Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Pipeline là gì? Cách vận dụng pipeline trong quy trình bán hàng

Kiến thức

Pipeline là gì? Cách vận dụng pipeline trong quy trình bán hàng

31 Tháng Một, 2024

Việc nắm được Pipeline là gì trong kinh doanh là gì giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhanh chóng. Vậy Pipeline trong kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Pipeline là gì? Cách vận dụng pipeline trong quy trình bán hàng

Pipeline trong kinh doanh là gì?

Pipeline trong kinh doanh hay còn được gọi là đường ống bán hàng được hiểu như là quy trình gồm các bước cụ thể mà nhân viên bán hàng cần thực hiện nhằm mục đích chuyển nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng (lead) trở thành khách hàng của doanh nghiệp (customer). Khi áp dụng Pipeline trong kinh doanh, bạn dễ dàng nhìn nhận được vị trí của khách hàng tiềm năng ở đâu trong quá trình chuyển đổi. Từ đó, bạn có thể đưa ra chiến lược phù hợp để chuyển đổi khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. 

Với tính cụ thể và những lợi ích của mình, Pipeline được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và áp dụng trong quá trình kinh doanh. Đường ống bán hàng mang lại lợi ích đối với từng đối tượng cụ thể như: nhân viên kinh doanh, đối với cấp quản lý và đối với cả doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Đối với nhân viên

Pipeline trong kinh doanh là một chuỗi các hành động mà nhân viên bán hàng cần thực hiện để chuyển đổi khách hàng. Vì thế, nó sẽ tạo ra một quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho mọi nhân viên áp dụng theo. Trong quá trình áp dụng Pipeline trong kinh doanh, nhân viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm để phân loại được các nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Nhờ đó, việc đưa ra kế hoạch tiếp cận, tư vấn và chăm sóc khách hàng sẽ trở nên dễ dàng và phù hợp hơn.

Pipeline là gì
Khái niệm pipeline là gì

Hơn nữa, Pipeline trong kinh doanh giúp cũng cho phép bạn phát hiện và nắm bắt được các cơ hội từ khách hàng để đưa ra các chương trình chính sách ưu đãi đúng thời điểm. Nhìn chung, đây là một quy trình mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân viên lẫn toàn bộ doanh nghiệp.

Đối với cấp quản lý

Không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên bán hàng, Pipeline còn giúp ích rất nhiều đối với cấp quản lý. Quy trình Pipeline cung cấp các bước để chuyển đổi khách hàng rõ ràng, tạo điều kiện cho cấp quản lý dễ dàng giám sát, đánh giá hoạt động của nhân viên bán hàng.

Pipeline trong kinh doanh cũng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch, bán hàng, chiến lược marketing nhanh chóng, hiệu quả. Không chỉ cho phép cấp quản lý phát hiện được những vướng mắc, bất cập trong quy trình bán hàng để kịp thời khắc phục, Pipeline trong kinh doanh là công cụ để cấp quản lý đánh giá được hiệu quả bán hàng của nhân viên kinh doanh nói riêng và chất lượng bán hàng của cả doanh nghiệp nói chung.

Đối với tổ chức

Đối với các tổ chức, quy trình Pipeline giúp tạo nên quy trình bán hàng chuẩn, thống nhất của doanh nghiệp. Thêm vào đó, đây là cơ sở để doanh nghiệp thúc đẩy sự gia tăng doanh thu và khách hàng tiềm năng, khách hàng của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên cũng có thể nâng cao năng lực của mình.

Các giai đoạn của quy trình Pipeline là gì?

Sau khi tìm hiểu pipeline là gì, tiếp theo hãy cùng GoSELL tìm hiểu thêm về giải đoạn của pipeline là gì. Đây là toàn bộ quy trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng của doanh nghiệp, bạn có thể phân chia Pipeline thành các giai đoạn sau đây: 

Xây dựng tệp khách hàng tiềm năng

Để có thể tiến hành chuyển đổi khách hàng, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là xây dựng được tệp khách hàng tiềm năng. Theo đó, bạn cần xây dựng một lộ trình cụ thể để tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Tiếp đến, việc chọn lọc khách hàng sẽ là vô cùng cần thiết, đây là bước tác động trực tiếp đến doanh thu mà doanh nghiệp có thể có được. Xây dựng thành công một quy trình xây dựng tệp khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh ổn định và hiệu quả hơn rất nhiều.

Nỗ lực thu hút, giữ chân khách hàng

Sau khi đã có cho mình tệp khách hàng tiềm năng, đây là lúc mà nhân viên bán hàng thực hiện vai trò của mình. Cụ thể, các nhân viên kinh doanh phải ra sức duy trì liên lạc, cung cấp những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ, nỗ lực thuyết phục khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc vấn đề của khách hàng. Tất cả các công việc trên nhằm mục đích hướng khách hàng đến nhu cầu mua hàng.

Xem thêm: 8 cách biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Việc lắng nghe thấu hiểu các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp quá trình tư vấn diễn ra một các nhanh chóng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian. Bởi biết được khách cần gì, doanh nghiệp sẽ có sự tư vấn, giải quyết các vấn đề của khách đúng trọng tâm, trọng điểm. Đó cũng là cách giúp đánh đúng vào nhu cầu mua hàng, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Đàm phán, thuyết phục

Đây được xem là bước đòi hỏi kỹ năng từ nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng phải sử dụng mọi kỹ năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Để làm tốt điều này, nhân viên bán hàng phải nắm bắt được tâm lý khách hàng, nhạy cảm, linh hoạt trong mọi tình huống và phải có sự am hiểu sâu rộng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc truyền tải được những giá trị có thể nhận được góp phần quan trọng kích thích hành vi mua hàng của khách hàng. 

Chốt đơn, kết thúc quy trình chuyển đổi 

Sau khi đã đàm phán thuyết phục được khách hàng thì bước cuối cùng mà nhân viên bán hàng phải thực hiện là chốt đơn và thanh toán. Nếu sau quá trình đàm phán mà vẫn chưa chốt đơn được với khách hàng tiềm năng, bạn có thể đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn. Đây được xem là tuyệt chiêu cuối cùng để kết thúc quá trình bán hàng với đối tượng khách hàng tiềm năng đó.

Các bước xây dựng quy trình Pipeline dành cho doanh nghiệp

Thu thập và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng

Bước đầu tiên bạn cần thực hiện trong quy trình Pipeline chính là xây dựng được danh sách khách hàng tiềm năng – những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Các bước xây dựng quy trình Pipeline dành cho doanh nghiệp
Các bước xây dựng quy trình Pipeline dành cho doanh nghiệp

Một số công cụ miễn phí thường được sử dụng để lọc các nhóm đối tượng khách hàng bằng các dữ liệu có thể kể ra như: 

  • Excel, Google Trang tính: Các công cụ được sử dụng để lọc nhóm khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp có dữ liệu khách hàng nhỏ và trung bình. Thông thường, đó là những doanh nghiệp vừa thành lập. 
  • CRM (phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng chuyên nghiệp): Bạn có thể sử dụng tính năng này của GoSELL để quản lý tệp dữ liệu khách hàng lớn, đồng bộ quản lý trên 1 hệ thống duy nhất. 

Xác định các giai đoạn bán hàng

Thay vì đặt ra mục tiêu cuối cùng là chốt đơn cho bằng được, các doanh nghiệp có thể chia nhỏ các giai đoạn bán hàng. Như vậy, nhân viên bán hàng sẽ bớt đi những áp lực, sự tự tin sẽ tăng lên và tăng tỷ lệ bán hàng thành công. Lúc này Pipeline sẽ được sử dụng với nhiệm vụ đo lường và quản lý các hoạt động bán hàng.

Để xây dựng các giai đoạn bán hàng trong Pipeline, người quản lý doanh nghiệp phải có cái nhìn tổng quan về bức tranh toàn cảnh của giao dịch với khách hàng. Sau đó, người quản lý sẽ áp dụng 5 giai đoạn điển hình của quy trình Pipeline ở phần trên để xây dựng kế hoạch cụ thể cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng cho mọi doanh nghiệp

Điều chỉnh và sắp xếp của giai đoạn

Sau khi đã xây dựng được các giai đoạn bán hàng cụ thể trong Pipeline, doanh nghiệp nên đưa các dữ liệu đầu thu thập được vào và xem xét tính khả thi, tính phù hợp của các giai đoạn đã được thiết lập. Nếu mọi thứ đều tương thích thì đây là lúc mà bạn có thể áp dụng quy trình của mình. Ngược lại, bạn phải xem xét việc điều chỉnh, sắp xếp lại, thậm chí bổ sung thêm một vài giai đoạn cần thiết để việc áp dụng các giai đoạn bán hàng trong Pipeline là khả thi nhất. 

Trong suốt quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, việc phân nhóm, quản lý tối ưu dữ liệu khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, việc quản lý tối ưu từng khách hàng của mình là yếu tố tiên quyết đem lại những thành công trong kinh doanh. Do đó, cùng tìm hiểu tính năng quản lý khách hàng mà phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL cung cấp cho doanh nghiệp hiện nay.

Tối ưu quy trình quản lý bán hàng cùng hệ thống của GoSELL

GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng toàn diện được phát triển nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà bán lẻ tối ưu quy trình kinh doanh đa kênh. Với các giải pháp, tính năng đa dạng và hiện đại, GoSELL là lựa chọn không thể bỏ qua dành cho các doanh nghiệp khi kinh doanh trong giai đoạn chuyển đổi số vô cùng mạnh mẽ. Trong đó, phân nhóm quản lý khách hàng sẽ là tính năng hữu ích, giúp quá trình chuyển đổi khách hàng diễn ra thuận lợi.

Cụ thể, hệ thống của GoSELL cho phép lưu trữ thông tin khách hàng của doanh nghiệp từ nhiều kênh khác nhau một cách chi tiết và chính xác. Tất cả những thông tin về khách hàng của bạn đều được lưu trữ và hiển thị trên cùng một trang quản trị duy nhất, giúp việc tìm kiếm và quản lý khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Tối ưu quy trình quản lý bán hàng cùng hệ thống của GoSELL
Tối ưu quy trình quản lý bán hàng cùng hệ thống của GoSELL

Không những vậy, khi tạo hồ sơ khách hàng để lưu trữ vào hệ thống, bạn có thể thực hiện phân nhóm cho khách hàng của mình. GoSELL hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí khác nhau như: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác nữa.

Có thể tạo vô số nhóm khách hàng khác nhau để quản lý một cách chi tiết. Hơn nữa, với dữ liệu các nhóm khách hàng cụ thể, các chiến dịch marketing của bạn sẽ đến đúng khách hàng mục tiêu như mong muốn, nâng cao hiệu quả có được.

Kết luận 

Không quá khi nói rằng, tính năng phân nhóm quản lý khách hàng chính là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng của mình một cách chính xác và hiệu quả nhất. Đây là cơ sở quan trọng để quá trình kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, đạt được những mục tiêu đặt ra.

Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn mang đến rất nhiều tính năng hỗ trợ toàn diện khác cho doanh nghiệp của bạn. Có thể nói GoSELL chính là người bạn đồng hành không thể thiếu mà doanh nghiệp có thể tin tưởng lựa chọn!

Bài viết cùng chuyên mục