Trang chủ » Bài học kinh doanh » Sbu là gì? Tại sao nói sbu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh nghiệp?

Bài học

Sbu là gì? Tại sao nói sbu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh nghiệp?

14 Tháng Mười Hai, 2023

Nếu bạn đang đóng vai trò là một người quản lý doanh nghiệp, bạn phải thực sự hiểu về thuật ngữ Sbu là gì, tầm quan trọng cũng như cách sử dụng Sbu hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu về thuật ngữ này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

SBU là gì? 

SBU hay còn được hiểu là đơn vị kinh doanh chiến lược. Đây được xem là khái niệm căn bản trong quản trị chiến lược kinh doanh. Hình thức này gần giống như việc một công ty con được cấp vốn đầu tư bởi một công ty mẹ hay một tập đoàn lớn nhưng vẫn hoạt động theo cách độc lập và có mục tiêu phát triển riêng biệt.

Nói một cách dễ hiểu, SBU là một nhóm các doanh nghiệp liên kết chịu trách nhiệm vào xử lý kế hoạch hợp tác của Sbu, tức là công ty tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, phân loại vô số doanh nghiệp của mình thành một vài bộ phận riêng biệt, một cách khoa học. Nhiệm vụ có thể bao gồm phân tích và phân nhánh của nhiều loại hình kinh doanh.

Nó cũng có thể là một bộ phận kinh doanh, một dòng sản phẩm của bộ phận hoặc là một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, hướng đến một vị trí địa lý hoặc một nhóm khách hàng cụ thể. Nó có tầm ảnh hướng quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì đây cũng là nguồn vốn được bỏ ra để thực hiện những chiến lược kinh doanh mới và đem lại hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh tế Sbu nói riêng và mở rộng cho công ty mẹ nói chung.

Ví dụ về doanh nghiệp Sbu

Trên thực tế thì SBU doanh nghiệp rất khác nhau điển hình chính là Unilever tập đoàn đa sản phẩm sử dụng kinh doanh đa chiến lược để hoạt động và quản lý. Trên cơ bản thì các đơn vị kinh doanh chiến lược hoạt động dựa trên nguyên tắc quản lý riêng. Với những nhiệm vụ riêng và đều mang tính chất quan trọng. Unilever là điển hình cho tập đoàn đa sản phẩm sử dụng đơn vị kinh doanh chiến lược để quản lý bao quát.

Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp

Sbu có những đặc điểm nào?

Sau khi đã hiểu được khái niệm Sbu là gì, doanh nghiệp cũng cần biết về những đặc điểm có trong Sbu. Đây là một phần của cơ cấu tổ chức kinh doanh không có tính pháp lý cá nhân mà đơn thuần là hoạt động theo cách độc lập và có riêng kế hoạch, chính sách tự quản: Có tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu riêng.

Đặc điểm của SBU là gì
Đặc điểm của SBU là gì?

Sbu hoạt động một cách độc lập và chỉ tập trung vào thương hiệu, thị trường mục tiêu nhất định. Yếu tố này giúp tập hợp các khách hàng và bộ đối thủ cạnh tranh riêng giúp cho doanh nghiệp mẹ dễ dàng quản lý và theo dõi. Đơn vị kinh doanh chiến lược quản lý, độc lập về chi phí, doanh thu cũng như lợi nhuận của bộ phận.

Doanh nghiệp Sbu có thể tự đưa ra quyết định, thực hiện nghiên cứu và tự chủ mọi hoạt động đảm bảo hiệu suất như: Đầu tư, chính sách, tài chính, quy trình chuẩn bị sản xuất, chiến lược marketing,…Sbu là một mảng được đưa ra kế hoạch chiến lược tách riêng để thực hiện các hoạt động quan trọng của toàn bộ tổ chức.

Khi có người quản lý riêng thì Sbu sẽ xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh nhất quán với hoạt động kinh doanh của bộ phận mình phụ trách. Bên cạnh đó, người quản lý sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về lợi nhuận, kế hoạch chiến lược và cả hiệu suất đối với các đơn vị kinh doanh tương ứng với những sản phẩm/dịch vụ mục tiêu.

Tầm quan trọng của SBU với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của SBU
Tầm quan trọng của SBU là gì?

Giải pháp cho vấn đề tổ chức của doanh nghiệp

Nguyên tắc đầu tiên trong quản lý doanh nghiệp đó chính là vấn đề tổ chức trong doanh nghiệp. Người quản lý cần nhìn rõ được và hiểu được tổ chức của mình. Nếu bạn đang làm trong mảng quản lý marketing thì cần xử lý sản phẩm một cách hiệu quả.

Sbu xuất hiện, bằng cách phân sản phẩm độc lập, người chịu trách nhiệm sản phẩm sẽ tự tổ chức và chịu trách nhiệm sản phẩm với các bộ phận liên quan như kế toán, marketing, kinh doanh sao cho tối ưu nhất.

Doanh nghiệp đầu tư hợp lý vào sản phẩm

Đầu tư bao nhiêu tài chính vào mỗi SBU là hợp lý? Khi đó doanh nghiệp cần sử dụng ma trận BCG (ma trận danh mục sản phẩm) sẽ mang đến câu trả lời cụ thể. Trong ma trận này, Sbu sẽ được chia theo thị phần, tỷ lệ tăng trưởng của thị phần, do đó người quản lý sẽ có cái nhìn khách quan về sản phẩm cần đầu tư.

Xem thêm: Ma trận BCG là gì? Cách ứng dụng ma trận BCG vào chiến lược kinh doanh

Đánh giá chính xác tỷ lệ lợi nhuận sản phẩm

Hiểu được Sbu là gì thực sự rất quan trọng. Bằng cách chia sản phẩm thành những Sbu thì doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện về tổ chức, theo dõi chính xác các khoản đầu tư lợi nhuận thu từ mỗi Sbu. Không những thế mà mỗi sản phẩm nhắm đúng khách hàng và phân khúc sẽ mang lại khả năng lợi nhuận lớn.

Hoàn thiện STP 

STP là cụm từ viết tắt của (Segmentation Targeting Positioning) Được hiểu là phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu,…Một sản phẩm có thành công hay không đều phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có nắm được mục tiêu hay phân khúc hay không.

Với 1 sản phẩm khối lượng công việc đã lớn như vậy? Do đó, cần chia nhỏ mỗi sản phẩm thành 1 SBU để quản lý tốt hơn.

Hướng dẫn cách sử dụng SBU hiệu quả

Hướng dẫn cách sử dụng SBU hiệu quả
Hướng dẫn cách sử dụng SBU hiệu quả

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng SBU trong các ma trận hiệu quả cao, mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 

Cách sử dụng SBU trong ma trận Boston

Ma trận Boston dựa trên phương pháp của Boston Consulting Group, mục tiêu chính là xác định những yêu cầu về vốn đầu tư. Đồng thời xác định những nơi tạo ra nguồn đầu tư ở lĩnh vực khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của công ty. Ma trận Boston gồm 3 bước chính là:

  • Xác định các lĩnh vực và đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp từ đó đánh giá triển vọng và tương lai của chúng. 
  • Sơ đồ hoá SBU bằng cách phân loại và sắp xếp trên ma trận Boston. 
  • Xây dựng các mục tiêu chiến lược cho loại SBU cụ thể. 

Ở ma trận này có 4 góc phần tư, đại diện cho mức độ chia sẻ tăng trưởng của SBU: 

  • Góc phần tư thứ nhất, màu xanh dương đậm (con chó) có tốc độ tăng trưởng chậm, thị phần nhỏ. 
  • Góc thứ hai, màu xanh mint (con bò) là góc có thị phần lớn nhất và doanh nghiệp nên đầu tư vào đó. 
  • Góc thứ ba, màu cam (ngôi sao) là góc có mức tăng trưởng cao, duy trì được lợi nhuận tốt. 
  • Góc thứ tư, màu vàng (dấu hỏi) là tập hợp các vấn đề mà doanh nghiệp cần xem xét để quyết định SBU có đáng để đầu tư hay không. 

Cách sử dụng SBU trong ma trận ADL

Ma trận ADL được phát triển bởi công ty Arthur D.Little thường dùng để phát triển các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai yếu tố quan trọng trong ma trận ADL là vị thế cạnh tranh và quá trình trưởng thành của ngành. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược nhanh chóng và kịp thời. 

Bên cạnh đó, ma trận ADL có thể được sử dụng trong các dòng sản phẩm. Ma trận sẽ phân loại và đặt sản phẩm vào vị trí tương ứng, giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược thúc đẩy các kế hoạch cần thiết. Đó có thể là tập trung, duy trì, rút bỏ hoặc xử lý khác đối với từng loại sản phẩm.

Ngoài chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến khách hàng và quản trị doanh nghiệp của mình. Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp và chưa biết cách quản lý sao cho hiệu quả, thì đây là lúc bạn cần ứng dụng phần mềm để tối ưu hóa quy trình quản lý cho doanh nghiệp của mình.

Quản lý Sbu hiệu quả hơn khi ứng dụng phần mềm

Việc quản lý hoạt động kinh doanh trong Sbu là điều vô cùng quan trọng. Đây là quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, phần mềm GoSELL chính là một giải pháp đồng hành trong quá trình quản trị doanh nghiệp Sbu.

Quản lý sản phẩm

Hệ thống cho phép bạn quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức như: danh mục sản phẩm, bộ sưu tập sản phẩm, mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri. Giúp các vấn đề về quản lý sản phẩm, chất lượng của sản phẩm được giải quyết đáng kể.

Quản lý kho sản phẩm

Kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ. Lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Quản lý tài chính

Giải pháp đáp ứng đầy đủ quy trình nghiệp vụ kế toán thương mại. Dễ dàng xây dựng hệ thống báo cáo quản trị theo yêu cầu doanh nghiệp.

  • Quản lý sổ quỹ, báo cáo tài chính.
  • Quản lý tiền mặt/ngân hàng.
  • Kế toán bán hàng/ công nợ phải thu.
  • Kế toán kho/ tồn kho.
  • Quản lý tài sản cố định.

Thêm vào đó, phần mềm GoSELL cũng cung cấp đến các nhà quản lý những tính năng như: quản lý khách hàng, quản lý kinh doanh tại cửa hàng,….

Ngoài ra, GoSELL còn có thêm những sản phẩm, tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing hiệu quả như: Tạo landing page (GoLEAD), Email Marketing, Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel, tạo mã giảm giá,…

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh Sbu là gì và tầm quan trọng của Sbu đối với doanh nghiệp là gì, cũng như hướng dẫn là thế để sử dụng Sbu hiệu quả cho các doanh nghiệp. GoSELL hy vọng rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với những nhà quản lý doanh nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục