Trang chủ » Bài học kinh doanh » Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô trong doanh nghiệp

Bài học

Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô trong doanh nghiệp

29 Tháng Mười Một, 2023

Hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi môi trường vi mô. Vậy môi trường vi mô là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào, những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong chủ đề hôm nay.

Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô trong doanh nghiệp

Môi trường vi mô là gì?

Môi trường vi mô (Microenvironment), đây là môi trường có mối liên kết qua lại, chặt chẽ với nhau. Những nhân tố đó đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động marketing và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường vi mô là một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích các hoạt động của doanh nghiệp. Để hoạt động hiệu quả thì việc phân tích microenvironment trong doanh nghiệp rất quan trọng. Do đó, việc phối hợp hiệu quả các yếu tố bên trong sẽ giúp nuôi dưỡng cốt lõi của doanh nghiệp.

Vai trò của môi trường vi mô trong kinh doanh

Vai trò của môi trường vi mô trong kinh doanh
Vai trò của môi trường vi mô trong kinh doanh

Môi trường vi mô sẽ ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Những kế hoạch, chiến lược và mục tiêu marketing sẽ được thực hiện thông qua các thành phần có trong microenvironment.

Cũng chính vì vậy, bộ phận điều hành doanh nghiệp cần thực hiện các ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm dựa trên diễn biến và tình trạng của thành phần thuộc Microenvironment.

Microenvironment đóng vai trò như người phục vụ và hướng dẫn các chính sách truyền thông trong tương lai của một tổ chức. Với những vai trò đó, môi trường vi mô dường như đóng vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện hóa tiềm năng hiện tại và quyết định tương lai cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu môi trường vĩ mô khi bắt đầu kinh doanh

6 yếu tố trong môi trường vi mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Các yếu tố có trong microenvironment gắn liền với doanh nghiệp và chúng ảnh hưởng đến tất cả các công ty hoạt động trong ngành, theo cách tương tự, vì một số yếu tố là đặc thù của doanh nghiệp. Dưới đây là 6 yếu tố môi trường vi mô bạn có thể tham khảo:

Khách hàng

Khách hàng ở đây có thể là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các công ty là người tiêu dùng cuối cùng. Đây là động lực cho doanh nghiệp phát triển, và được coi như các “thượng đế”.

Khách hàng là những người có tiềm năng thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng cách gia tăng nhu cầu của họ và đồng bộ và một doanh nghiệp cũng có thể gặp nguy cơ phá sản khi khách hàng tẩy chay các sản phẩm của họ. Với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, với cùng một sản phẩm nhưng người tiêu dùng sẽ có đa dạng sự lựa chọn.

Đây chính là những thách thức dành cho các Marketer, làm thế nào để có thể giữ chân người tiêu dùng trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp, cũng như nỗ lực hình thành nhóm tiêu dùng, nghĩa là một người tiêu dùng có ảnh hưởng đến một số người khác để mua sản phẩm của công ty.

Xem thêm: Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu hành vi khách hàng

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh được chia thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ tương tự với doanh nghiệp của bạn. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ có thể thay thế cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Và cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, đối thủ cạnh tranh đều là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mọi tổ chức. Đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để thu hút các khách hàng của bạn, do đó mà đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần xác định những đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Họ có điểm mạnh hay điểm yếu nào so với doanh nghiệp bạn? Thường xuyên theo dõi họ để rút kinh nghiệm và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Xem thêm: Phải làm gì khi đối thủ cạnh tranh giảm giá

Yếu tố nhà cung cấp trong môi trường vi mô

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp là một nhân tố bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà cung cấp là một mắt xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.

Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu cần thiết để doanh nghiệp cho ra sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, một công ty sản xuất máy tính hoặc máy tính xách tay sẽ lấy tất cả các bộ phận cần thiết và công nghệ từ các nhà cung cấp của nó.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư chính là sản phẩm chính của doanh nghiệp. Đầu tư càng nhiều, doanh nghiệp càng có thể chi tiêu nhiều hơn và cải thiện các bộ phận khác. Quan hệ với nhà đầu tư là rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay.

Nếu như mức độ hài lòng với hiệu suất của sản phẩm và nhận được ROI (Return On Investment) thường xuyên. Họ sẽ đầu tư số tiền cao hơn để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Vậy nên, bên cạnh việc làm hài lòng khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nhà đầu tư. Nhằm để giữ chân họ và thúc đẩy nhà đầu tư chi mạnh tay hơn cho các ý tưởng marketing của doanh nghiệp.

Cộng đồng 

Cộng đồng 
Cộng đồng

Để duy trì doanh nghiệp cần phải xem xét một yếu tố hơn hơn của môi trường vi mô chính là công chúng. Mặc dù các doanh nghiệp có tệp khách hàng mục tiêu nhất định. Nhưng sự tồn tại của chúng sẽ tạo nên sự nhận thức chung về hình ảnh thương hiệu hoặc sản phẩm.

Các nhóm công chúng sẽ rất đa dạng bao gồm: Cộng đồng, giới truyền thông, giới công quyền, các tổ chức xã hội, giới tài chính, giới địa phương, công chúng nội bộ…

Yếu tố vi mô trung gian Marketing

Trong môi trường bên ngoài của một công ty, các trung gian tiếp thị đóng một vai trò thiết yếu là bán và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng cuối cùng. Các trung gian tiếp thị bao gồm các đại lý, hãng phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ…

Trung gian tiếp thị chịu trách nhiệm dự trữ và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất của họ đến đích của họ (tức là khách hàng cuối cùng). Các tổ chức dịch vụ tiếp thị như công ty nghiên cứu tiếp thị, công ty tư vấn, đại lý quảng cáo hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nhắm mục tiêu, quảng bá và bán sản phẩm của họ đến đúng thị trường.

Ví dụ, các công ty thường tung ra các sản phẩm mẫu miễn phí cho tất cả hoặc tổ chức hội thảo, truyền thông và thông cáo báo chí… Nhiều lần, họ đầu tư vào phát triển cộng đồng như xây dựng các đơn vị vệ sinh hoặc thưởng thức dịch vụ công cộng. Họ cũng đưa ra các báo cáo môi trường.

Bằng cách đó, họ kiếm được thiện chí trên thị trường và tận hưởng niềm tin và niềm tin của không chỉ người tiêu dùng mà còn của công chúng bao gồm các nhà môi trường, truyền thông, nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và các nhóm xã hội khác trong khu vực hoạt động của họ.

Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, việc quản lý chặt chẽ các yếu tố của môi trường vi mô là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản một chút nào, kèm theo đó là một số khó khăn nhất định.

Quản lý các yếu tố môi trường vi mô hiệu quả hơn với GoSELL

Nếu như những yếu tố như cộng đồng, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, những yếu tố này yêu cầu doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia xử lý. Thì với những yếu tố khác, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ để quản lý triệt để các yếu tố đó, chẳng hạn như giải pháp GoSELL. 

Quản lý các yếu tố môi trường vi mô hiệu quả hơn với GoSELL
Quản lý các yếu tố môi trường vi mô hiệu quả hơn với GoSELL

Như đã nói ở trên, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp quản lý triệt để những yếu tố có trong môi trường vi mô với các tính năng được tích hợp sẵn trên phần mềm sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Lưu trữ và quản lý khách hàng

Tính năng này hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ thông tin khách hàng từ đa nền tảng như: cửa hàng, mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok Shop…), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada…), website, app bán hàng trên một nền tảng duy nhất.

Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp phân nhóm khách hàng nhằm xây dựng các chiến lược bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng phù hợp.

Quản lý nhà cung cấp

Tính năng quản lý nhà cung cấp giúp người bán theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa của mình, bao gồm: Tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng… giúp quản lý đa dạng nguồn cung hàng hóa hiệu quả.

Thông qua việc tối ưu hóa quy trình nhập hàng, tính năng này còn hỗ trợ bạn hạn chế rủi ro thiếu hay thừa hàng hóa, tiết kiệm tối đa thời gian và nhân lực.

Quản lý trung gian marketing

Với quản lý trung gian marketing, GoSELL cung cấp 2 tính năng là: quản lý đại lý bán hàng và quản lý cộng tác viên bán hàng.

  • Quản lý hệ thống cộng tác viên bán hàng: Affiliate Dropship giúp bạn xây dựng hệ thống cộng tác viên chia sẻ bán hàng chuyên nghiệp, có thể lên đến hàng nghìn người, nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu của bạn rộng rãi đến khách hàng. Ngoài ra, với tính năng này, người bán có thể quản lý và kiểm tra hiệu quả bán hàng của từng cộng tác viên và tiết kiệm tối đa chi phí khi phải thuê nhân viên cố định.
  • Quản lý đại lý bán hàng: Cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng. Tính năng này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp, mở rộng quy mô bán hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả.

Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp đến các doanh nghiệp những sản phẩm giúp kinh doanh đa kênh hiệu quả: Tạo website chuẩn TMĐT (GoWEB), tạo app bán hàng (GoAPP), quản lý kinh doanh tại cửa hàng (GoPOS), quản lý kinh doanh trên mạng xã hội (GoSOCIAL), Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp (GoCALL).

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của GoSELL về môi trường vi mô, cũng như vai trò của môi trường này đến với doanh nghiệp, và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Mong rằng, bài viết trên sẽ thật sự hữu ích với bạn.

Bài viết cùng chuyên mục