu đồng / tháng.
  • Chi phí trang trí cửa hàng và lắp đặt trang thiết bị: Cửa hàng trái cây nhập khẩu không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ trang thiết bị cần thiết như tủ đông, tủ lạnh, kệ đựng… Ước tính chi phí tầm 50 – 80 triệu đồng.
  • Chi phí nhập hàng: Được tính bằng cách cộng lại tất cả các khoản chi phí cho từng mặt hàng, ít nhất khoảng 30 triệu đồng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Dao động từ 5 – 8 triệu đồng. Lưu ý bạn nên lựa chọn những nhân viên nhanh nhẹn, có thái độ tốt, trong đó có nhân viên nam để làm những công việc nặng như khuân vác thùng trái cây.
  • Các khoản chi phí phát sinh khác.

Nhìn chung, chi phí để mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu sẽ không dưới 100 triệu đồng.

Mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?

Tìm nguồn nhập khẩu trái cây chất lượng

Như đã đề cập ở trên, an toàn và vệ sinh là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh trái cây nhập khẩu. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng, làm mất lòng tin về thương hiệu của bạn.

Do đó, nguồn gốc xuất xứ của trái cây nhập khẩu phải rõ ràng, có nhãn mác, không trà trộn trái cây kém chất lượng hoặc hàng trôi nổi ngoài chợ. Nếu khách hàng nhận ra bất kỳ sự gian dối nào, ví dụ như giả mạo trái cây Hàn Quốc bằng trái cây Trung Quốc, thì người tiêu dùng sẽ tẩy chay cửa hàng bạn ngay lập tức.

Tại Việt Nam, có không ít các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây chuyên nghiệp như như Klever fruit, Hưng Phát (Hà Nội) hay Tú Phượng, Bình Thuận (TP.HCM)… Bạn có thể liên hệ để trở thành đại lý của họ. Hoặc ở chợ Long Biên cũng có một số nhà buôn cung cấp nguồn trái cây nhập khẩu chất lượng và uy tín.

Trên hết, hãy luôn cẩn trọng khi tìm nguồn cung cấp trái cây nhập khẩu để đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với chi phí tối ưu nhất.

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng trái cây nhập khẩu

Đặc điểm của cửa hàng trái cây nhập khẩu là thường có đa dạng sản phẩm, thời hạn sử dụng ngắn với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Do đó, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoPOS là vô cùng cần thiết để tối ưu hóa chi phí, hạn chế sai sót do con người, góp phần nâng cao doanh thu và hiệu quả làm việc của nhân viên.

GoPOS là phần mềm quản lý bán hàng số 1 hiện nay với hơn 10.000 cửa hàng đang sử dụng. Toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng sẽ được xử lý gọn gàng chỉ trên một hệ thống quản lý duy nhất. Đơn giản, dễ dùng, tiết kiệm chi phí, quản lý hiệu quả cửa hàng bán lẻ, quản lý kho hàng, tính tiền nhanh chóng, phù hợp với đa dạng ngành nghề, đó là tất cả những gì GoPOS có thể mang lại cho bạn.

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng trái cây nhập khẩu
Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng trái cây nhập khẩu

Những tính năng nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng tại quầy GoPOS

  • Hỗ trợ tạo và quản lý sản phẩm đồng bộ trên hệ thống, nhập xuất dữ liệu sản phẩm hàng hoạt.
  • Dễ dàng quản lý toàn bộ hoạt động của cửa hàng trên điện thoại với app GoSELLER.
  • Quản lý kho hàng: Theo dõi biến động tồn kho theo từng nhóm cụ thể như chủng loại, mẫu mã… giúp hạn chế thất thoát hàng hóa và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Quản lý đơn hàng: Tạo và xử lý đơn hàng tự động, cập nhật tình trạng đơn hàng nhanh chóng, theo dõi chi tiết quá trình giao hàng và thanh toán.
  • Quản lý nhà cung cấp: Theo dõi chi tiết danh sách đơn vị cung cấp hàng h theo tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng…
  • Quản lý nhân viên: Quản lý thông tin nhân viên, giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng của mỗi nhân viên.
  • Quản lý khách hàng: Dễ dàng lưu trữ thông tin và phân nhóm khách hàng theo từng điều kiện, mục tiêu cụ thể.
  • Tạo mã tích điểm, giảm giá cho khách hàng ngay trên phần mềm quản lý.
  • Báo cáo và phân tích: Thống kê, báo cáo chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể và chính xác.

Tham khảo thêm: Top 5 phần mềm bán hàng phù hợp với cửa hàng trái cây

Kinh doanh trái cây nhập khẩu online 

Sẽ thật lãng phí nếu kinh doanh trái cây nhập khẩu mà không hướng đến thị trường online. Vì đây là một thị trường vô cùng tiềm năng vì người tiêu dùng có thói quen hiện nay có thói quen mua sắm trực tuyến thay vì đến tận cửa hàng mua.

Để tạo được sức cạnh tranh trên thị trường, bạn nên thiết kế một website bán hàng chuyên nghiệp để xây dựng lòng tin với khách hàng với sự hỗ trợ của GoWEB. Giải pháp cho phép bạn thiết kế website thương mại điện tử nhanh chóng, giao diện chuẩn SEO với hơn 50 tính năng được tích hợp sẵn từ quản lý bán hàng, tiếp thị đến chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn có thể tạo thêm app bán hàng mang thương hiệu của mình trên 2 hệ điều hành Android và iOS để đồng hành cùng khách hàng mọi lúc mọi nơi. Và mở rộng việc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội với khả năng liên kết đến 5 Fanpage Facebook và 1 Zalo OA của GoSOCIAL.

Cuối cùng, nhằm tối ưu hoạt động kinh doanh của mình, bạn có thể kết hợp thêm những giải pháp khác để thu hút khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả như GoLEAD (Tạo landing page với kho giao diện đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau) và GoCALL Xây dựng đội ngũ Telesales CSKH chuyên nghiệp, tăng khả năng chốt đơn và nâng cao doanh thu với hệ thống tổng đài ảo.

Kết luận

Qua bài viết trên, GoSELL đã chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu “hốt bạc” mỗi ngày. Hi vọng chúng thật sự hữu ích và có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh của mình. Chúc các bạn may mắn và thành công!

Bài viết cùng chuyên mục