Trang chủ » Bài học kinh doanh » OAO là gì? Tại sao nói OAO là xu hướng kinh doanh hiện nay?

Bài học

OAO là gì? Tại sao nói OAO là xu hướng kinh doanh hiện nay?

2 Tháng Bảy, 2022

Khi “người người, nhà nhà” kinh doanh đang hì hục với mô hình O2O thì bỗng nổi lên một xu hướng mới mang tên OAO. Nó đặt ra sự hoài nghi, liệu rằng OAO là gì và mô hình nào mới là phù hợp nhất cho hướng đi của doanh nghiệp?

Hãy cùng tìm hiểu xem OAO là gì và tại sao nó đang là xu hướng kinh doanh hiện nay

OAO là gì?

Nhắc đến xu hướng kinh doanh hiện nay nhiều người sẽ nghĩ ngay đến xu hướng O2O (Online to Offline). Đây là mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đến cửa hàng thực tế và ngược lại.

Mô hình kinh doanh OAO (Online And Offline)
Mô hình kinh doanh OAO (Online And Offline)

Việc chuyển đổi như vậy phần nào thích ứng trong bối cảnh chuyển đổi số. Thế nhưng vấn đề được đặt ra là: liệu có thể chuyển đổi hoàn toàn từ cửa hàng truyền thống sang trực tuyến. Nhất là trong khi vẫn có một bộ phận rất lớn người tiêu dùng vẫn có thói quen mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Thực tế cho thấy các cửa hàng vật lý vẫn mang lại nguồn thu rất lớn cho doanh nghiệp.

Chính vấn đề kể trên đã đặt ra một mô hình được coi là thích hợp hơn: OAO. Vậy, OAO là gì? OAO là viết tắt của Online and Offline, chỉ mô hình kinh doanh kết hợp cả ngoại tuyến và trực tuyến. Nói cách khác, đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cả cửa hàng vật lý và cửa hàng trực tuyến.

Mô hình Online và Offline kết hợp này còn được gọi với các tên khác là mô hình “Click-and-mortar”. Một công ty OAO sẽ đồng thời mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích, từ việc giao dịch trực tuyến nhanh gọn cho đến các dịch vụ truyền thống trực tiếp. Do vậy, về khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn so với mô hình kinh doanh riêng lẻ, chỉ có cửa hàng truyền thống hoặc cửa hàng trực tuyến.

Xem thêm: Các mặt hàng kinh doanh online ít vốn bạn nên thử

Tại sao OAO lại trở thành xu hướng kinh doanh?

Như đã nói ở trên, việc chuyển đổi kinh doanh lên thương mại điện tử (trực tuyến) là điều cần thiết. Tuy nhiên, hình thức offline vẫn còn đó giá trị của mình, mang lại doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp.

Dựa vào các số liệu được dự đoán, tính đến năm 2022, thị phần của ngành bán lẻ online và offline sẽ ngang bằng nhau. Điều này cho chúng ta thấy được hai điều rằng. Một là, sự phát triển vượt bậc của kinh doanh online trong những năm gần đây. Hai là, không điều gì có thể thay thế hình thức kinh doanh truyền thống.

Bởi vậy, xu hướng click-and-mortar (hay Online and Offline) sẽ trở thành mô hình kinh doanh thích hợp nhất đối với các doanh nghiệp. Thay vì cố gắng chuyển đổi O2O, doanh nghiệp sẽ đồng thời phát triển cả hai nền tảng này, tạo ra doanh thu kép.

Các thương hiệu đã thành công với mô hình OAO

OAO có thể còn lạ lẫm đối với một số người, nhưng trên thực tế đã có những thương hiệu tiên thực hiện nó. Có thể kể đến thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm Bonnie & Clyde tại Trung Quốc. Nhà bán lẻ này đã tận dụng các cửa hàng offline để giới thiệu các sản phẩm nước ngoài như Suqqu (Nhật Bản), Chantecaille (Pháp). Sau đó, khách hàng sẽ quét mã QR để đặt hàng thông qua ứng dụng WeChat.

OAO là gì 2
OAO là gì và tại sao nó lại trở thành xu hướng kinh doanh hiện đại

Ngoài Bonnie & Clyde, thương hiệu Farfetch (công ty bán lẻ thời trang cao cấp) cũng triển khai mô hình OAO với các khu vực trưng bày những mã QR để khách hàng quét mã, lướt xem các thông tin về sản phẩm và mua hàng thông qua website trực tuyến.

Hoặc ngay cả với Amazon, một gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử trực tuyến cũng đã mở cho mình một cửa hàng bán lẻ vật lý đầu tiên trên thị trường tại New York (Mỹ).

Ưu điểm của mô hình OAO

Đầu tiên, với mô hình OAO, các nhà bán lẻ sẽ có cả cửa hàng trực tiếp và shop online của mình. Khách hàng có thể xem sản phẩm khi ở trong cửa hàng. Trong trường hợp khách hàng không muốn đợi sản phẩm vận chuyển đến địa chỉ nơi ở của mình, họ có thể qua tận nơi để lấy hàng. Ngoài ra, phương thức đặt hàng trực tuyến và chọn địa chỉ giao là tại cửa hàng vật lý của doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển.

Mô hình kinh doanh OAO mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh OAO mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Việc kết hợp cả Online và Offline là một chiến lược bán hàng đa kênh toàn diện, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm nâng cao với nhiều lựa chọn linh hoạt hơn, thuận tiện hơn và cũng nhiều dịch vụ hơn. Tùy vào từng đối tượng mà họ có thể chọn mua trực tuyến hoặc đến trực tiếp tại cửa hàng.

Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng có vai trò như một phòng trưng bày. Khách hàng có thể dùng thử sản phẩm hoặc cần ướm thử quần áo, giày dép tại đây trước khi quyết định mua trực tuyến.

Thực tế cho thấy, có không ít khách hàng cảm thấy không an tâm về việc việc mua sản phẩm của các doanh nghiệp chỉ có bán hàng trực tuyến. Những trường hợp dở khóc dở cười về “sản phẩm mạng” và “thực tế” khiến khách hàng có tâm lý dè chừng. Vì vậy, khi doanh nghiệp có sự hiện diện cả Online lẫn Offline sẽ khiến người tiêu dùng an tâm hơn.

Kết luận

Trên đây, GoSELL vừa giúp bạn giải đáp và làm rõ thuật ngữ OAO là gì. Đây sẽ là xu hướng kinh doanh phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Việc kết hợp cả bán hàng trực tuyến lẫn cửa hàng truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Bài viết cùng chuyên mục