Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Mô hình kinh doanh O2O và những thử thách cho doanh nghiệp

Kiến thức

Mô hình kinh doanh O2O và những thử thách cho doanh nghiệp

7 Tháng Sáu, 2022

Công nghệ phát triển đem đến nhiều tiện ích hơn cho doanh nghiệp và khách hàng. Xu hướng thương mại điện tử nổi lên gần như đã tạo được cơn sốt mới, thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người. Song song với đó và cánh cửa lớn của mô hình O2O đối với nhiều doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh O2O và những thử thách cho doanh nghiệp

O2O là gì?

O2O được viết tắt từ chữ Online to Offline, là mô hình kinh doanh dịch chuyển từ offline (cửa hàng thực tế hay cửa hàng vật lý) đến online (cửa hàng trực tuyến, shop online, cửa hàng trên mạng).

Trong đó, doanh nghiệp sẽ kinh doanh bằng cách tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các kênh trực tuyến. Giúp khách hàng biết về thương hiệu, sản phẩm và thôi thúc họ mua hàng online hoặc offline.

O2O là gì?
O2O được viết tắt từ chữ Online to Offline

Với những ích lợi mà mô hình này mang đến, nó đang ngày càng được nhân rộng. Khi kinh doanh theo mô hình O2O, doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài nguyên online như mạng xã hội, website… tìm và thu thập các thông tin khách hàng như tên, số điện thoại, email, nhu cầu, sở thích… Qua đó họ có chiến lược thích hợp để tiếp cận và khuyến khích khách mua hàng.

Khách hàng sau khi xác định được sản phẩm cần mua, họ có thể tìm đến cửa hàng vật lý hoặc cửa hàng trên mạng và mua hàng. Không còn hạn chế vị thời gian hay khoảng cách, nếu không thuận tiện ra cửa hàng thì khách vẫn có thể mua online. Nhờ thế đơn hàng dễ dàng tăng lên và doanh thu cũng theo đó tăng nhanh.

Những thử thách khi chuyển đổi mô hình O2O

Mặc dù đem đến nhiều lợi ích, nhưng bất kỳ chuyển đổi nào cũng sẽ tiềm tàng không ít thử thách hay rủi ro. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ để vượt qua thử thách và tận dụng được lợi thế của chúng.

Những thử thách khi chuyển đổi mô hình O2O
Khi chuyển đổi mô hình O2O sẽ gặp phải rất nhiều thử thách

Xây dựng nền tảng online vững chắc

Khi chuyển đổi từ offline sang online, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng nền tảng online cho doanh nghiệp. Nếu ở kênh offline, bạn có chuỗi cửa hàng quy mô tốt, vị trí đắc địa, từ sản xuất đến kho bãi lưu trữ, vận hành việc bán hàng… mọi thứ đã ổn định. Thì kênh online cũng đòi hỏi những điều kiện tương tự.

Đối với kênh online, bạn cũng sẽ phải chuẩn bị các cửa hàng online, hệ thống giao hàng, các kênh thanh toán… Và do tất cả những điều này đều được xây dựng trên mạng, bạn cũng cần một đội ngũ kỹ thuật bảo đảm mọi thứ sẽ vận hành tốt.

Xây dựng nền tảng online vững chắc
Nền tảng online vững chắc sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Nếu trước đây bạn chỉ bán hàng offline, thì khi bắt tay vào kinh doanh online, đây là danh sách bạn cần chuẩn bị:

  • Shop online: Shop trên các sàn thương mại điện tử, website bán hàng, app bán hàng.
  • Phương thức thanh toán: Liên kết với đa dạng kênh thanh toán để tạo sự thuận tiện cho khách và tăng khả năng chốt đơn. Một số phương thức nổi bật cần có như: Thẻ ATM, Visa, MasterCard, thẻ tín dụng, ví điện tử…
  • Phương thức vận chuyển: Liên kết với các đơn vị giao hàng uy tín, hoặc doanh nghiệp tự xây dựng bộ phận vận chuyển riêng cho mình.
  • Website doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh offline thậm chí không cần website. Tuy nhiên khi chuyển sang online, website sẽ là kênh thông tin chính thức của doanh nghiệp.

Xem thêm: Các kênh bán hàng online hiệu quả nhất

Cập nhật các xu hướng marketing thường xuyên 

Khi thay đổi kênh bán hàng, các xu hướng marketing cũng sẽ thay đổi theo. Và nếu như những cách thức quảng cáo offline thường có ít mô hình, chuẩn mực và ít khi biến đổi, marketing online lại được thay đổi nhanh chóng.

Cập nhật các xu hướng marketing thường xuyên 
Cần liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất để marketing hiệu quả

Nhiều phương thức, quy chuẩn, xu hướng marketing online đã ra đời và rồi bị thay thế. Tận dụng công nghệ, các thuật toán, trí thông minh nhân tạo AI, chúng ta đang ngày càng làm tốt hơn việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình. Thông qua đó tiếp cận họ khéo léo hơn và thu hút họ mua sản phẩm của mình nhiều hơn.

Omni-channel là thực tế mới của chiến lược O2O 

Khi áp dụng mô hình kinh doanh O2O, doanh nghiệp nên sẵn sàng để vận hành tốt nhiều kênh bán hàng cùng lúc, đấy chính là kinh doanh đa kênh – Omni-channel.

Omnichannel là thực tế mới của chiến lược O2O 
Omnichannel thúc đẩy kinh doanh hiệu quả

Nhìn chung O2O không hẳn là dịch chuyển hoàn toàn từ offline sang online, mà đa số sẽ chọn cách duy trì và vận hành song song cả hai mô hình O2O và OAO. Vì thế, việc quản lý và vận hành nhiều kênh bán hàng cùng lúc là điều không thể tránh khỏi.

Doanh nghiệp cần tận dụng sự trợ giúp của các phần mềm quản lý bán hàng, đặc biệt là các nền tảng bán hàng đa kênh, để bảo đảm kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh mà không xảy ra sai sót.

Các vấn đề kể trên tuy có khó khăn nhưng cũng không phải là điều không thể chinh phục. GoSELL hy vọng rằng sau khi vượt qua những chông gai đó, các doanh nghiệp sẽ nếm được trái ngọt mà O2O mang lại.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa OAO và O2O. Đâu là giải pháp kinh doanh hiệu quả

Bài viết cùng chuyên mục