Trang chủ » Bài học kinh doanh » Những lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại

Bài học

Những lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại

8 Tháng Mười, 2023

Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dễ thất bại? Làm thế nào để đo lường và khắc phục tình trạng trên? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu 9 nguyên nhân sau đây và rút ra cho mình bài học kinh nghiệm cho chính bản thân nhé.

Tình hình chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo thống kê được công bố vào năm 2021, khoảng 32% các công ty khởi nghiệp kinh doanh thất bại trong vòng hai năm đầu. Hơn một nửa (51,1%) không chống lại được thất bại kinh doanh trong vòng năm năm. Đến năm thứ 10, chỉ có 33,6% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trụ lại. Và con số này tiếp tục giảm đều cho đến năm thứ 15, chỉ còn 25,7%.

Những con số thống kê trên phản ánh một sự thật khá nghiệt ngã. Đặc biệt vào năm 2022, sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đứng trước một thử thách lớn hơn do sự sụt giảm liên quan đến dịch bệnh, gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát.

Tình hình chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tình hình chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặc dù có vô số yếu tố có thể dẫn đến việc kinh doanh thất bại, nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến các công ty vừa và nhỏ ngừng kinh doanh là do họ mắc phải một hoặc nhiều sai lầm phổ biến. Dưới đây là 9 lý do hàng đầu dẫn đến thất bại trong kinh doanh mà bạn nhất định phải biết.

Tham khảo thêm: SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup mà bạn nên biết

Những lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại

Chưa xây dựng kế hoạch phù hợp

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu với ý tưởng mới cho một sản phẩm / dịch vụ nào đó. Về nguyên tắc, có vẻ nó chắc chắn sẽ thu về thành công về mặt thương mại, nhưng cuối cùng lại thất bại do sự thiếu hiểu biết và không có kế hoạch kinh doanh. 

Do đó, tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cần có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, khả thi với những số liệu đo lường hay ước tính rõ ràng. Ngay cả những doanh nghiệp đã có kế hoạch từ trước cũng có thể thất bại nếu kế hoạch của họ không thực tế và chưa dựa trên thông tin chính xác. 

Các thành phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh thường bao gồm:  

  • Sứ mệnh và chiến lược.
  • Tài trợ phát triển.
  • Mục tiêu tài chính.
  • Chiến lược tiếp thị và bán hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm định giá.
  • Tóm tắt thị trường.
  • Kế hoạch nguồn lực.
  • Dự báo tài chính (báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, dự báo dòng tiền, nhu cầu vốn, vốn lưu động).

Hãy nhớ rằng các tổ chức tài chính hay nhà đầu tư luôn yêu cầu một bản kế hoạch kinh doanh nếu bạn đang muốn thu hút thêm nguồn vốn lưu động. Vì thế, đây là một trong những bước không thể bỏ qua nếu bạn phát triển tốt doanh nghiệp của mình.

Những lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại
Những lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại

Thiếu vốn lưu động

Hết lần này đến lần khác, vô số các kế hoạch kinh doanh mà trong đó chủ sở hữu có kỳ vọng không thực tế về doanh thu và việc tạo ra dòng tiền. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm vốn lưu động, là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số nhà quản trị thường tập trung vào chi phí thiết lập, nhưng không tính đến chi phí vận hành hàng ngày.

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng hầu hết các doanh nghiệp thường mất một hoặc hai năm để hoạt động kinh doanh của mình được đưa vào quỹ đạo. Trong khoảng thời gian đó, họ vẫn phải thanh toán các khoản chi phí để duy trì doanh nghiệp, thậm chí thâm hụt ngân sách là điều tất yếu phải xảy ra. Do đó, hãy xác định đúng nhu cầu vốn lưu động của bạn trong 18 – 24 tháng là cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro trong việc huy động vốn.

Xem thêm: Làm thế nào để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả?

Doanh nghiệp cho khách hàng vay nợ quá nhiều

Tất cả các doanh nghiệp vừa thành lập đều phải đối mặt với khó khăn là vừa muốn bán khách hàng mới, vừa muốn được trả tiền. Đạt được một đơn đặt hàng lớn là vô cùng tuyệt vời khi hạch toán vào các báo cáo bán hàng và báo cáo tài chính. Nhưng nếu bạn cung cấp cho họ những điều khoản tín dụng quá hào phóng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn dễ dàng sụp đổ.

Trước khi cam kết bất kỳ điều khoản tín dụng nào với khách hàng mới, hãy xem xét dòng tiền của bạn và dự phòng những trường hợp có thể xảy ra khi khách hàng thanh toán chậm. Nếu kết quả cho ra là dòng tiền âm, bạn cần phải cố gắng thương lượng với khách về  các điều khoản có lợi hơn hoặc một số hình thức thanh toán trả trước. Nếu khách hàng không sẵn sàng đàm phán thì bạn phải suy nghĩ thật kỹ có nên tiếp tục ký kết hợp đồng này hay không. Suy cho cùng, một hợp đồng tốt nhưng mang lại tác động tiêu cực đến dòng tiền thì các doanh nghiệp nên hạn chế thực hiện.

Doanh nghiệp cho khách hàng vay nợ quá nhiều
Doanh nghiệp cho khách hàng vay nợ quá nhiều

Thiếu sự khác biệt

USP (đề xuất bán hàng duy nhất) và UVP (đề xuất giá trị duy nhất) là những thuật ngữ được sử dụng liên tục trong giới kinh doanh nhưng không có nhiều doanh nghiệp thực sự có. Các kế hoạch kinh doanh thường sẽ bao gồm USP / UVP, nhưng khi phân tích chi tiết hơn, chúng thường không đạt được như kỳ vọng.

Hãy nghĩ về sản phẩm / dịch vụ, chất lượng hoặc đặc điểm cụ thể giúp bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố mấu chốt giúp bạn có thể duy trì và tiếp tục phát triển trong thị trường cạnh tranh mãnh liệt như hiện nay. 

Quản lý tài chính kém

Các chủ doanh nghiệp thường sẽ tập trung mọi nỗ lực ban đầu vào việc phát triển và bán sản phẩm / dịch vụ của họ mà sao nhãng đến những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính. Rồi đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra rằng quy trình quản lý của mình đầy lỗ hỏng và buộc phải tuyên bố phá sản.

Nếu bạn không muốn đặt mình vào trường hợp trên thì hãy xây dựng quy trình quản lý tài chính hoàn thiện ngay từ đầu. Có một số giải pháp phần mềm sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vấn đề này cực kỳ hiệu quả, chẳng hạn như GoSELL. Với tính năng Phân tích báo cáo, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định, cụ thể như: 

  • Báo cáo doanh thu đa nền tảng, đa kênh, đa chi nhánh.
  • Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng).
  • Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
  • Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy).
  • Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
  • Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.
Quản lý tài chính kém
Quản lý tài chính kém

Doanh nghiệp phát triển quá nhanh

Nhiều công ty đã thất bại sau khi cố gắng phát triển quá nhanh hoặc ký kết quá nhiều hợp đồng vượt khỏi khả năng cho phép. Trước khi xem xét bất kỳ hình thức mở rộng kinh doanh nào, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch chi tiết với các dự báo tài chính, kế hoạch về nhân lực, tài sản và công nghệ. 

Chậm mà chắc luôn là nguyên tắc vàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy đặt mục tiêu tăng trưởng thực tế và mở rộng khi nhu cầu của doanh nghiệp thật sự tăng, chứ không phải dựa vào ý muốn chủ quan của các nhà lãnh đạo.

Khả năng quản lý và lãnh đạo kém

Một số nhà quản trị có thể đề xuất những ý tưởng tuyệt vời trong kinh doanh. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ có năng lực quản lý hay lãnh đạo tốt. Quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến việc bộ máy nhân sự thiếu tập trung vào công việc, giảm năng suất hoạt động, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống vận hành của doanh nghiệp.

Nếu không phải là một nhà lãnh đạo bẩm sinh, bạn có thể tham khảo nhiều cuốn sách về lãnh đạo hoặc tìm kiếm các dịch vụ cố vấn. Thừa nhận những khuyết điểm của bạn ngay từ đầu và đưa ra kế hoạch để khắc phục chúng, sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công trong kinh doanh.

Thuê ngoài không đúng cách

Một số nhà quản lý thường xác định từ rất sớm rằng có một số vị trí hay bộ phận nhất định cần phải thuê ngoài trong quá trình kinh doanh. Để giải quyết tốt vấn đề này, hãy tham khảo một số ý tưởng sau:

  • Xác định các lĩnh vực cốt lõi cần được thuê ngoài và đánh giá mức độ hiệu quả.
  • Xây dựng bảng chi phí thuê ngoài cho từng hạng mục cần thiết.
  • Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng dưới sự hỗ trợ của chuyên viên pháp lý hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
  • Duy trì theo dõi các biện pháp kiểm soát rủi ro khi đang trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Bạn có thể phát triển sản phẩm tốt nhất trên thế giới nhưng nếu mọi người không biết bạn là ai hoặc tìm bạn ở đâu, thì cơ hội kinh doanh của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Việc tiếp thị chưa bao giờ dễ dàng nếu bạn không nghiên cứu và xây dựng các chiến lược cụ thể.

Tiếp thị không hiệu quả

Với sự ra đời của tiếp thị trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội và website bán hàng TMĐT, quá trình truyền tải thông điệp và giới thiệu các sản phẩm / dịch vụ của bạn đến khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả thông qua hàng loạt những tính năng mà GoSELL cung cấp như: 

  • Quản lý khách hàng: Giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, dễ dàng quản lý và phân nhóm khách hàng, hỗ trợ tiếp thị đúng mục tiêu. 
  • SEO: Trợ lý đắc lực hỗ trợ đưa website lên top tìm kiếm, giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm / dịch vụ của bạn nhanh chóng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Email marketing: Cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ của bạn.
  • Blog: Truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin về sản phẩm / dịch vụ của bạn đến khách hàng truy cập nhằm chuyển họ thành khách hàng tiềm năng hiệu quả.
  • Tạo trang landing page: thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, hỗ trợ quá trình marketing / remarketing cho doanh nghiệp.
Tiếp thị không hiệu quả
Tiếp thị không hiệu quả

Ngoài ra, GoSELL còn có hàng loạt những tính năng tiện ích khác hỗ trợ bán hàng và marketing như Tạo mã giảm giá, Tạo giá bán sỉ, Quản lý đơn hàng, Quản lý sản phẩm, Quản lý nhà cung cấp,…

Kết luận

GoSELL vừa cung cấp đến bạn 9 lý do khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại. Hy vọng chúng sẽ giúp ích bạn trên hành trình khởi nghiệp kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển thì cũng phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, đừng bao giờ nản lòng mà hãy xem đó là những kinh nghiệm quý báu dẫn bạn đến thành công nhé!

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục