Trang chủ » kinh doanh online » TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ SẢN PHẨM KHI KINH DOANH

kinh doanh online

TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ SẢN PHẨM KHI KINH DOANH

15 Tháng Ba, 2021

Quản lý sản phẩm là một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi cung cấp nó cho thị trường và người tiêu dùng. Cho dù là những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Google và Microsoft đều tung ra các sản phẩm giải quyết vấn đề của khách hàng theo các cách khác nhau.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ SẢN PHẨM KHI KINH DOANH

Các công ty phải liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm để luôn phù hợp trong thị trường cạnh tranh cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển sản phẩm đòi hỏi phản hồi liên tục từ khách hàng, nhưng nó cũng đòi hỏi một chiến lược tiếp thị hiệu quả để thúc đẩy nhu cầu. Bài viết này GoSELL sẽ đề cập đến  lý do vì sao quản lý sản phẩm lại quan trọng trong kinh doanh.

Quản lý sản phẩm là gì?

Trách nhiệm của quản lý sản phẩm là tạo ra chiến lược sản phẩm phù hợp với chiến lược của công ty và các mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức. Quản lý sản phẩm có mối liên kết giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức từ phát triển sản phẩm đến tiếp thị, bán hàng và hỗ trợ khách hàng. Quản lý sản phẩm đảm bảo rằng chiến lược sản phẩm, nhu cầu thị trường và lợi ích của sản phẩm được truyền đạt và thấu hiểu trong toàn tổ chức.

Quản lý sản phẩm là gì?

Một số công ty lớn sẽ có chức danh Giám đốc sản phẩm . Đây là một ví dụ về những gì người quản lý sản phẩm sẽ làm cho công ty của bạn:

  • Nghiên cứu về sản phẩm mới, kế hoạch phát triển sản phẩm.
  • Xây dựng lịch trình phát triển sản phẩm hoặc “lộ trình” chi tiết cho mọi phần trong vòng đời của sản phẩm.
  • Tối ưu hóa sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty bạn.
  • Tập trung vào việc hiểu cơ sở dữ liệu khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng và xác định những điểm sản phẩm cần cải thiện.

Về cơ bản, quản lý sản phẩm có thể bao gồm mọi thứ liên quan đến sản phẩm hoặc các dòng sản phẩm của bạn. Trọng tâm chính của quản lý sản phẩm (Product Management) là thành công của sản phẩm.

Vị trí Giám đốc sản phẩm là một vị trí quan trọng trong tổ chức. Họ là những người có hiểu biết về bán hàng trong công ty bạn và có tầm nhìn về thành công của sản phẩm. Họ sẽ vạch ra kế hoạch làm như thế nào để sản phẩm đạt được thành công. Từ tầm nhìn đó, họ tạo ra chiến lược cho sự thành công của sản phẩm và hợp tác chặt chẽ với các nhóm Tiếp thị, Bán hàng, Thiết kế và Kỹ thuật để giúp biến tầm nhìn đó thành hiện thực.

Tầm quan trọng của quản lý sản phẩm

Toàn bộ vòng đời của một sản phẩm – kể từ khi mới tung ra cho đến khi suy thoái – đòi hỏi sự quản lý tích cực. Sau đây là những lý do tại sao quản lý sản phẩm lại quan trọng trong kinh doanh, nhất là trong kinh doanh online.

Hiểu yêu cầu của khách hàng

Nếu bạn muốn quản lý sản phẩm tốt thì phải bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng và phải đánh giá được xu hướng cũng như những thay đổi trong nhu cầu của  khách hàng. Khi bạn bán bất kỳ sản phẩm nào thì sản phẩm đó phải có nhu cầu thực sự trên thị trường, có như vậy sản phẩm của bạn mới dễ dàng được thị trường chấp nhận và khách hàng sử dụng.

Người quản lý là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hiện tại cũng như những khách hàng mới. Họ phải tìm hiểu những đặc tính, chức năng nào của sản phẩm được khách hàng yêu thích từ đó triển khai cho nhóm phát triển sản phẩm phải đáp ứng được các tính năng, yêu cầu đó. Khi nghiên cứu nhu cầu khách hàng, tương tác với khách hàng sẽ cung cấp các thông tin phản hồi kịp thời cho nhóm phát triển về các sản phẩm. Điều này dẫn đến việc cải thiện các tính năng của sản phẩm đem đến sự hài lòng của khách hàng ngày càng tăng.

Phát triển chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp

Chiến lược tiếp cận thị trường là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của sản phẩm trong thị trường đầy cạnh tranh như ngày nay. Ngay cả những sản phẩm phù hợp cũng có thể thất bại nếu không tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Nhằm đảo bảo phát triển sản phẩm thành công, các nhà quản lý phải lấy ý kiến ​​phản hồi từ đội ngũ bán hàng, (thường tiếp xúc khách hàng ở nhiều khu vực địa lý khác nhau), để đưa ra chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp với định vị sản phẩm. Bạn cần phải biết cách tiếp cận qua kênh bán hàng hàng nào là hiệu quả nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bán hàng qua kênh truyền thống, kênh hiện đại, xây dựng website bán hàng, Facebook, Zalo hay quảng cáo qua các kênh nào? Người quản lý phải vạch ra được đường lối phát triển và tiếp cận thị trường phù hợp cho sản phẩm.

chiến lược tiếp cận thị trường

Theo dõi được lộ trình phát triển sản phẩm

Các sản phẩm thường có vòng đời sử dụng ngắn và trải qua chu kỳ sống gồm 4 giai đoạn như: triển khai, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Nếu quản lý tốt, doanh nghiệp có thể theo dõi được sản phẩm đang ở giai đoạn nào và có lộ trình phát triển sản phẩm về lâu dài. Ví dụ như ở giai đoạn mới triển khai sản phẩm thì phải tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, kích thích mua hàng và quảng bá để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm. Ở giai đoạn bảo hòa thì cần có kế hoạch củng cố thương hiệu, tập trung xây dựng nhóm khách hàng thân thiết…. Vì vậy, mọi công ty nên có một lộ trình phát triển sản phẩm rõ ràng để các sản phẩm luôn phù hợp về lâu dài. 

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kịp thời

Người quản lý thường thực hiện các cuộc khảo sát, thu thập ý kiến của khách hàng sử dụng sản phẩm. Qua các khảo sát này, sẽ lấy phản hồi từ khách hàng và cung cấp cho các thành viên trong nhóm chăm sóc khách hàng. Điều này dẫn đến việc công ty có thể hiểu và chăm sóc, hỗ trợ khách hàng tốt hơn với việc giải quyết sớm các vấn đề. Khi một khách hàng hài lòng thường sẽ tăng tỷ lệ mua lại, trở thành khách hàng thân thiết hoặc giới thiệu doanh nghiệp của bạn với người thân, bạn bè của họ. Điều đó dẫn đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho công ty.

Kiểm soát hàng hóa tối đa

Khi kinh doanh online, việc quản lý có thể gặp khó khăn khi quản lý nhiều sản phẩm với mẫu mã khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm, nền tảng quản lý có chức năng theo dõi số lượng hàng hóa, tồn kho của nhiều sản phẩm ở nhiều kênh khác nhau. Ví dụ như nền tảng GoSELL, giúp bạn quản lý tồn kho chính xác từng mặt hàng cụ thể và theo từng chi nhánh. Quá trình nhập kho, xuất kho, điều chuyển kho được kiểm kiểm soát chặt chẽ và lưu lại chi tiết. Dựa vào số liệu hàng hóa còn lại trong kho, bạn sẽ bổ sung kịp thời những sản phẩm sắp hết hàng để quá trình bán hàng không bị gián đoạn và khách hàng không bỏ đi khi cửa hàng hết sản phẩm.

Kiểm soát mặt hàng bán chậm

Nếu quản lý tốt, bạn có thể biết được mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào bán chậm và tồn kho nhiều, cũng như lý do tại sao mặt hàng đó bán chạy hay không. Bạn sẽ có kế hoạch sản xuất hoặc nhập các mặt hàng bán chạy. Đồng thời có kế hoạch khuyến mãi, giải tỏa hàng tồn đối với các sản phẩm bán chậm, tồn kho quá lâu. Nói chung, bạn cần nắm được tình hình kinh doanh của từng sản phẩm để có kế hoạch triển khai và hành động hợp lý.

Quản lý sản phẩm hiệu quả với GoSELL

Quản lý sản phẩm với GoSELL

GoSELL là nền tảng quản lý bán hàng toàn diện với hơn 30 tính năng hữu ích hỗ trợ bạn trong kinh doanh, tiếp thị và bán hàng. Quản lý sản phẩm là một trong những tính năng trong số đó. GoSELL giúp bạn quản lý đa kênh dễ dàng hơn bằng cách đồng bộ sản phẩm từ tất cả các kênh Shopee, Lazada, GoMUA trên trang quản trị GoSELL. Từ đó bạn tiết kiệm thời gian đăng tải sản phẩm, quản lý đơn hàng và hàng tồn kho từ nhiều kênh bán. Bạn có thể lọc và so sánh hiệu quả bán hàng từ các kênh khác nhau để có kế hoạch phát triển các kênh hợp lý. Chỉ cần vài thao tác đơn giản bạn đã có thể đăng tải sản phẩm, mô tả, tùy chỉnh tối ưu SEO để sản phẩm được nhiều người biết đến. GoSELL còn cho phép bạn nhập danh sách sản phẩm từ bên ngoài hoặc xuất sản phẩm ra file Excel để theo dõi. Cuối cùng, GoSELL giúp bạn tạo bộ sưu tập sản phẩm cùng chủ đề hoặc cùng đặc tính để thu hút khách hàng hơn.

GoSELL còn rất nhiều tính năng hữu ích khác nữa. Hãy đăng ký để được tư vấn và tìm hiểu về sản phẩm Tại Đây

 

Bài viết cùng chuyên mục