Trang chủ » Bài học kinh doanh » Tổng hợp các mô hình kinh doanh đang là xu hướng hiện nay

Bài học

Tổng hợp các mô hình kinh doanh đang là xu hướng hiện nay

4 Tháng Bảy, 2023

Mô hình kinh doanh nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Để có đáp án cho câu hỏi này bạn cần hiểu và nắm rõ về quy trình, cách vận hành của các mô hình kinh doanh nổi bật nhất hiện nay để có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về thị trường kinh doanh hiện nay. Để có thể hiểu rõ hơn thì hãy cùng GoSELL tìm hiểu sau đây nhé!

Tổng hợp mô hình kinh doanh đang là xu hướng hiện nay

Mô hình kinh doanh O2O

O2O là viết tắt của từ Offline To Online – đây là thuật ngữ để diễn tả sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh trong thời đại mới. Từ kinh doanh offline – tức bán hàng tại cửa hàng, tại showroom hay quán, các doanh nghiệp, công ty chuyển sang hình thức kinh doanh online – tiếp cận với các nền tảng công nghệ 4.0, tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử để bán hàng tốt hơn.

Đây có thể được xem là xu hướng kinh doanh hiện nay và dù đang kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng đều nên áp dụng. Bởi lẽ hầu hết người dùng hiện nay đều có thói quen tìm kiếm thông tin, sản phẩm trên mạng và họ thích mua hàng thông qua một cú “click chuột” hơn thay vì ra tận nơi mua để tiết kiệm thời gian và công sức.

Kinh doanh online và offline
Kinh doanh online và offline đang là xu hướng hiện nay

Để doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình O2O cần có:

  • Một thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp.
  • Xây dựng app bán hàng để khẳng định được thương hiệu và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
  • Mở gian hàng trên các sàn TMĐT, các mạng xã hội có lượt truy cập người dùng cực cao như Facebook, Instagram, Zalo…

Mô hình B2B

B2B là viết tắt của từ Business to Business – là thuật ngữ diễn tả mô hình kinh doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp B2B không bán cho cá nhân và bán cho các doanh nghiệp với số lượng lớn vì thế mà giá trị hợp đồng các đơn hàng cao. Do đó họ thường dành nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu, khẳng định sự uy tín của mình với các doanh nghiệp bên mua.

Có rất nhiều loại mô hình B2B, nhưng các doanh nghiệp B2B phổ biến nhất hiện nay thường là những doanh nghiệp chuyên sản xuất các nguyên liệu thô, nguyên vật liệu để các doanh nghiệp bên mua nhập về sản xuất ra một sản phẩm hoàn thiện để bán ra thị trường. 

Ví dụ: Samsung là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Apple trong việc sản xuất iPhone. Apple cũng giữ mối quan hệ B2B với các công ty như Intel, Panasonic và nhà sản xuất chất bán dẫn Micron Technology.

Hoặc một ví dụ khác trong ngành dệt may, các công ty may mặc Việt Nam thường nhập khẩu sợi tổng hợp, sợi bông và vải khổ rộng hay các thiết bị từ các doanh nghiệp B2B khác. 

Hay một doanh nghiệp bán trực tuyến sản phẩm của họ là lốp xe, thì đây là một doanh nghiệp B2B vì thị trường mục tiêu chính của họ là các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp lắp ráp ô tô hoàn chỉnh).

Tham khảo: B2B là gì? Đâu là kênh bán hàng B2B tốt nhất hiện nay

Mô hình B2C

B2C là viết tắt của cụm từ Business To Customer – là thuật ngữ diễn tả mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và cá nhân. Đây cũng chính là hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Dù là các doanh nghiệp bán lẻ, các cửa hàng xe máy, điện thoại, quán ăn hay những người cửa hàng bán quần áo, phụ kiện online đều là các B2C.

B2C
Mô hình B2C đang là hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay

Thay vì sử dụng mô hình B2C theo cách truyền thống là mua sắm tại các trung tâm thương mại, trả tiền cho việc xem phim, ăn uống tại nhà hàng… thì B2C mới đã hoàn toàn chuyển sang hình thức thương mại điện tử hay bán hàng online.

Mô hình C2C

C2C
Mô hình C2C phù hợp với các sản phẩm ảo

C2C là viết tắt của Customer To Customer dùng để diễn tả các giao dịch mua bán giữa người mua và người bán ở đây đều là các cá nhân. Mô hình C2C thường ít phổ biến hơn so với B2B hay B2C. Hình thức kinh doanh C2C thường xảy ra ở các buổi đấu giá sản phẩm (đặc biệt là đấu giá điện tử thông qua Ebay, Amazon…), các giao dịch tài sản ảo trong game hay các dịch vụ hướng tới lợi ích cá nhân.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền thường xảy ra ở lĩnh vực F&B, thời trang, nhà thuốc,..hiểu đơn giản đây là một giao dịch mà trong đó bên nhượng cho phép bên mua (một cá nhân, tổ chức nào đó) kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước của mình.

Mô hình nhượng quyền
Mô hình nhượng quyền đang là hình thức được sử dụng rộng rãi hiện nay

Hình thức có một lợi thế lớn dành cho bên mua là thương hiệu đã có tiếng từ trước nên không cần phải tốn quá nhiều chi phí cho không marketing, sẽ được cung cấp công thức và được tư vấn chiến lược kinh doanh.

Một số mô hình kinh doanh nhượng quyền nổi tiếng hiện nay như: Highlands Coffee, KFC, Lotteria, Viva Star Coffee, Napoli Coffee, VUS, California Fitness & Yoga…

Xem thêm: Top 5 lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn ở Việt Nam

Mô hình kinh doanh Drop Shipping

Nếu bạn không có vốn nhưng vẫn muốn kinh doanh thì mô hình Drop Shipping vô cùng phù hợp. Bạn chỉ cần tìm được đơn vị cung cấp sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh với mức hoa hồng hợp lý và triển khai các kế hoạch marketing, bán hàng trên website, Facebook hay trên sàn TMĐT để tìm kiếm khách hàng.

Drop Shipping
Mô hình Drop Shipping phù hợp với những ngưởi kinh doanh không cần vốn

Khi có đơn hàng bạn sẽ gửi thông tin người mua cho đơn vị cung cấp, họ sẽ phụ trách khâu vận chuyển, giao hàng cho khách dưới thông tin của bạn. Mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên nếu như bạn mới bắt đầu kinh doanh, không có kinh nghiệm quản lý kho hàng hay ít vốn thì cũng là một phương án hợp lý.

Trên đây là một số mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay, hi vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quát về thị trường kinh doanh tại Việt Nam. Ở mỗi mô hình, GoSELL đều có bài chia sẻ kỹ lưỡng về cách kinh doanh, quản lý cửa hàng một cách chi tiết. Nếu bạn cảm thấy hứng thú và muốn hướng doanh nghiệp của mình theo mô hình đó có thể đọc bài tham khảo. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Bài viết cùng chuyên mục