Trang chủ » Bài học kinh doanh » Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

Bài học

Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

3 Tháng Mười, 2023

Bên cạnh các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận thì chi phí sản xuất cũng là yếu tố mà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong quá trình kinh doanh. Bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá thành sản phẩm để mang đến cho người tiêu dùng. Vậy chi phí sản xuất là gì và đâu là những yếu tố tác động đến chi phí sản phẩm khi kinh doanh? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Những yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh doanh

Chi phí sản xuất là gì?

Trong quá trình kinh doanh, chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp cần bỏ ra để sản xuất một sản phẩm hoặc tạo ra một dịch vụ. Với chi phí sản xuất có thể bao gồm những yếu tố cơ bản như chi phí nhân công, nguyên vật liệu thô hoặc vật tư tiêu hao. Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng và quyết định giá thành sản phẩm khi mang đến tay người tiêu dùng.

Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là gì?

Trong kinh tế học, chi phí sản xuất được định nghĩa là những chi phí bỏ ra để doanh nghiệp có thể nhận được các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai và vốn cần thiết trong quá trình sản xuất một sản phẩm. Do bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, doanh nghiệp cần dành sự quan tâm và đưa ra chiến lược phù hợp để tối ưu chi phí này.

Xem thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất

Các loại chi phí sản xuất

Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh, chi phí sản xuất được chia thành những loại sau đây:

Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí

Cách phân loại này dựa vào nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại, bao gồm:

  • Chi phí nhân công
  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Chi phí khác bằng tiền

Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí

Cách phân loại này sẽ căn cứ vào công dụng mục đích của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng như sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về vật liệu phụ, nguyên vật liệu chính, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ lao vụ.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm phụ cấp lương, tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ…
  • Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

Cách phân loại này giúp thuận lợi trong việc xác định điểm hòa vốn, kiểm tra chi phí, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm các loại như sau:

  • Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi tổng số so với lượng công việc hoàn thành trong phạm vi nhất định.
  • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi về tỷ lệ, tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành.

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này giúp thuận lợi trong việc phân bổ chi phí hợp lý và xác định phương pháp tập hợp chi phí hợp lý, bao gồm:

  • Chi phí gián tiếp là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
  • Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Không phải ngẫu nhiên mà chi phí sản xuất đóng 1 vai trò quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Theo đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Đây chính là cơ sở để quyết định chiến lược giá của sản phẩm trên thị trường là bao nhiêu. 

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí sản xuất nhưng vẫn mang lại chất lượng sản phẩm tốt, từ đó đưa ra giá bán hợp lý có thể tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng của mình. Khi đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm hơn, mang lại doanh thu và lợi nhuận vượt trội. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

Vì là một yếu tố quan trọng tác động đến giá thành của sản phẩm, dịch vụ nên doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các nhân tố tác động, tạo nên chi phí sản xuất ngay sau đây.

Chi phí tiền lương

Tiền lương mà doanh nghiệp chi trả cho nhân viên không thể cố định từ đầu đến cuối, bạn cần có chế độ tăng lương theo năng suất lao động để thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Bên đó khi doanh nghiệp phát triển, quy mô lao động cũng mở rộng hơn, từ đó chi phí tiền lương cũng tăng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

Năng suất lao động

Năng suất lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Việc doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều máy móc, công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất lao động, chi phí sẽ giảm vì sử dụng ít lao động thủ công hơn.

Nguyên liệu thô

Nguyên liệu thô là nguyên liệu doanh nghiệp nhập về và dùng để sản xuất ra thành phẩm. Do đó, giá nguyên liệu thô tỷ lệ thuận với chi phí sản xuất, khi giá nguyên liệu tăng dẫn tới chi phí tăng và giá thành sản phẩm cao hơn. Ngược lại khi giá nguyên liệu giảm thì chi phí giảm, doanh nghiệp nhận được lợi nhuận cao hơn.

Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về kho, chi phí vận chuyển máy móc,… cũng được tính vào chi phí sản xuất, do đó khi quá trình vận chuyển xa đồng nghĩa chi phí vận chuyển cao và chi phí cũng cao. Đặc biệt đối với một số sản phẩm đặc biệt, yêu cầu về cách bảo quản cao hơn cũng góp phần làm cho tổng chi phí sản xuất tăng cao.

Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển

Xem thêm: Cập nhật phí ship COD của các đơn vị vận chuyển mới nhất

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ. Khi tỷ giá tăng sẽ có lợi cho nhập khẩu nguyên liệu khi đó chi phí sản xuất thấp hơn.

Thuế

Trong trường hợp thuế đánh vào người lao động tăng thì chi phí sản xuất sẽ tăng vì doanh nghiệp khi sử dụng lao động sẽ chi trả thuế cho họ dựa trên mức thu nhập họ nhận được.

Rào cản tài chính và thuế quan

Thủ tục giấy tờ và kê khai thuế quan phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ đội chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên cao.

Từ việc xác định chi phí sản xuất cụ thể của một sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa giá thành phù hợp để mang đến tay người tiêu dùng. Lúc này việc mà doanh nghiệp cần làm chính là theo dõi quá trình kinh doanh, đánh giá mức lợi nhuận thông qua các báo cáo phân tích doanh thu.

Với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, việc thực hiện các phân tích báo cáo càng trở nên dễ dàng hơn với tính năng hiệu quả mà hệ thống đang cung cấp. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Phân tích báo cáo doanh thu cùng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

GoSELL là một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam. Không chỉ tối ưu quy trình bán hàng tại cửa hàng trực tiếp, phần mềm GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA). Đặc biệt, GoSELL cho phép doanh nghiệp đồng bộ quản lý kho hàng, sản phẩm, đơn hàng, khách hàng,… trên cùng một hệ thống duy nhất.

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Một số giải pháp mà GoSELL đang cung cấp cho doanh nghiệp 

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Với rất nhiều giải pháp hiện đại được cập nhật liên tục, GoSELL có thể hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh một cách hiệu quả. Trong đó, tính năng tạo các phân tích, báo cáo chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá quy trình kinh doanh một cách toàn diện. Từ đó có thể đưa ra các quyết định, hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Tạo phân tích báo cáo doanh thu chi tiết và hiệu quả trên hệ thống của GoSELL

Để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả kinh doanh trong bất kỳ một giai đoạn nào, thực hiện các phân tích báo cáo kinh doanh là điều không thể bỏ qua. Hiểu được nhu cầu đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho các doanh nghiệp tính năng thực hiện các bản báo cáo doanh thu vô cùng chi tiết. Doanh nghiệp từ đó có thể theo dõi, đánh giá chiến lược kinh doanh, đưa ra những hướng đi phù hợp nhất.

Cụ thể, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu đang kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh. Chủ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA) hay theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội). Hơn nữa, bạn cũng có thể nắm rõ chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo đơn hàng. 

Phân tích báo cáo doanh thu với GoSELL
Phân tích báo cáo doanh thu với GoSELL

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, GoSELL sẽ cho phép phân tích doanh thu dịch vụ đặt chỗ. Chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh. Hệ thống của GoSELL cũng cho phép xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).

Kết luận

Có cái nhìn tổng quát về hiệu quả của các hoạt động kinh doanh sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai các chiến lược marketing, bán hàng phù hợp. Để biết thêm về những tính năng khác mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp, doanh nghiệp có thể tìm hiểu ngay.

Bài viết cùng chuyên mục