Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Cách vận dụng mô hình 3C trong chiến lược Marketing hiện đại

Kiến thức

Cách vận dụng mô hình 3C trong chiến lược Marketing hiện đại

24 Tháng Một, 2024

Mô hình 3C là cái tên không còn quá xa lạ đối với hầu hết các marketer, đây được xem là công cụ hữu hiệu mang đến bạn một cái nhìn tổng thể về môi trường và tình hình kinh doanh trước khi doanh nghiệp tiến hành triển khai bất kỳ chiến lược marketing nào. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ khái niệm và cách vận dụng mô hình 3c này, thì GoSELL sẽ bật mí đến bạn các thông tin hữu ích ngay trong bài viết này nhé.

Khái niệm về mô hình 3c

Mô hình 3c trong marketing được phát triển bởi Kenichi Ohmae – là một trong các nhà phân tích chiến lược tài giỏi nhất thế giới.

Mô hình có khả năng phân tích và nhìn thấu các yếu tố về Customer (Khách hàng) – Competitors (Đối thủ cạnh tranh) – Corporation (Doanh nghiệp). Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn cảnh và cụ thể về sức mạnh nội tại, các yếu tố ngoại cảnh xuất hiện trong suốt tiến trình phát triển, mở rộng. Song, doanh nghiệp cũng sẽ xác định được lợi thế cạnh tranh, nhằm đưa ra phương hướng chính xác để tồn tại và phát triển.

Mô hình 3c cũng là một trong các lý thuyết marketing được ứng dụng nhiều nhất ngày nay. Theo đó, muốn đạt được thành công trong kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tập trung vào 3 yếu tố trên khi tiến hành xây dựng chiến lược marketing.

Phân tích mô hình 3c trong marketing

Sau khi đã nắm rõ khái niệm về mô hình 3c, trong phần tiếp theo, hãy cùng GoSELL tìm hiểu và phân tích kỹ hơn từng chữ C trong mô hình này nhé.

Yếu tố Customer (Khách hàng)

Khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và quyết định trực tiếp đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào cũng cần quan tâm, đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu.

Để tạo ra một chiến lược marketing đạt hiệu quả như mong đợi, thì doanh nghiệp cần xác định và nắm được nhóm khách hàng mục tiêu của mình là ai. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách mở ra các cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu… Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ thu thập được các dữ liệu như nhân khẩu học, tâm lý và hành vi khách hàng. Các dữ liệu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả.

Phân đoạn thị trường cũng là một trong những chiến lược quan trong giúp doanh nghiệp hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng chính xác hơn. Hoạt động này được thực hiện dựa trên các tiêu chí như:

Phân đoạn dựa trên tiêu chí mục tiêu thị trường

Nghĩa là một sản phẩm có thể được mua từ nhiều khách hàng và được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như sản phẩm giò chả truyền thống, có thể được mua để tiêu dùng hàng ngày, hoặc dùng làm quà tặng, hoặc dùng làm đồ thờ cúng…

Lúc này, các đơn vị kinh doanh giò chả có thể lựa chọn hướng đi trở thành nhà cung cấp các sản phẩm giò chả chuyên phục vụ cho mục tiêu làm quà tặng, hoặc cung cấp các sản phẩm bình dân để phục vụ cho mục đích tiêu dùng hàng ngày. Và còn rất nhiều hướng đi khác để tạo ra điểm khác biệt cho doanh nghiệp.

Phân đoạn thị trường dựa trên phạm vi thị trường

Mục tiêu của cách phân đoạn này là nhằm tối đa phạm vi bao phủ thị trường mục tiêu với khoản chi phí marketing tối thiểu. Khi đó, lợi nhuận thu được từ việc thu hút khách hàng sẽ nhiều hơn các khoản đầu tư cho hoạt động marketing.

Lấy lại ví dụ phía trên, doanh nghiệp kinh doanh giò chả truyền thống có thể lựa chọn thị trường tiêu dùng bình dân hoặc thị trường hàng biếu tặng. Nếu so sánh phạm vi của hai thị trường này, thì có thể thấy rằng thị trường hàng biếu tặng có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thị trường tiêu dùng bình dân.

Phân đoạn lại thị trường

Đối với tiêu chí này, doanh nghiệp có thể lựa chọn một nhóm nhỏ khách hàng mới trong đoạn thị trường của mình và xác định nhu cầu, mong muốn của họ với sản phẩm của doanh nghiệp.

Cũng với ví dụ về sản phẩm giò chả truyền thống, nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giò chả bình dân nhận thấy rằng có một nhóm khách hàng trong thị trường của mình đang mong đợi các sản phẩm thuần chay, có hương vị như giò chả thật. Thì đây là lúc doanh nghiệp đã tìm thấy một thị trường mục tiêu mới trong chính thị trường của mình đang kinh doanh.

Yếu tố Customer trong mô hình 3C
Yếu tố Customer trong mô hình 3C

Xem thêm: Bí quyết nghiên cứu thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Yếu tố Competitor (Đối thủ cạnh tranh)

Đa số các lĩnh vực kinh doanh đều chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các đối thủ cùng ngành. Do đó, để kiếm được lợi nhuận cho công ty, bạn cần phải vượt mặt các đối thủ trong việc thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong đó, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter sẽ bao gồm: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing.

Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Yếu tố Company (Công ty)

Tất nhiên là doanh nghiệp nào cũng muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh và thị trường cũng cần hiểu rõ chính mình (như điểm mạnh – điểm yếu), cũng như cơ hội và thách thức nào mà doanh nghiệp đang có. Qua đây, doanh nghiệp có thể tận dụng điểm mạnh, cơ hội mình đang có để phát huy, đồng thời hạn chế tối đa tác động của điểm yếu và thách thức.

Vai trò của mô hình 3c trong marketing

Mô hình 3c trong marketing đóng vai trò quan trọng bởi dựa vào mô hình này, doanh nghiệp có thể xác định được những yếu tố đem đến sự thành công của chiến lược marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Mô hình được ứng dụng trong cả nội bộ team marketing của doanh nghiệp lẫn agency marketing. Nhằm giúp xác định nhu cầu khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và tìm ra giá trị cốt lõi để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh vững bền.

Cách vận dụng mô hình 3c trong chiến lược marketing của các thương hiệu

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được tổng quan về mô hình 3c, để bạn có cái nhìn thực tế hơn thì GoSELL sẽ bật mí đến bạn cách vận dụng mô hình trên trong chiến lược marketing thông qua ví dụ từ hai ông lớn là TH Truemilk và Starbucks.

Cách vận dụng mô hình 3c trong chiến lược marketing
Cách vận dụng mô hình 3c trong chiến lược marketing

Ví dụ cách vận dụng mô hình 3c của Starbucks

Starbucks đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực cafe và vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thành công của Starbucks nhìn từ mô hình 3c đến từ các yếu tố sau:

  • Customers: Trong khi các quán cafe hiện tại không mang lại sự tiện lợi để khách hàng có thể làm việc trong khoảng thời gian dài thì Starbucks đã tung ra chiến lược xoay quanh nhu cầu của người tiêu dùng từ không gian, cách bày trí cho đến phong cách phục vụ của nhân viên. Tất cả đều hướng đến một không gian thoải mái, giúp khách hàng thoát khỏi áp lực từ văn phòng. Vì vậy, đến với Starbucks, khách hàng không chỉ được thưởng thức ly cafe chất lượng mà còn được trải nghiệm không gian tự do.
  • Competitor: Sản phẩm của Starbuck là cafe chất lượng cao với giá thành khá đắt, nên chất lượng hay giá thành đều không đủ là lợi thế giúp thương hiệu phát triển. Vậy nên sự khác biệt mà Starbucks tập trung tạo ra là trải nghiệm và một thương hiệu nhất quán mang đến ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Company: Vị thế vững chắc của thương hiệu được củng cố từ nhiều sức mạnh tổng hợp. Hơn thế nữa, chất lượng sản phẩm, cùng kinh nghiệm hoạt động đa quốc gia và chính sách nhân sự đều được đảm bảo.

Ví dụ cách vận dụng mô hình 3c của TH Truemilk

Cách TH Truemilk áp dụng mô hình 3c để tạo dựng chiến lược kinh doanh như sau:

  • Customers: Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ mang đến các sản phẩm sữa sạch và tự nhiên. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất sữa hữu cơ tại Việt Nam. Thông qua đó, doanh nghiệp đã xác định và hướng đến đối tượng khách hàng quan tâm đến sức khỏe, các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ.
  • Competitor: Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có các thương hiệu như Vinamilk, Cô gái Hà Lan… Trong khi các thương hiệu này tập trung vào dòng sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em và người lớn tuổi. Thì TH Truemilk đã tạo điểm khác biệt là tập trung vào đối tượng dân công sở, phụ nữ hiện đại có nhu cầu giữ dáng, quan tâm đến các sản phẩm sạch.
  • Company: Do là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa sạch đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam, nên doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cơ sở chăn nuôi và ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, quản lý.

Vừa rồi, GoSELL đã chia sẻ đến bạn các thông tin về mô hình 3c cũng như cách vận dụng mô hình vào thực tiễn. Tuy nhiên, để thu thập thông tin và xác định đâu là đối tượng mục tiêu thì bạn không thể thực hiện mà không có công nghệ hỗ trợ. Trong số đó, GoSELL tự tin cung cấp đến bạn các công cụ marketing cần thiết giúp bạn ứng dụng mô hình trên vào hoạt động kinh doanh thành công.

Ứng dụng công cụ marketing của GoSELL giúp doanh nghiệp triển khai mô hình 3c dễ dàng

GoSELL cung cấp đến bạn một số công cụ marketing nổi bật sau đây giúp bạn khai thác triệt để các lợi ích của mô hình 3c:

Ứng dụng công cụ marketing của GoSELL giúp triển khai mô hình 3c
Ứng dụng công cụ marketing của GoSELL giúp triển khai mô hình 3c

Thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng

Trước tiên, muốn xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần tạo ra một cuộc khảo sát khách hàng bằng cách sử dụng tính năng tạo trang landing page, hoặc sử dụng email marketing của GoSELL. Tính năng sẽ giúp bạn tạo ra các nội dung tập trung dẫn dắt và thuyết phục khách hàng thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể (như Cung cấp thông tin, Đăng ký ngay…).

Hoặc bạn cũng có thể gọi điện thoại khảo sát khách hàng thông qua giải pháp tổng đài ảo GoCALL. Hay dựa vào các đánh giá về chất lượng sản phẩm của khách hàng thông qua đánh giá sản phẩm để thu thập thông tin của họ.

Sau khi đã thu thập và lưu trữ toàn bộ dữ liệu vào hệ thống CRM – Quản lý khách hàng của GoSELL. Tại đây, bạn có thể thực hiện thao tác phân nhóm khách hàng dựa theo các tiêu chí như ngày sinh nhật, sở thích, tuổi tác, giới tính…

Điều này sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, nhằm thực hiện chiến dịch marketing đánh trúng tâm lý và cung cấp đến họ sản phẩm/dịch vụ mà họ cần cách chính xác. Đồng thời, khi hiểu được nhu cầu của họ thì việc chăm sóc khách hàng trước – trong – sau khi mua hàng cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

Tạo ra các chương trình kích thích khách hàng mua sắm

Bên cạnh đó, để thôi thúc khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, bạn có thể tung ra các chương trình khuyến mãi bằng cách sử dụng một số tính năng như:

  • Tạo chương trình khách hàng thân thiết, tại đây bạn tạo ra nhiều cấp độ khách hàng thành viên và cho phép họ tích lũy điểm thưởng. Điều này không chỉ giúp kích thích hành vi mua sắm, mà còn xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng thêm bền chặt.
  • Tính năng thông báo đẩy, đây là một trong các công cụ marketing tuyệt vời giúp bạn gửi đến khách hàng các thông điệp của doanh nghiệp thông qua App. Tính năng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, nâng cao nhận diện thương hiệu. Từ đó giúp gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
  • Tính năng tạo mã giảm giá giúp kích cầu mua sắm, tạo ra lý do khiến khách hàng quay lại doanh nghiệp mua hàng. Bạn có thể tạo các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau để bán được nhiều hàng hơn.
  • Tính năng Flash Sale, giúp bạn tạo ra chiến dịch giảm giá sâu bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale. Mang lại trải nghiệm mua sắm mới mẻ, săn deal sản phẩm thả ga.
  • Tính năng tạo giá bán sỉ, là tính năng tạo ra các ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Đảm bảo khách hàng vừa mua hàng với mức giá hời, vừa khiến họ nhớ đến bạn như một nhà cung cấp uy tín, tạo đà phát triển và mở rộng thị trường thành công.

Sử dụng tính năng phân tích báo cáo để nắm bắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện chiến dịch marketing được một thời gian, thì bạn nên theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian vừa qua. Điều này sẽ bạn dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của khách hàng, cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác nhất. 

Tính năng phân tích báo cáo của GoSELL sẽ giúp bạn phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng chi nhánh, khu vực, từng kênh (từ website, app bán hàng, Facebook, Zalo, TikTok Shop, cho đến Shopee, Lazada, GoMUA…) chi tiết. Và hỗ trợ thống kê những sản phẩm bán chạy/chưa bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định, để bạn lên kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, GoSELL còn rất nhiều tính năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị và kinh doanh trực tuyến khác như: Affiliate Dropship, hệ thống quản lý đại lý bán hàng, tính năng viết Blogs, tính năng link mua hàng, Google Smart Shopping, cùng các công cụ phân tích hành vi khách hàng như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel…

Tổng kết

Nhìn chung, mô hình 3c trong marketing là một công cụ đơn giản nhưng hữu ích, với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định lợi thế cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao vị thế so với đối thủ. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để biết cách vận dụng mô hình vào hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc đang gặp trở ngại trong quá trình kinh doanh, vui lòng liên hệ đến đội ngũ GoSELL để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục