Trang chủ » Bán hàng cùng Gosell » Mô hình kinh doanh OAO. Sự kết hợp 1 + 1 hoàn hảo cho doanh nghiệp

Bán hàng cùng Gosell

Mô hình kinh doanh OAO. Sự kết hợp 1 + 1 hoàn hảo cho doanh nghiệp

25 Tháng Bảy, 2021

Từ khi có sự xuất hiện của công nghệ số đã tạo điều kiện hình thành thêm nhiều hình thức kinh doanh mới như kinh doanh qua website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Các hình thức kinh doanh này đã hình thành nên các mô hình bán hàng mới và đầy hiệu quả như mô hình kinh doanh OAO, mô hình O2O…

Mua hàng online trở nên phổ biến và có tốc độ tăng trưởng rất mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên nó vẫn không hoàn toàn thay thế mô hình kinh doanh truyền thống do các nhược điểm là mua hàng online khách hàng không thể trực tiếp cầm nắm, cảm nhận sản phẩm.

Mô hình kinh doanh OAO

Do đó sự tồn tại song song cả 2 mô hình kinh doanh trực tuyến và kinh doanh truyền thống là điều cần thiết. Mô hình kinh doanh OAO ra đời chính là sự kết hợp của 2 hình thức này. Cùng Blog GoSELL tìm hiểu mô hình OAO là gì? tại sao OAO là mô hình cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay.

Mô hình kinh doanh OAO là gì?

OAO được viết tắt từ tiếng Anh “Online and Offline” là mô hình kinh doanh kết hợp giữa kinh doanh online (cửa hàng trực tuyến) và kinh doanh offline (cửa hàng thực tế).

Mô hình kinh doanh OAO 1

Ngày nay mô hình kinh doanh OAO càng được nhân rộng do đã chứng minh sự phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Khách hàng ưa thích mua hàng ở cả 2 kênh truyền thống và online do đó doanh nghiệp cần duy trì bán hàng ở cả 2 kênh.

Một số khách hàng, nhất là người trung niên và lớn tuổi thích mua hàng ở cửa hàng truyền thống trong khi các khách hàng trẻ tuổi lại thường thích mua hàng online với nhiều tiện lợi và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Xem thêm: Bật mí cách kinh doanh online hiệu quả 2021

Ưu và nhược điểm của kinh doanh offline

Mô hình kinh doanh OAO 2

Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam khi bắt đầu kinh doanh thường khởi đầu với cửa hàng vật lý truyền thống. Không thể phủ nhận một thực tế là nhiều người tiêu dùng vẫn ưa thích mua hàng qua các cửa hàng truyền thống.

Tham khảo thêm bài viết: Những mô hình kinh doanh thành công tại Việt Nam

Ưu điểm của kinh doanh offline

Ưu điểm của kinh doanh offline là người mua hàng có thể xem, cằm nắm và cảm nhận trực tiếp sản phẩm. Khác với mua hàng online, khi đến cửa hàng người mua sẽ có thông tin chính xác nhất về chất liệu của sản phẩm, thiết kế, màu sắc, hay các cảm nhận lý tính khác, từ đó họ mới quyết định có mua hàng hay không?

Nhất là với các hàng hóa có giá trị cao như sản phẩm thời trang hàng hiệu, đồ gỗ nội thất, xe hơi… thì khách hàng không tin tưởng khi mua hàng online mà muốn đến cửa hàng để cảm nhận chất lượng của sản phẩm.

Khi có cửa hàng truyền thống thì doanh nghiệp dễ tạo niềm tin và uy tín cho các khách hàng mới mua lần đầu. Khách hàng có thể đến cửa hàng xem và kiểm tra các sản phẩm trước khi mua. Ngoài ra cũng không có tình trạng lừa đảo do giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người mua và nhân viên bán hàng.

Trong khi mua hàng online, tình trạng lừa đảo tráo hàng, giao hàng không đúng chất lượng, màu sắc như hình ảnh, hàng giả, hàng nhái xảy ra rất nhiều gây mất lòng tin cho một bộ phận khách hàng.

Mua hàng tại cửa hàng cũng không mất nhiều thời gian vận chuyển hàng hay liên hệ đơn vị giao hàng do người mua trực tiếp đến cửa hàng để mua và vận chuyển. (trừ sản phẩm có khối lượng, kích thước lớn thì cửa hàng mới vận chuyển cho khách).

Nhược điểm của kinh doanh offline

Tuy nhiên mô hình kinh doanh offline cũng có nhược điểm và khó khăn nhất định đó là hạn chế trong việc quảng bá cửa hàng. Bạn chỉ có thể bán cho các khách hàng ở gần cửa hàng của bạn, hoặc các khách hàng cũ và người quen của họ.

Các cửa hàng truyền thống cũng tốn khá nhiều chi phí đầu tư và duy trì hoạt động. Những chi phí này gồm tiền thuê mặt bằng, tiền thiết kế, trang trí cửa hàng, tiền điện, nước và thuê mướn nhiều nhân viên bán hàng. Các chi phí này có thể vài chục cho đến hàng trăm triệu mỗi tháng.

Đặc biệt khi mở cửa hàng vật lý truyền thống, không gian cửa hàng sẽ bị hạn chế bởi diện tích của cửa hàng. Bạn không thể cung cấp nhiều và đa dạng các chủng loại hàng hóa.

Bạn phải thuê mặt bằng rộng với chi phí đắt đỏ để trưng bày nhiều hàng hóa hơn. Đồng thời trong cùng 1 lúc, cửa hàng của bạn cũng không thể phục vụ nhiều khách hàng do giới hạn bởi không gian mặt bằng.

Nhược điểm cuối cùng của kinh doanh truyền thống là bạn chỉ bán hàng trong khoảng thời gian nhất định. Giới hạn trong giờ mở cửa hàng từ 9h sáng đến 9 giờ tối. Nếu ngày nghỉ hoặc ngày lễ, ngoài giờ mở cửa hàng thì khách không thể đến mua hàng của bạn được.

Ưu và nhược điểm của kinh doanh online

Mô hình kinh doanh OAO 3

Kinh doanh online đang là xu hướng kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nổi bật và có thể sẽ thay thế kinh doanh truyền thống trong tương lai. Tuy nhiên kinh doanh trực tuyến cũng có những ưu điểm và nhược điểm của riêng nó.

Ưu điểm của kinh doanh online

Kinh doanh online có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp. Bạn không phải thuê mướn mặt bằng, trả chi phí điện nước, thuê nhiều nhân viên. Chính vì có thể giảm nhiều chi phí cố định nên giá bán sản phẩm online có thể rẻ hơn thông thường. Ngoài ra chi phí quảng cáo, tiếp thị của kinh doanh online rẻ hơn kinh doanh truyền thống.

Kinh doanh online còn có ưu điểm là khách hàng đặt hàng trực tuyến, sau đó chờ giao nhận hàng. Khách có thể mua hàng rất tiện lợi, không phải đến cửa hàng để mua hàng mất nhiều thời gian ra đường, tìm địa chỉ cửa hàng… Khách cũng dễ dàng lên mạng so sánh giá ở nhiều cửa hàng trực tuyến khác nhau.

Bán hàng online không bị giới hạn không gian như kinh doanh ở cửa hàng truyền thống. Chỉ cần tạo gian hàng, bạn có thể bán hàng cho khách hàng toàn quốc, thậm chí toàn cầu. Khách chỉ cần có mạng Internet để truy cập trang, xem và mua hàng.

Khách có thể mua hàng online bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào mà không bị giới hạn bởi thời gian mở cửa của cửa hàng. Họ có thể mua hàng vào nửa đêm, vào ngày Lễ, ngày nghỉ… và sẽ được giao hàng vào các ngày tiếp theo.

Nhược điểm của kinh doanh online

Hình thức kinh doanh online cũng có những nhược điểm như độ tin cậy thấp. Khách hàng khi mua hàng online không được nhìn thấy trực tiếp sản phẩm cầm nắm, sờ và cảm nhận sản phẩm như khi mua hàng truyền thống.

Thực tế có tình trạng là các gian hàng kinh doanh online, nhất là ở các sàn thương mại điện tử thường giao hàng không đúng như cam kết hay hình chụp. Nhất là hàng thời trang, túi xách… họ chụp hình sản phẩm 1 nẻo nhưng giao hàng thì chất lượng vải và mẫu mã khác hoàn toàn.

Tình trạng giao hàng không đúng mô tả, tráo hàng, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng vẫn xảy ra phổ biến ở các cửa hàng kinh doanh online, làm mất lòng tin của khách hàng. Ngoài ra bán hàng online còn phát sinh thêm chi phí thuê đơn vị vận chuyển để đưa hàng hóa đến tay khách hàng. Khách phải chờ đợi lâu khi giao hàng.

Tại sao mô hình kinh doanh OAO là sự kết hợp hoàn hảo cho doanh nghiệp

Xu hướng bán hàng hiện nay là kinh doanh đa kênh, Omnichannel mà không chỉ dựa vào 1 kênh bán hàng duy nhất nào. Mỗi kênh truyền thống và kinh doanh online đều có đối tượng khách hàng riêng của từng kênh và lượng khách hàng nhất định.

Mô hình kinh doanh OAO 4

Doanh nghiệp phải duy trì đồng thời cả 2 kênh bán hàng online và offline là điều phù hợp và cần thiết trong kinh doanh hiện đại. Do đó mô hình kinh doanh OAO là sự kết hợp hoàn hảo cho doanh nghiệp.

Như phân tích ở trên, kinh doanh online và offline đều có những nhược điểm riêng. Khi kết hợp 2 hình thức kinh doanh này trong mô hình OAO, doanh nghiệp sẽ tận dụng được ưu điểm của từng kênh kinh doanh và loại bỏ các nhược điểm của nó.

Trong mô hình OAO này, doanh nghiệp nên coi cả hai kênh – trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline) là bổ sung để tăng doanh số bán hàng hơn là cạnh tranh lẫn nhau.

Khi áp dụng mô hình kinh doanh OAO, doanh nghiệp sẽ được khách hàng đánh giá cao khi cung cấp đa dạng các hình thức mua sắm, cho khách hàng có nhiều chọn lựa khi mua hàng.

Khách hàng nào thích mua sắm online tại nhà có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp ở website, app bán hàng, cửa hàng trên sàn thương mại điện tử, Facebook, Zalo… Còn nếu khách hàng nào không tin tưởng thì sau khi tìm hiểu thông tin gian hàng online có thể đến trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm chất lượng của sản phẩm và thanh toán trực tiếp.

Có thể thấy rằng mô hình OAO là giải pháp phù hợp trong kinh doanh ngày nay và là sự kết hợp hoàn hảo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn nên áp dụng OAO ngay hôm nay, nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

GoSELL – Giải pháp OAO hoàn hảo cho các doanh nghiệp

Bạn đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ kinh doanh theo mô hình OAO cho doanh nghiệp? Nhưng việc tìm kiếm khó khăn khi có rất ít doanh nghiệp cung cấp tổng thể đầy đủ các giải pháp kinh doanh online lẫn offline.

Mô hình kinh doanh OAO 5

Có thể nói GoSELL là nền tảng hiếm hoi trên thị trường cung cấp đầy đủ các giải pháp hỗ trợ cả kinh doanh truyền thống lẫn kinh doanh online. Nếu bạn chọn giải pháp hỗ trợ kinh doanh online thì GoSELL có các giải pháp:

  • GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử, website giới thiệu doanh nghiệp với hơn 30 chức năng hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh, thực hiện các hoạt động tiếp thị, CRM và chăm sóc khách hàng.
  • GoAPP: Giải pháp tạo app ứng dụng bán hàng trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 30 tính năng hữu ích.
  • GoLEAD: Nền tảng thiết kế landing page chuyên nghiệp và nhanh chóng.
  • GoCALL: Giải pháp tổng đài ảo, tạo tổng đài telesales bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Nếu bạn tìm kiếm giải pháp quản lý cửa hàng truyền thống thì GoSELL có giải pháp GoPOS. Đây là phần mềm quản lý bán hàng POS tại cửa hàng chuyên nghiệp. Kết hợp giữa hệ thống điện thoại di động hoặc kết nối với đầy đủ các thiết bị, phần cứng POS để quản lý đơn hàng, tạo đơn hàng, quét mã vạch, quản lý tồn kho và thông tin khách hàng…

Bạn không cần phải tìm các giải pháp quản lý bán hàng ở nhiều nơi, không có sự kết nối và đồng bộ. GoSELL đáp ứng tất cả yêu cầu của doanh nghiệp và là đại diện nổi bật của mô hình kinh doanh OAO. Đăng ký nhận tư vấn và tìm hiểu về GoSELL TẠI ĐÂY.

Bài viết cùng chuyên mục