Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Phân tích ý nghĩa và các yếu tố môi trường Marketing trong kinh doanh

Kiến thức

Phân tích ý nghĩa và các yếu tố môi trường Marketing trong kinh doanh

12 Tháng Năm, 2023

Hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều ít nhiều bị tác động bởi các yếu tố bên trong, bên ngoài hoặc phụ thuộc vào một môi trường nào đó. Các yếu tố này luôn mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức khác nhau. Sự kết hợp giữa yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong này sẽ được gọi chung là môi trường marketing. Vậy môi trường marketing là gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa các yếu tố môi trường marketing trong bài viết dưới đây.

Môi trường Marketing là gì?

Môi trường marketing được hiểu như là tập hợp các yếu tố bên ngoài (chính trị, xã hội, pháp lý, kinh tế, công nghệ…) và các yếu tố bên trong (nhân viên, cổ đông, nhà bán lẻ, phân phối, khách hàng…) xung quanh các hoạt động kinh doanh và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp.

Các yếu tố này luôn vận động và biến đổi liên tục trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường marketing cũng góp phần tạo nên những điều kiện kinh doanh mới để doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và phát triển các hoạt động tiếp thị của mình.

Môi trường Marketing là gì?
Môi trường Marketing là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho người mới

Ý nghĩa của môi trường marketing

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, môi trường marketing có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh. Các yếu tố môi trường giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động tiếp thị của mình. Bên cạnh đó, môi trường marketing cũng hỗ trợ:

Ý nghĩa của môi trường marketing
Ý nghĩa của môi trường marketing
  • Giúp doanh nghiệp nhận dạng được những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ để tiến hành thay đổi, cải tiến các chiến dịch marketing lẫn kinh doanh.
  • Doanh nghiệp có thể nhận dạng được các xu thế của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô cũng như những tác động của các xu thế này đối với hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
  • Với môi trường tiếp thị, doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng được các mục tiêu, xây dựng kế hoạch và các chiến lược thực thi và hiệu quả hơn.

Các yếu tố trong phân tích môi trường marketing

Môi trường Marketing được tạo nên từ các môi trường tiếp thị bên trong và môi trường tiếp thị bên trong của doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát các môi trường tiếp thị bên trong thì việc kiểm soát môi trường bên ngoài là một yêu cầu tương đối khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Phân tích môi trường Marketing bên trong

Môi trường tiếp thị bên trong của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố nội bộ, lực lượng bên trong một tổ chức, doanh nghiệp bao gồm con người, nguyên vật liệu, tài chính, máy móc, hàng hoá… có ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Môi trường tiếp thị bên trong hoàn toàn có thể được kiểm soát một cách chặt chẽ và có thể dễ dàng thay đổi ngay khi môi trường tiếp thị bên ngoài thay đổi. Có vai trò quan trọng không kém môi trường bên ngoài, môi trường marketing bên trong được xem như một phần của tổ chức và có tác động trực tiếp đến các chiến dịch tiếp thị và mối quan hệ của nó đối với khách hàng của doanh nghiệp.

Phân tích môi trường Marketing vi mô

Môi trường tiếp thị vi mô thuộc môi trường bên ngoài và bao gồm tất cả các yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. 

Phân tích môi trường Marketing vi mô
Phân tích môi trường Marketing vi mô
  • Khách hàng: Việc đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp đều hướng sự tập trung chủ yếu vào khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ và cung cấp những giải pháp, sản phẩm chất lượng nhất.
  • Nhà cung cấp: Đó là các nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc là các sản phẩm hoàn thiện mà doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường. Điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần thực hiện đó là xác định được các nhà cung cấp uy tín với chất lượng tốt nhất trên thị trường.
  • Nhà phân phối: Các đại lý, nhà phân phối giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của các hoạt động tiếp thị. Việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ tạo ra gợi ý về nhu cầu của họ cho doanh nghiệp.
  • Đối thủ: Việc nắm bắt, theo dõi sát các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng thịnh hành hiện nay để thiết kế chiến lược tiếp thị. 
  • Công chúng: Doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm xã hội nhất định tại xã hội mà doanh nghiệp đang hoạt động tiếp thị. Vì vậy, các chiến lược tiếp thị cần được thiết kế để tăng phúc lợi xã hội cho công chúng.

Phân tích môi trường Marketing vĩ mô

Môi trường tiếp thị vĩ mô sẽ bao gồm tất cả các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được. Doanh nghiệp cần dựa theo các yếu tố này để điều chỉnh các hoạt động tiếp thị, kinh doanh sao cho phù hợp, bao gồm:

  • Nhân khẩu học: Môi trường nhân khẩu được thiết lập bởi người xây dựng nên thị trường. Nó được xem như một đặc trưng để thực hiện điều tra thực tế và phân biệt dân số theo mật độ, quy mô, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, chủng tộc…
  • Kinh tế: Các doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế xác định và chịu ảnh hưởng bởi các giai đoạn mà nó phải trải qua. Trong trường hợp kinh tế suy thoái, các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp cần được điều chỉnh với các đặc điểm khác với thời điểm thị trường ổn định.
  • Khoa học, công nghệ: Kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiến bộ, các doanh nghiệp phải nhanh chóng bắt kịp để đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ hiệu quả còn là cách để doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trực tiếp của mình.
  • Chính trị, pháp luật: Doanh nghiệp cần tuân thủ những thay đổi trên thị trường về thương mại, quy tắc thông lệ, thuế, quy định thị trường… để tránh bị xử phạt trong hoạt động kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Thách thức dành cho doanh nghiệp trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Ứng dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ marketing

Các công cụ marketing hiệu quả được các doanh nghiệp ưu tiếp áp dụng trong các chiến dịch tiếp thị của mình. Có thể kể đến như việc sử dụng email marketing, thông báo để trên ứng dụng mua hàng, tạo mã giảm giá hay các chiến dịch Flash sale. Cùng tìm hiểu các chi tiết về các tính năng trên được cung cấp trên hệ thống của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL ngay sau đây.

Tính năng hỗ trợ marketing có trên phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

GoSELL là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam. Phần mềm GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp all-in-one giúp đồng bộ quản lý quy trình bán hàng đa kênh trên cùng một hệ thống duy nhất.

Bên cạnh các tính năng quản lý bán hàng của mình, phần mềm GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp các tính năng hỗ trợ marketing vô cùng hiệu quả. Theo đó, một số tính năng được doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng cho các chiến dịch tiếp thị của mình có thể kể đến như gửi email marketing, thông báo đẩy, tạo mã giảm giá hay các chiến dịch flash sale.

Gửi Email Marketing

Gửi Email Marketing
Gửi Email Marketing

Tính năng Email Marketing được cung cấp bởi GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu mà mình muốn tiếp cận. Doanh nghiệp có thể gửi các email marketing để nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ đồng thời cải thiện các chiến dịch tiếp thị nhằm đẩy mạnh doanh thu hiệu quả.

Doanh nghiệp có thể sử dụng miễn phí kho giao diện email trên hệ thống của GoSELL để tạo các nội dung chuyên nghiệp gửi đến khách hàng chỉ trong vài phút. Các chiến dịch email với nhiều hình thức khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được các mục đích hiệu quả trong từng chiến dịch tiếp thị. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm đối tượng khách hàng (theo hành vi mua sắm, theo đơn hàng hoặc sản phẩm đã mua…) để đạt được hiệu quả tối ưu.

Tạo thông báo đẩy

Thông báo đẩy là một trong những công cụ marketing tuyệt vời khi cho phép doanh nghiệp gửi các thông điệp cụ thể đến khách hàng thông qua ứng dụng trên điện thoại. Ở đó, GoSELL còn mang đến giải pháp GoAPP giúp doanh nghiệp thiết kế ứng dụng chuyên nghiệp làm cơ sở để sử dụng tính năng thông báo đẩy tiếp cận khách hàng.

Trên hệ thống của GoSELL, doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch thông báo đẩy với nhiều mục đích khác nhau. GoSELL còn cho phép doanh nghiệp lên lịch gửi các thông báo đẩy đến thiết bị di động của khách hàng trong từng khoảng thời gian cụ thể. Với sự hỗ trợ của tính năng này, bạn có thể dễ tiếp cận với khách hàng, giữ chân khách hàng cũ, nâng cao nhận diện thương hiệu, đồng thời gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.

Tạo mã giảm giá

Để thu hút khách hàng qua lại, kích thích nhu cầu mua sắm, không gì phù hợp hơn sử dụng các chiến dịch giảm giá sản phẩm. Hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo các mã giảm giá sản phẩm áp dụng ở tất cả các kênh bán hàng, cả website lẫn app bán hàng TMĐT. Doanh nghiệp có thể tạo mã giảm giá với nhiều hình thức khác nhau như giảm giá theo % giá trị sản phẩm, giảm giá số tiền cố định hay miễn phí vận chuyển.

Tạo mã giảm giá
Tạo mã giảm giá

Mỗi mã giảm giá được tạo trên hệ thống của GoSELL sẽ được áp dụng với từng điều kiện cụ thể, do người bán tự động thiết lập trên hệ thống. Doanh nghiệp có thể thiết lập mã giảm giá áp dụng cho tất cả các khách hàng hay từng nhóm khách hàng cố định. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút từng nhóm khách hàng với từng đặc điểm mua hàng khác nhau.

Tạo các chiến dịch Flash Sale

Một công cụ hỗ trợ marketing hiệu quả khác được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay chính là tạo các chiến dịch Flash Sale. Doanh nghiệp có thể tạo không giới hạn chiến dịch Flash Sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng muốn bán. Các chiến dịch Flash Sale hiệu quả sẽ giúp tạo thói quen mua sắm, săn deal sản phẩm, mang lại trải nghiệm mua sắm mới mẻ và thu hút cho khách hàng.

Kết luận

Có thể nói việc tạo các chiến dịch marketing hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng hành kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng các tính năng mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cung cấp sẽ là cách giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tiếp thị mà mình đặt ra.

Bài viết cùng chuyên mục