Trang chủ » Bài học kinh doanh » Storytelling là gì? Sức ảnh hưởng từ Storytelling trong kinh doanh và Marketing

Bài học

Storytelling là gì? Sức ảnh hưởng từ Storytelling trong kinh doanh và Marketing

27 Tháng Mười Hai, 2023

Storytelling thường được biết đến như một phương tiện giúp lan tỏa thông điệp và tô điểm cho các ý tưởng trở nên đáng nhớ, chân thực và dễ tiếp cận hơn. Theo thời gian, đây không chỉ đơn thuần là một hình thức giao tiếp mà còn được ứng dụng trong lĩnh vực Marketing. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Storytelling là gì và sức ảnh hưởng của Storytelling đối với các hoạt động Marketing nhé. 

Storytelling là gì?

Theo một số liệu thống kê của trường đại học Stanford, cùng một bài thuyết trình nhưng khi được trình bày dưới dạng sự kiện và số liệu thì chỉ có 5% số người lắng nghe nhớ về nó. Trong khi đó, có tới 63% nhớ đến nó khi được tiếp cận bằng hình thức kể chuyện. Dần dần, việc ứng dụng Storytelling trong Marketing và quảng cáo đang ngày một phổ biến hơn.

Storytelling theo nghĩa đen đó chính là kể chuyện. Dưới lăng kính của các nhà Marketers, Storytelling chính là hình thức tiếp thị dựa trên việc xây dựng, phát triển và truyền đạt những thông điệp, câu chuyện,… có liên quan đến thương hiệu. Storytelling vừa là “cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu, vừa mang giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Storytelling là gì?
Storytelling là gì?

Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing

Trong một số trường hợp, Storytelling và Content Marketing thường bị nhầm lẫn bởi chúng đều sử dụng nội dung làm phương thức tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, hai khái niệm nãy về bản chất vẫn có những điểm khác biệt.

Điểm giống nhau

Storytelling và Content Marketing tương đối giống nhau về mục đích và cách thức tiếp cận khách hàng, cụ thể: 

  • Đều sử dụng nội dung và nghệ thuật ngôn ngữ để tiếp cận với khách hàng.
  • Khuyến khích và thúc đẩy đẩy khách hàng thực hiện một hành động nào đó (tìm hiểu sản phẩm / dịch vụ, quyết định mua sắm, trở thành khách hàng thành viên, lan truyền thông tin về thương hiệu,,…).

Điểm khác nhau

Nếu bạn vẫn chưa biết cách phân biệt hai khái niệm này thì GoSELL sẽ gợi ý một chút nhé: 

  • Storytelling kể câu chuyện theo một cách diễn đạt thật chỉn chu, đa dạng về hình thức và nội dung.
  • Content Marketing là một phạm trù bao quát hơn, được doanh nghiệp sử dụng để cung cấp thông tin và giao tiếp với khách hàng.

Tham khảo thêm: Content marketing là gì? Top 10 loại content marketing phổ biến nhất hiện nay

Lợi ích mà Storytelling có thể mang lại cho doanh nghiệp

Kể chuyện là hình thức Marketing rất hiệu quả cho các doanh nghiệp bởi hàng loạt những lợi ích sau đây: 

Tạo cảm hứng, ý tưởng cho Content Marketing

Trong quá trình sáng tạo nội dung, đôi khi bạn sẽ cảm thấy cạn kiệt ý tưởng và cảm thấy khá mông lung vì không biết nên viết gì để thu hút khách hàng. Lúc này, bạn có thể thử suy nghĩ về câu chuyện liên quan đến chính thương hiệu và những sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Với hình thức Storytelling, bạn có thể khai thác nội dung cũ theo một cách mới mẻ và sáng tạo hơn. Đồng thời, thông qua văn phong thoải mái, không cứng nhắc, người đọc cũng dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải hơn.

Lợi ích mà Storytelling có thể mang lại cho doanh nghiệp
Lợi ích mà Storytelling có thể mang lại cho doanh nghiệp

Thu hút khách hàng tiềm năng

Storytelling là cách truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, gần gũi nhất đến với con người nói chung, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nói riêng. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các hình thức tiếp thị và quảng cáo, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn Storytelling như một phương pháp giúp thu hút sự đồng cảm và gắn kết với người tiêu dùng.

Khi thương hiệu của bạn đã được ghi nhớ trong tâm trí khách hàng, họ sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa sự yêu thích của mình đến những người xung quanh, từ đó thu hút càng nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một phương thức uyển chuyển, linh hoạt, giúp truyền tải thông điệp, sứ mệnh, câu chuyện thương hiệu một cách tự nhiên thì Storytelling là một sự lựa chọn hoàn toàn chính xác. 

Yếu tố kể chuyện trong Storytelling giúp người tiêu dùng dễ dàng đồng cảm và tin tưởng hơn. Nếu được xây dựng một cách đúng cách, doanh nghiệp có thể khai thác càng nhiều giá trị hơn từ chiến lược Storytelling.

Thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng

Storytelling thường kể về câu chuyện có thật liên quan đến thương hiệu. Từ việc nghiên cứu phản ứng của người tiêu dùng đối với câu chuyện được kể, bạn có thể phần nào thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng.

Nếu câu chuyện đó thu hút được đông đảo sự quan tâm và đồng cảm của người tiêu dùng thì có lẽ nhu cầu của họ về vấn đề này tương đối cao. Và bạn có thể tận dụng để phát triển các chiến lược kinh doanh, tiếp thị xoay quanh nó.

Thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng
Thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng

Xem thêm: Tổng hợp các hiệu ứng tâm lý khách hàng giúp gia tăng doanh số

Làm sao để xây dựng Storytelling hay và hấp dẫn?

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để xây dựng một câu chuyện thương hiệu hay và thu hút người tiêu dùng thì GoSELL xin gợi ý đến bạn một số bí quyết sau:

Xác định nhân vật, bối cảnh và nội dung câu chuyện

Đầu tiên, trước khi đi sâu vào phần nội dung câu chuyện, bạn cần xác định câu chuyện này đang đi theo góc nhìn của ai, bối cảnh diễn ra sự việc, vấn đề như thế nào để người đọc có thể dễ dàng theo dõi và đồng cảm.

Ngay sau đó, người viết Storytelling có thể tiếp tục hoàn thiện câu chuyện theo thứ tự: các hành động nâng cao mạch truyện, điểm cao trào, các hành động hạ nhiệt mạch truyện, kết thúc cùng cách giải quyết vấn đề và thông điệp muốn truyền tải.

Viết Storytelling quan trọng nhất là làm sao cho người đọc dễ hiểu, dễ đồng cảm trong thời gian ngắn nhất. Do đó, mạch truyện cần lưu ý phải trôi chảy, có tính dẫn dắt và nhất quán từ văn phong đến cách sử dụng ngôn ngữ để tránh gây cảm giác khó chịu đến người đọc.

Xác định nhân vật, bối cảnh và nội dung câu chuyện
Xác định nhân vật, bối cảnh và nội dung câu chuyện

Đặt tiêu đề gây ấn tượng

Tiêu đề có ảnh hưởng đến 50% thành công của một Storytelling. Bởi lẽ, với một tiêu đề nhàm chán và không thu hút sẽ dễ dàng khiến người tiêu dùng bỏ qua, kể cả khi nội dung câu chuyện của bạn được xây dựng vô cùng ấn tượng và hấp dẫn.

Chính vì vậy, đặt một tiêu đề làm sao để kích thích trí tò mò của người đọc nhưng không phô bày toàn bộ nội dung trong câu chuyện là điều bạn cần phải suy nghĩ. Và đây cũng chính là nghệ thuật của một người sáng tạo Storytelling. 

Tận dụng sức mạnh của multimedia

Multimedia (đa phương tiện) là nội dung sử dụng nhiều thể loại và hình thức nội dung khác nhau như ngôn ngữ, hình ảnh, âm nhạc, hoạt hình, video và những nội dung có khả năng tương tác khác.

Việc kết hợp Multimedia với Storytelling sẽ giúp cho câu chuyện của bạn trở sinh động và hấp dẫn hơn và hoàn toàn có thể trở thành một hot trend trên mạng xã hội nếu cốt truyện có chất lượng cao.

Cân nhắc sử dụng các thủ thuật Marketing khác

Trong xây dựng thương hiệu, hầu như không có doanh nghiệp nào là không có “câu chuyện” của riêng mình, dù là quy mô của họ có to hay nhỏ. Và câu chuyện này có thể được sáng tạo trên cả các kênh Online và Offline để nâng cao khả năng hiển thị và tiếp cận khách hàng. 

Đừng xem nhẹ việc xuất hiện câu chuyện thương hiệu trên các kênh báo đài, tạp chí hay cả tivi, radio,… Vì nó có thể thẩm thấu vào trong sinh hoạt, thói quen giải trí và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của khách hàng.

Storytelling là một trong những cách giúp xây dựng và phát triển thương hiệu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. GoSELL cung cấp đến bạn bộ công cụ Marketing giúp xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh và phát triển thương hiệu vô cùng hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.

Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh, phát triển thương hiệu hiệu quả cùng GoSELL

Công ty Mediastep Software Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp đa kênh toàn cho khách hàng. Trong 6 năm phát triển, chúng tôi đã cho ra mắt những sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh khác nhau như bán hàng, quản lý, chăm sóc khách hàng, marketing,..

Nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai kế hoạch tiếp thị đa kênh, GoSELL đã tích hợp bộ công cụ Marketing bao gồm nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ bao gồm: 

Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh, phát triển thương hiệu hiệu quả cùng GoSELL
Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh, phát triển thương hiệu hiệu quả cùng GoSELL

Cung cấp bộ công cụ theo dõi, quản lý và phân tích hành vi khách hàng

  • Quản lý khách hàng: Cho phép lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, đồng thời phân nhóm khách hàng nhằm phục vụ cho các chiến dịch Marketing / Remarketing. 
  • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app).
  • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
  • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Google Smart Shopping: Cho phép thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google dễ dàng và nhanh chóng với Google Smart Shopping.

Hỗ trợ thu thập thông tin và tiếp cận khách hàng

  • Blogs: Truyền tải những thông điệp về sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng, tăng lưu lượng truy cập và nâng cao hiệu quả hoạt động SEO của website.
  • SEO: Tối ưu từ khóa nhận diện cho từng sản phẩm, bộ sưu tập, blog, website… hỗ trợ tăng tỷ lệ khách hàng tìm thấy trên Google.
  • Tạo trang landing page: Tạo landing page bán hàng đa dạng, giúp thu thập thông tin khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập về website.
  • Email marketing: Gửi cùng lúc hàng loạt các thông điệp, chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Thúc đẩy khách hàng mua sắm và gia tăng độ nhận diện thương hiệu

  • Khách hàng thân thiết: Thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm bằng cách tạo cấp độ thành viên cho các chương trình ưu đãi, tích điểm.
  • Tạo mã giảm giá: Tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
  • Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.
  • Tạo giá bán sỉ: Một trong những ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
  • Cộng tác viên bán hàng: Xây dựng đội ngũ cộng tác viên bán hàng vững mạnh, quảng cáo thương hiệu, tăng tốc doanh thu.
  • Đại lý bán hàng: Cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng, xây dựng mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp.
  • Link mua hàng: Tạo ra đường dẫn mua hàng cho một hoặc nhiều sản phẩm, tối ưu hoá quy trình và thời gian mua hàng.
  • Đa ngôn ngữ: Mở rộng thị trường, đưa thương hiệu và dịch vụ tiếp cận các đối tác, khách hàng quốc tế.
  • Thông báo đẩy: Các thông báo về chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm sẽ được gửi qua điện thoại khách hàng thông qua ứng dụng.
  • Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.

Kết luận

Tóm lại, Storytelling là một trong những phương pháp Marketing sử dụng ngôn ngữ và cách thức kể chuyện để thu hút khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm này. GoSELL vẫn còn rất nhiều chủ đề hay và hấp dẫn đang chờ bạn khám phá đấy. 

Bài viết cùng chuyên mục