Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

Kiến thức

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

6 Tháng Hai, 2024

Trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường sâu rộng và chính xác cho phép bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình, lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào trong thị trường, học hỏi từ đối thủ cạnh tranh và phân bổ nguồn lực của bạn theo những cách có lợi nhất nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh. Vậy nghiên cứu thị trường là gì? tại sao cần phải nghiên cứu thị trường và có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến hiện nay? Các vấn đề trên sẽ được GoSELL trình bày qua bài viết sau.

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường (market research) được định nghĩa là quá trình đánh giá tính khả thi của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thông qua nghiên cứu được thực hiện trực tiếp với người tiêu dùng tiềm năng. Phương pháp này cho phép các tổ chức hoặc doanh nghiệp khám phá thị trường mục tiêu của họ, thu thập, ghi lại ý kiến ​​và đưa ra các quyết định sáng suốt.

Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện trực tiếp bởi các tổ chức công ty hoặc có thể được thuê ngoài bởi các cơ quan có chuyên môn, công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp.

Quá trình nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện thông qua việc triển khai các cuộc khảo sát, tương tác với một nhóm người còn được gọi là mẫu, thực hiện phỏng vấn và các quá trình khác.  

Nghiên cứu thị trường là gì?
Nghiên cứu thị trường là gì?

Mục đích chính của việc thực hiện nghiên cứu thị trường là để hiểu hoặc xem xét thị trường liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Để quyết định và hiểu cách khách hàng mục tiêu sẽ phản ứng với một sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? Thông tin thu được từ việc thực hiện nghiên cứu thị trường có thể được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hoặc để xác định đâu là ưu tiên về tính năng hoặc yêu cầu dịch vụ (nếu có) của người tiêu dùng.

Ba mục tiêu chính của nghiên cứu thị trường

Ở phần trước bạn đã biết nghiên cứu thị trường là gì, tiếp theo cùng tìm hiểu các mục tiêu chính của marketing research. Một dự án nghiên cứu thị trường thường có thể có 3 loại mục tiêu khác nhau.

  • Quản trị: Thông tin thu thập từ nghiên cứu thị trường giúp các nhà quản lý lập các kế hoạch và định hướng phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Các thông tin này có thể giúp doanh nghiệp phát triển, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức phù hợp và kiểm soát cả nguồn nhân lực và vật lực, do đó đáp ứng tất cả các nhu cầu cụ thể trong thị trường vào đúng thời điểm.
  • Xã hội – khách hàng: Thông tin từ nghiên cứu thị trường có thể giúp doanh nghiệp hiểu các điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm dưới quan điểm, cái nhìn từ phía khách hàng. Đồng thời có thể biết các sở thích, mong muốn về sản phẩm của khách hàng, qua đó doanh nghiệp tìm cách đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ. 
  • Kinh tế : Nghiên cứu thị trường có thể giúp xác định mức độ thành công hay thất bại về kinh tế, doanh số mà một công ty có thể có khi mới tham gia thị trường, hoặc giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Qua đó gia tăng cơ hội thành công khi tung một sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Khi nào nên tiến hành nghiên cứu thị trường?

Việc thực hiện nghiên cứu thị trường là gì thường tốn nhiều thời gian, công sức và nguồn lực. Doanh nghiệp nên tổ chức nghiên cứu thị trường vào 4  thời điểm quan trọng như sau:

Trước khi bắt đầu một dự án kinh doanh hoặc liên doanh mới

Trước khi doanh nghiệp triển khai một dự án đầu tư hay liên doanh mới thì cần bỏ thời gian nghiên cứu tình hình thị trường, nhu cầu xã hội, các quy định và chính sách của pháp luật. Hơn thế nữa phải tìm hiểu về đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh, các ưu và nhược điểm của họ, giá cả, chiến lược tiếp thị, phân phối của đối thủ. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn.

Trước khi gia nhập hoặc tham gia thị trường mới

Trước khi chuẩn bị tham gia vào một thị trường mới, sẽ có nhiều khó khăn và điều mới mẻ cùng các rủi ro không lường trước đang chờ đợi doanh nghiệp. Do đó cần tìm hiểu, nắm bắt về tình hình kinh tế, nhu cầu thị trường, các quy định của pháp luật, các đối thủ và khách hàng mục tiêu. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các sai lầm không đáng có.

Xem thêm: 5 công cụ nghiên cứu thị trường miễn phí của Google

Trước khi phát triển và tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới 

Trước khi tung sản phẩm ra thị trường bạn cần phải hiểu được thị trường và khách hàng mục tiêu, biết được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cải thiện sản phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của khách hàng mục tiêu. 

Đặc biệt với các công ty sản xuất hoặc tung ra các sản phẩm hữu hình. Họ thường tổ chức các cuộc khảo sát thị trường với hình thức phỏng vấn nhóm (focus group) hoặc phỏng vấn cá nhân, sử dụng bảng câu hỏi, cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm sau đó khách hàng tiềm năng cho đánh giá, cảm nhận về sản phẩm. Tiếp theo, bộ phận nghiên cứu và phát triển sẽ liên tục cải tiến sản phẩm cho đến khi làm hài lòng khách hàng mục tiêu trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Điều này sẽ đảm bảo cơ hội thành công cho sản phẩm, dịch vụ trên thực tế.

Cần nghiên cứu thị trường trước khi tung sản phẩm mới
Cần nghiên cứu thị trường trước khi tung sản phẩm mới

Khi đánh giá các nỗ lực tiếp thị, xây dựng thương hiệu

Doanh nghiệp nên liên tục lên các kế hoạch nghiên cứu thị trường sau bất cứ giai đoạn nào ở các bước trên. Mục đích để làm thước đo, đánh giá các hiệu quả của những nỗ lực trong hoạt động bán hàng, tiếp thị của doanh nghiệp. 

Nhiều công ty cũng sử dụng nghiên cứu thị trường để đánh giá sức khỏe thương hiệu, nhãn hàng. Ví dụ sau các chiến dịch quảng cáo, xây dựng thương hiệu, họ sẽ khảo sát thị trường để xem bao nhiêu phần trăm khách hàng mục tiêu có nhận thức và biết hay nhớ về thương hiệu, đoạn quảng cáo của họ. Qua đó có thể đánh giá hiệu quả của các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu.

Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường để đánh giá hành vi của người tiêu dùng, mức độ bao phủ thị trường bằng cách khảo sát ngẫu nhiên số người đang biết hoặc bao nhiêu người được hỏi, có sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong cuộc sống hàng ngày.

Tại sao các công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường?

Nghiên cứu thị trường cho phép hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về các giá trị của người tiêu dùng. Thông tin này hữu ích khi phát triển sản phẩm và tạo chiến lược tiếp thị.

Nghiên cứu thị trường cũng có thể tiết lộ ý kiến, quan điểm ​​của người tiêu dùng về công ty và sản phẩm. Biết được các điều này ta có thể đánh giá các yếu tố góp phần cách xây dựng chiến lược để tạo thành công cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là những lý do tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng và cần được xem xét trong bất kỳ doanh nghiệp nào:

  • Cung cấp thông tin có giá trị: Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin giá trị về các sản phẩm hiện có và cơ hội về sản phẩm mới. Do đó, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và chiến lược phát triển phù hợp.
  • Lấy khách hàng làm trung tâm: Nghiên cứu thị trường giúp xác định những gì khách hàng cần và muốn. Qua đó, lấy khách hàng làm trung tâm trong hoạt động tiếp thị. Hiểu khách hàng và nhu cầu của họ sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất với người tiêu dùng.
  • Dự báo: Bằng cách hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể dự báo tốt hơn cho hoạt động sản xuất và bán hàng của họ. 
  • Lợi thế cạnh tranh: Để đi trước đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường là một công cụ quan trọng để thực hiện các nghiên cứu so sánh giúp họ đi trước các đối thủ cạnh tranh.

Các loại hình chính của nghiên cứu thị trường là gì?

Hai hạng mục chính của nghiên cứu thị trường là gì chính là nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp. Mọi phương pháp nghiên cứu thị trường đều thuộc một trong các loại đó. Cả nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp đều thực hiện cùng một mục đích, nhưng chúng khác nhau về cách thu thập thông tin. Sự khác biệt là:

Nghiên cứu thị trường sơ cấp

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là nghiên cứu ban đầu do bạn hoặc tổ chức mà bạn thuê thực hiện. Nó liên quan đến việc thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng để phục vụ nhu cầu hiện tại. Dữ liệu thu thập được có thể là dữ liệu định tính (dữ liệu phi số) hoặc dữ liệu định lượng (dữ liệu số hoặc thống kê).

Nghiên cứu thị trường sơ cấp có lợi thế là cụ thể hơn và thường được các công ty áp dụng để đáp ứng một nhu cầu khi chúng phát sinh. 

Công ty có thể sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu thị trường thứ cấp như:

  • Phỏng vấn nhóm
  • Phỏng vấn cá nhân 1-1
  • Nghiên cứu thị trường dựa trên quan sát (quan sát trực tiếp, video)
  • Nghiên cứu tính cách cá nhân của người mua hàng
  • Nghiên cứu các phân khúc thị trường

Hình thức nghiên cứu phổ biến là phỏng vấn và hỏi mọi người nhiều câu hỏi khác nhau và ghi lại câu trả lời của họ. Nó cần phải được lập kế hoạch, nguồn lực và phân tích mở rộng để sắp xếp và sử dụng dữ liệu của nghiên cứu thị trường sơ cấp.

Sử dụng bảng câu hỏi trong phỏng vấn
Sử dụng bảng câu hỏi trong phỏng vấn

Nghiên cứu thị trường thứ cấp

Nghiên cứu thị trường thứ cấp là nghiên cứu đã được hoàn thành bởi một công ty hoặc tổ chức khác và có sẵn cho bạn sử dụng. Loại nghiên cứu này thường xuất hiện trên các tạp chí hoặc các nguồn trực tuyến có thể truy cập công khai.  Ví dụ nhiều tạp chí, hay công ty nghiên cứu thị trường, hiệp hội thương mại có công bố các nghiên cứu và phân tích thị trường miễn phí. Nó dựa trên những câu hỏi mà người khác đã thực hiện khảo sát và bạn sẽ áp dụng các kết quả, thông số nghiên cứu đó cho riêng mình. Vì vậy, nghiên cứu thứ cấp có thể không phục vụ hoàn hảo nhu cầu nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, nó hữu ích nếu bạn có nguồn lực hạn chế để thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình.

10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

Có một số phương pháp nghiên cứu cụ thể mà bạn có thể sử dụng để thu thập dữ liệu thị trường. Bao gồm:

Khảo sát

Với các cuộc khảo sát, các công ty tiếp cận với những người tham gia để họ trả lời các câu hỏi. Họ có thể thực hiện các cuộc khảo sát thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm:

  • Điện thoại: Đại diện công ty thực hiện các cuộc gọi để yêu cầu mọi người trả lời một loạt câu hỏi theo kịch bản.
  • Thư: Công ty gửi các câu hỏi dưới dạng văn bản đến địa chỉ nhận thư của mọi người.
  • Trực tuyến: Công ty liên hệ với những người tham gia qua email hoặc bằng liên kết đến biểu mẫu trực tuyến mà khách hàng có thể điền thông tin vào.
  • Trực tiếp: Công ty nói chuyện với những người họ gặp ở các khu vực có lưu lượng dân cư đông. Khảo sát trực tiếp cho phép người tham gia lấy mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khảo sát có thể là một cách hiệu quả về chi phí để thu thập một lượng lớn dữ liệu để phân tích. Các cuộc khảo sát bằng văn bản cũng có thể mang lại lợi thế là khuyến khích các câu trả lời thẳng thắn vì chúng cho phép người tham gia cảm thấy như thể họ đang bày tỏ ý kiến ​​riêng tư.

Các nhóm tập trung (Focus groups)

Nhóm tập trung là một nhóm người tham gia vào một cuộc thảo luận có kiểm soát. Để tiến hành một nhóm tập trung, các công ty tập hợp các cá nhân đại diện cho nhân khẩu học của người tiêu dùng mục tiêu. Sau đó đặt câu hỏi và ghi lại các câu trả lời. Vì những người tham gia đại diện cho một nhóm người lớn hơn, câu trả lời của họ có thể cung cấp thông tin chi tiết về những gì người tiêu dùng muốn ở một công ty hoặc một sản phẩm. Các nhóm tập trung mang lại lợi thế hơn so với các cuộc khảo sát ở chỗ chúng cho phép tương tác với những người tham gia trong thời gian dài hơn.

Phỏng vấn nhóm thường được áp dụng trong nghiên cứu thị trường
Hnh thức phỏng vấn nhóm thường được áp dụng trong nghiên cứu thị trường

Các công ty thường sử dụng các nhóm tập trung khi họ đang phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mới và muốn đưa ra những câu hỏi khó hỏi hoặc trả lời dưới dạng văn bản. 

Ví dụ, với một sản phẩm mới, công ty có thể yêu cầu những người tham gia bắt đầu bằng cách sử dụng sản phẩm và sau đó đặt câu hỏi cho họ về sản phẩm. Thiết kế các câu hỏi để biết đánh giá và nhận xét, cảm nhận của người tham gia khảo sát về sản phẩm (thiết kế, chất lượng, màu sắc, mùi vị,…). Môi trường phỏng vấn nhóm tập trung cho phép những người tham gia có trải nghiệm trực tiếp với sản phẩm. Đảm bảo rằng họ trả lời chân thực, dựa trên các cảm nhận của họ khi sử dụng sản phẩm.

Phỏng vấn định tính

Một cuộc phỏng vấn định tính kết hợp các yếu tố của nhóm tập trung và khảo sát 1-1. Bạn sẽ gặp gỡ và nói chuyện với một người tham gia tại một thời gian nào đó và ghi lại câu trả lời của họ. Các câu hỏi thường kết thúc mở (đặt câu hỏi mở) và các nhà nghiên cứu khuyến khích người được phỏng vấn đưa ra câu trả lời chuyên sâu.

Những người nghiên cứu có thể đặt các câu hỏi tiếp theo và đôi khi cho phép người được phỏng vấn đặt câu hỏi của riêng họ. Các cuộc phỏng vấn định tính đòi hỏi nhiều thời gian và các nguồn lực khác để thực hiện, nhưng chúng thường tạo ra cái nhìn sâu sắc về các giá trị và ưu tiên của người tiêu dùng.

Lắng nghe ý kiến trên mạng xã hội (Social media listening)

Người dùng mạng xã hội thường đưa ra ý kiến ​​về nhiều chủ đề, bao gồm cả công ty và sản phẩm của họ. Với việc lắng nghe các ý kiến trên mạng xã hội, các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm chủ đề thảo luận và phân tích những gì người tiêu dùng đang nói.

Ví dụ: một công ty có thể tìm kiếm các chủ đề đề cập về sản phẩm hàng đầu của họ và xem ý kiến ​​của những người đã mua sản phẩm đó. Bằng cách này, họ có thể thu thập dữ liệu về các điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực tiềm năng cần cải thiện. Bởi vì các ý kiến này là tự do thể hiện, nên dữ liệu có thể đại diện cho các quan điểm trung thực, chắt lọc. Bạn có thể quan sát và theo dõi các ý kiến thảo luận của khách hàng trên mạng Facebook, Zalo, Instagram hoặc các hội nhóm Facebook, diễn đàn (Forum)

Quan sát

Trong nghiên cứu thị trường, quan sát là phương pháp nghiên cứu cách người tiêu dùng thực sự hành xử khi họ mua sắm. Thông thường, bạn có thể thực hiện bằng cách quay phim người mua hàng trong khi họ đi mua sắm, chẳng hạn như cửa hàng, siêu thị và phân tích thói quen hoặc cách thức mua sắm của họ. Nếu khách hàng không biết về việc bị quan sát, phương pháp này có thể cho thấy bản chất tự nhiên của họ. Ví dụ, quan sát có thể cho các nhà nghiên cứu thấy những yếu tố, kích thích nào trong cửa hàng có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng của người mua. Những sản phẩm nào thu hút nhiều người mua nhất và cách đóng gói hoặc trưng bày ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

quan sát khách hàng khi mua hàng
Quan sát khách hàng khi mua hàng

Thử nghiệm thực địa (Field trials)

Trong một thử nghiệm thực địa, công ty cho phép người dùng sử dụng sản phẩm trong điều kiện bình thường và sau đó thu thập dữ liệu do những người tham gia cung cấp. Ví dụ, một công ty đang phát triển một loại máy nướng bánh mì mới có thể tuyển dụng các cá nhân sử dụng. Những người tham gia sẽ ghi lại thông tin, số lần sử dụng sản phẩm của họ và gửi các đánh giá, nhận xét về sản phẩm. Công ty sẽ phân tích dữ liệu để cải thiện sản phẩm.

Các công ty có thể tự tổ chức nghiên cứu thử nghiệm thực địa bởi bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc nhờ công ty nghiên cứu thị trường thực hiện. Các công ty như nghiên cứu thị trường như AC Nielsen, TNS sẽ thiết kế bảng câu hỏi, nhận sản phẩm mẫu và gửi cho khách hàng mục tiêu sử dụng. Sau đó họ sẽ phân tích dữ liệu, bảng câu hỏi và báo cáo kết quả cho bạn. Tuy nhiên thực hiện nghiên cứu qua các dịch vụ này mức phí sẽ khá cao so với công ty tự tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, công ty bạn cũng có thể đặt một sản phẩm mới trong một cửa hàng để xem người mua hàng phản hồi như thế nào với sản phẩm đó. Mục đích của thử nghiệm có thể là phân tích phản ứng của người mua hàng đối với quảng cáo, để xác định mức độ hấp dẫn của sản phẩm đối với những người mua sắm thông thường. Hoặc cung cấp dịch vụ sử dụng sản phẩm mẫu trước khi thu thập ý kiến.

Phân tích cạnh tranh (Competitive analysis)

Phân tích cạnh tranh là một phương pháp nghiên cứu thị trường thứ cấp, nơi một công ty thu thập và phân tích thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của họ. Nó liên quan đến việc xác định tất cả các đối thủ chính và phụ đối với doanh nghiệp của bạn và xác định sản phẩm cung cấp, chiến lược bán hàng, tiếp thị của họ và nhiều thứ khác nữa. Thông tin này có thể cho bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và vị trí của bạn so với họ. Nó cũng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các mô hình kinh doanh thành công và sở thích của người tiêu dùng. Từ đó cho phép bạn thực hiện các chiến lược có nhiều khả năng thành công hơn.

Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh

Dữ liệu công khai (Public data)

Dữ liệu công khai là một phương pháp nghiên cứu thị trường thứ cấp bao gồm việc tìm kiếm và phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường mà các dữ liệu này có sẵn cho công chúng. Thông thường, nghiên cứu này có sẵn miễn phí trên internet hoặc tại thư viện. Các nguồn cung cấp thông tin này có thể là các trung tâm nghiên cứu, công ty khảo sát thị trường, thăm dò ý kiến ​​hoặc cơ sở dữ liệu của chính phủ. Thông thường, các công ty bổ sung dữ liệu nghiên cứu thị trường của chính họ với dữ liệu công khai để so sánh và đo lường thông tin đó so với các dữ liệu khác.

Mua dữ liệu

Các công ty thiếu thời gian hoặc nguồn lực để thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình có thể mua dữ liệu nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Có một số công ty nghiên cứu thị trường bán dữ liệu và người mua cần trả tiền đăng ký để truy cập vào hệ thống dữ liệu nghiên cứu của họ. Một gói đăng ký hàng năm có thể lên tới 8.000 đô la, cung cấp cho bạn các nghiên cứu thị trường bao gồm các ngành và quốc gia khác nhau. Tùy chọn này có thể hữu ích đối với các công ty vừa hoặc nhỏ không đủ khả năng đầu tư vào nghiên cứu thị trường sơ cấp.

Phân tích dữ liệu bán hàng

Phân tích dữ liệu bán hàng có thể là một phương pháp nghiên cứu thị trường thứ cấp hữu ích được sử dụng cùng với các phương pháp khác, chẳng hạn như phân tích cạnh tranh, để chỉ ra mối quan hệ giữa chiến lược của doanh nghiệp và doanh số bán hàng. Nó cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết về thói quen mua hàng của người tiêu dùng trên thị trường của bạn và giúp bạn phát hiện các xu hướng tiêu dùng.

Xem thêm: 5 Ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

GoSELL giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường đa kênh chuyên nghiệp

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết nghiên cứu thị trường là gì và 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay mà doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng. 

Sau khi thực hiện quá trình nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo là doanh nghiệp phải xâm nhập thị trường, tìm cách mở rộng kinh doanh trên đa kênh để gia tăng cơ hội thành công và mở rộng thị phần của mình. Kinh doanh đa kênh (Omnichannel) là xu hướng kinh doanh hiện đại mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Để có thể quản lý kinh doanh trên nhiều nền tảng hiệu quả, bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nền tảng chuyên nghiệp như GoSELL.

GoSELL là nền tảng quản lý bán hàng đa kênh theo mô hình OAO (online and offline) hàng đầu thị trường hiện nay. Bạn có thể đồng bộ quản lý mọi dữ liệu bán hàng, đơn hàng, tồn kho, thông tin khách hàng trên nhiều kênh về một nền tảng duy nhất. Giúp quá trình quản lý đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.

GoSELL cung cấp đầy đủ các giải pháp hỗ trợ quản lý bán hàng truyền thống lẫn trực tuyến.

Bộ giải pháp bán hàng OAO (online and offline) toàn diện của GoSELL
Bộ giải pháp bán hàng toàn diện của GoSELL
  • GoPOS: Quản lý cửa hàng truyền thống hiện đại và chuyên nghiệp. Kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy POS quét mã vạch cầm tay, đầu đọc thẻ, máy in giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy.
  • GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử chỉ trong 10 phút. Website hỗ trợ hơn 40 tính năng cho quản lý bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
  • GoLEAD: Tạo landing page thu thập thông tin khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • GoSOCIAL: Quản lý bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoCALL: Tổng đài điện thoại VoIP, bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

GoSELL chính là người bạn đồng hành không thể thiếu cho mọi doanh nghiệp trên con đường thành công và phát triển. Nếu bạn quan tâm đến GoSELL hãy liên hệ ngay:

  • Hotline: 02873030800
  • Email: hotro@gosell.vn

Bài viết cùng chuyên mục