Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Reach là gì? Tầm quan trọng của chỉ số reach trong Marketing

Kiến thức

Reach là gì? Tầm quan trọng của chỉ số reach trong Marketing

25 Tháng Mười Hai, 2023

Các nhà quản lý doanh nghiệp thường đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược tiếp thị thông qua một số chỉ số như traffic (lưu lượng truy cập), conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) và reach. Vậy reach là gì? Và làm thế nào để tối ưu chỉ số reach trong Marketing? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

Reach là gì? Tầm quan trọng của chỉ số reach trong Marketing

Reach là gì?

Reach là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều nhà quản trị và Marketers quan tâm trong thời gian gần đây. 

Reach được hiểu là phạm vi tiếp cận trong việc áp dụng thống kê để phân tích những kế hoạch quảng cáo và truyền thông. Đây là số lượng người có khả năng sẽ tiếp xúc với một điểm tiếp xúc trong truyền thông. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, reach phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng nhìn thấy một chiến lược quảng cáo cụ thể thông qua nhiều kênh khác nhau như nền tảng mạng xã hội, tạp chí, truyền hình, website TMĐT,…

Về cơ bản, việc đo lường khả năng hiển thị là khá khó khăn vì một khách hàng tiềm năng có nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần trong suốt thời gian thực hiện chiến dịch. Tuy nhiên, trong reach bạn chỉ được phép đếm một lần. 

Reach là gì?
Reach là gì?

Cách tính chỉ số reach

Sau khi đã biết được reach là gì, sau đây hãy cùng GoSELL tiếp tục tìm hiểu về cách tính chỉ số reach nhé. 

Chỉ số reach thường được tính bằng tổng số lượt tiếp cận bài viết, bao gồm: 

  • Organic Reach: Là tổng số người thấy bài post của bạn trên bảng tin của họ một cách tự nhiên. Đối với Facebook, đây chính là những người tiếp cận đã truy cập và like fanpage của bạn. 
  • Viral Reach: Là số người thấy bài viết của bạn thông qua tương tác của bạn bè họ trong danh sách. Những bài viết của bạn có nội dung càng cuốn hút, độc đáo thì càng có độ phổ biến cao và được nhiều người chia sẻ hơn. 
  • Paid Reach: Là số người thấy bài viết của bạn thông qua quảng cáo trả phí.

Tầm quan trọng của chỉ số reach trong các chiến lược Marketing

Hiểu được reach là gì và tầm quan trọng của reach sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định hiệu quả hơn trong tương lai. 

Tầm quan trọng của chỉ số reach
Tầm quan trọng của chỉ số reach

Hỗ trợ lập kế hoạch tiếp thị

Số lượng khách hàng tiềm năng tiếp cận với một chiến dịch quảng cáo có liên quan mật thiết đến sự thành công của các chiến lược tiếp thị, kinh doanh mà doanh nghiệp đang triển khai.

Chẳng hạn bạn đang quảng cáo cho chiến dịch mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3. Thông qua việc đo lường chỉ số reach cho quảng cáo này, bạn nhận ra nhu cầu thị trường có thể lớn hơn dự kiến và kịp thời bổ sung số lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng người tiêu dùng.

Tùy chỉnh thông điệp truyền thông theo từng đối tượng cụ thể

Bằng cách tính toán chỉ số reach, các doanh nghiệp có thể nhắm chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cho các chiến lược của mình. Trong số nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, phân khúc nào tương tác nhiều hơn với một chiến dịch quảng cáo cụ thể của bạn thì bạn có thể lựa chọn và duy trì phân khúc đó cho các dịch sắp tới trong tương lai. 

Xem thêm: Cách lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với thương hiệu

Tối ưu các chiến lược quảng cáo

Biết được phạm vi tiếp cận thị trường có thể giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo mà mình đang thực hiện có hiệu quả hay không. Nhờ đó, đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hóa chi phí và tập trung nỗ lực tiếp thị vào những chiến dịch có thể mang về lợi tức đầu tư cao hơn cho doanh nghiệp.

Làm thế nào để nâng cao chỉ số reach tự nhiên?

Để nâng cao chỉ số reach, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp sau đây: 

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Khi thực hiện bất kỳ chiến lược kinh doanh hay Marketing nào thì điều quan trọng nhất vẫn là xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn không thể nào quảng cáo sản phẩm trang sức đắt tiền đến các khách hàng có thu nhập bình dân. Điều này khiến chiến lược quảng cáo của bạn phá sản ngay từ đầu vì đầu tư nỗ lực không đúng chỗ.

Do đó, để nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng cáo, hãy luôn biết doanh nghiệp của bạn đang phục vụ cho ai và làm thế nào để tiếp cận họ. Tùy theo sản phẩm, dịch vụ và từng lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng mục tiêu của bạn có thể khác nhau.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau đây, GoSELL sẽ gợi ý một số đặc điểm giúp bạn phân loại khách hàng tiềm năng hiệu quả: 

  • Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích cá nhân,…).
  • Sự hài lòng của khách hàng.
  • Mức độ tương tác của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.
  • Hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng.
  • Thiết bị ưu tiên sử dụng khi mua sắm (điện thoại, laptop,tablet,…).

Tham khảo thêm: Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu chuẩn chỉnh nhất hiện nay

Nghiên cứu phương tiện truyền thông mà khách hàng thường xuyên tương tác

Khách hàng tiềm năng của bạn đang ở đâu và họ sử dụng phương tiện quảng cáo nào nhiều nhất để tiếp cận và tương tác với thương hiệu của bạn? Hãy tìm câu trả lời cho vấn đề này để đảm bảo hiệu suất thành công của chiến lược quảng cáo.

Xem xét thói quen khi khách hàng tương tác với các kênh tiếp thị khác nhau, tần suất họ sử dụng nền tảng cũng như khoảng thời gian họ hoạt động tích cực nhất,… sẽ giúp bạn lựa chọn kênh phù hợp để thực hiện chiến dịch quảng cáo.

Sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh

Tiếp thị đa kênh là chiến lược các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay để thu hút khách hàng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua nhiều nền tảng truyền thông khác nhau.

Khách hàng mục tiêu của bạn có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và nếu họ không nhìn thấy bạn, họ sẽ nhìn thấy đối thủ cạnh tranh của bạn. Do đó, tiếp thị đa kênh sẽ là một giải pháp giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề này, không chỉ dành riêng cho chiến lược quảng cáo mà còn hàng loạt những chiến lược khác.

Bạn có thể cân nhắc kết hợp với một số kênh truyền thông vào chiến lược tiếp thị của mình, chẳng hạn như: 

  • Dịch vụ quảng cáo trên báo đài, tạp chí, truyền hình.
  • Cập nhật nội dung website, blog thường xuyên.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO.
  • Nền tảng và các công cụ truyền thông mạng xã hội.
  • Email Marketing.
  • Tài liệu, sách điện tử.
  • Podcast.

Chiến lược tiếp thị đa kênh là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh và rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp bạn. Và một sự trợ giúp đắc lực không thể thiếu sẽ hỗ trợ bạn trong xuyên suốt quá trình này, đó chính là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL.

Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh hiệu quả cùng nền tảng bán hàng GoSELL

Công ty Mediastep Software Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp đa kênh toàn cho khách hàng. Trong 6 năm phát triển, chúng tôi đã cho ra mắt những sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh khác nhau như bán hàng, quản lý, chăm sóc khách hàng, marketing,..

Nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai kế hoạch tiếp thị đa kênh, GoSELL đã tích hợp bộ công cụ Marketing bao gồm nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ bao gồm: 

Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh hiệu quả cùng GoSELL
Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh hiệu quả cùng GoSELL

Cung cấp bộ công cụ theo dõi, quản lý và phân tích hành vi khách hàng

  • Quản lý khách hàng: Cho phép lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, đồng thời phân nhóm khách hàng nhằm phục vụ cho các chiến dịch Marketing / Remarketing. 
  • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app).
  • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Google Smart Shopping: Cho phép thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google dễ dàng và nhanh chóng với Google Smart Shopping.

Hỗ trợ thu thập thông tin và tiếp cận khách hàng

  • Blogs: Truyền tải những thông điệp về sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng, tăng lưu lượng truy cập và nâng cao hiệu quả hoạt động SEO của website.
  • SEO: Tối ưu từ khóa nhận diện cho từng sản phẩm, bộ sưu tập, blog, website… hỗ trợ tăng tỷ lệ khách hàng tìm thấy trên Google.
  • Tạo trang landing page: Tạo đa dạng landing page bán hàng, giúp thu thập thông tin khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập về website.
  • Email marketing: Gửi cùng lúc hàng loạt các thông điệp, chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Thúc đẩy khách hàng mua sắm và gia tăng độ nhận diện thương hiệu

  • Khách hàng thân thiết: Thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm bằng cách tạo cấp độ thành viên cho các chương trình ưu đãi, tích điểm.
  • Tạo mã giảm giá: Tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
  • Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.
  • Tạo giá bán sỉ: Một trong những ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
  • Cộng tác viên bán hàng: Xây dựng đội ngũ cộng tác viên bán hàng vững mạnh, quảng cáo thương hiệu, tăng tốc doanh thu.
  • Đại lý bán hàng: Cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng, xây dựng mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp.
  • Link mua hàng: Tạo ra đường dẫn mua hàng cho một hoặc nhiều sản phẩm, tối ưu hoá quy trình và thời gian mua hàng.
  • Đa ngôn ngữ: Mở rộng thị trường, đưa thương hiệu và dịch vụ tiếp cận các đối tác, khách hàng quốc tế.
  • Thông báo đẩy: Các thông báo về chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm sẽ được gửi qua điện thoại khách hàng thông qua ứng dụng.
  • Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.

Kết luận

Như vậy, GoSELL vừa giải thích đến bạn reach là gì, tầm quan trọng và cách nâng cao chỉ số reach trong Marketing. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong suốt quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh và tiếp thị của mình. Chúc các bạn thành công!

Bài viết cùng chuyên mục