Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Thị hiếu là gì? Cách xác định thị hiếu khách hàng chính xác

Kiến thức

Thị hiếu là gì? Cách xác định thị hiếu khách hàng chính xác

16 Tháng Mười Một, 2023

Để có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ của mình trên thị trường, việc liên tục xác định thị hiếu của khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Nắm được thị hiếu của khách hàng chính là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả nhất. Vậy thị hiếu của khách hàng là gì và đâu là những cách để xác định thị hiếu của khách hàng chính xác nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thị hiếu là gì? Cách xác định thị hiếu khách hàng chính xác

Thị hiếu khách hàng là gì?

Thị hiếu khách hàng được hiểu là các mong muốn được tiếp cận và sở hữu một loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể nào đó để thỏa mãn yêu cầu của mọi giác quan với độ tiện dụng, tính thẩm mỹ cao của một người hoặc nhóm người nào đó.

Với thị hiếu của khách hàng được xem là một phần đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó. Chính vì vậy mà việc nắm bắt được thị hiếu các đối tượng khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp với mong muốn, giúp khách hàng tin tưởng hơn và lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xem thêm: Các loại hành vi mua hàng thường gặp trong marketing

Một số đặc điểm cơ bản của thị hiếu khách hàng là gì?

Sau khi tìm hiểu thị hiếu khách hàng là gì? Thị hiếu khách hàng là tập hợp các yếu tố cấu thành mong muốn về nhu cầu lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Thị hiếu khách hàng có thể phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: 

Đặc điểm cơ bản của thị hiếu khách hàng là gì
Đặc điểm cơ bản của thị hiếu khách hàng là gì
  • Trình độ văn hoá xã hội: Trình độ văn hóa đóng vai trò quan trọng tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng. Thực tế chỉ ra rằng những người có trình độ văn hóa cao thường thiên nhiều về thị hiếu có chọn lọc hơn.
  • Điều kiện kinh tế – xã hội của các cá nhân, dân tộc, biểu hiện qua mức sống, môi trường hoạt động và sự yêu thích cá nhân. Điều kiện kinh tế quyết định phần lớn các lựa chọn của khách hàng.
  • Sự giao lưu văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng miền, các dân tộc, chắt lọc những nét đẹp và đa dạng của các nền văn hoá.
  • Truyền thống văn hoá và xã hội của một dân tộc, biểu hiện qua cách ứng xử, ăn mặc, quan điểm sống.

Tại sao doanh nghiệp cần xác định thị hiếu khách hàng

Đối với hầu hết các doanh nghiệp bán hàng và một số doanh nghiệp sản xuất, việc phân tích và xác định thị hiếu khách hàng được xem là một nhu cầu bắt buộc. Thị hiếu khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược sản xuất, cung ứng, tiếp thị và bán phù hợp hiệu quả. 

  • Giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp: Để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, cần phải hiểu được khách hàng của mình mong muốn điều gì, thích gì, kỳ vọng vào những giá trị gì để có thể đưa ra sản phẩm và phương pháp marketing phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Hiểu được khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu thị hiếu là cách tốt nhất để bạn hiểu được nhu cầu của các khách hàng bên cạnh các yếu tố khác. Thị hiếu khách hàng là mấu chốt để bạn định hướng chiến lược, phát triển các sản phẩm và dịch vụ, giải quyết tốt nhu cầu cấp thiết của khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí, ngân sách: Từ việc đưa ra các chiến lược tiếp thị, kinh doanh đến đúng các đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua việc nắm được thị hiếu khách hàng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các khoản chi phí, ngân sách đáng kể.
  • Linh hoạt trong việc thay đổi chiến lược: Thị trường luôn không ngừng thay đổi dẫn đến nhu cầu khác nhau của khách hàng trong từng thời điểm. Việc xác định được thị hiếu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp để linh hoạt thay đổi theo thị trường.

Cách xác định thị hiếu khách hàng dành cho doanh nghiệp

Với vai trò quan trọng và những lợi ích có thể mang lại, doanh nghiệp luôn cần phải xác định được thị hiếu khách hàng thông qua một số cách sau đây:

Phương pháp trắc nghiệm ý niệm

Đây là phương pháp khảo sát được doanh nghiệp thực hiện đối với khách hàng của mình. Nếu đối tượng tham gia vào các khảo sát là đại diện cho khách hàng trong thị trường mục tiêu, các câu trả lời sẽ cho biết được mức độ khả quan của kế hoạch kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ cần đưa ra nhiều câu hỏi cụ thể để thu thập nhiều thông tin hơn. Trắc nghiệm ý niệm giúp doanh nghiệp phần nào hiểu được các đặc điểm, tính năng của sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn được cung cấp.

Cách xác định thị hiếu khách hàng dành cho doanh nghiệp
Cách xác định thị hiếu khách hàng dành cho doanh nghiệp

Phương pháp phân tích kết hợp

Phương pháp phân tích kết hợp giúp giải quyết các vấn đề của các sản phẩm, dịch vụ có các thuộc tính phức tạp. Các thuộc tính này thường khiến khách hàng phải đưa ra các giá trị khác nhau cho các thuộc tính đó.

Phương pháp giá

Khi cân nhắc giữa nhiều sản phẩm cùng loại, chi phí chính là yếu tố được khách hàng quan tâm bên cạnh việc lựa chọn tính năng nào để phù hợp hơn. Phương pháp sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các tính năng nào được khách hàng ưu tiên nhất cho từng sản phẩm. Từ đó, việc tối ưu sản phẩm và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ dễ dàng hơn.

Xem thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tiết kiệm nhất

Một số lưu ý khi xác định thị hiếu khách hàng

Bên cạnh các phương pháp hiệu quả kể trên, doanh nghiệp cũng cần quan tâm một số lưu ý quan trọng khi xác định thị hiếu khách hàng bao gồm:

  • Chọn lựa chính xác các thuộc tính liên quan của sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đánh giá cao ở doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn cách kết hợp những thuộc tính khác nhau cho khách hàng khi thực hiện các nghiên cứu. Nên thiết kế kết hợp các thuộc tính tương đương nhưng khác nhau để người tham gia dễ phân biệt và lựa chọn.
  • Yêu cầu xếp loại cách kết hợp thuộc tính khác nhau theo ưu tiên cá nhân của người tham gia nghiên cứu.
  • Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê marketing bằng phần mềm chuyên dụng để phân tích những câu trả lời của người tham gia.

Việc xác định thành công thị hiếu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp mang các sản phẩm, dịch vụ đến tốt hơn với khách hàng của mình. Lúc này việc tiếp cận, tư vấn, bán hàng và quản lý khách hàng là những công việc mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Ở đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến tính năng quản lý khách hàng đa kênh hiệu quả trên một hệ thống duy nhất. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Có thể bạn quan tâm: Bí quyết kinh doanh đa kênh và phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả

Quản lý khách hàng đa kênh hiệu quả với phần mềm GoSELL

GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng toàn diện được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh OAO (online and offline). Bên cạnh khả năng quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm hay hỗ trợ các chiến dịch marketing, hệ thống của GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp tính năng quản lý khách hàng đa kênh vô cùng hiệu quả. Trên hệ thống của GoSELL, doanh nghiệp có thể phân nhóm và lưu trữ thông tin khách hàng có được từ nhiều kênh bán hàng khác nhau.

Theo đó, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo và lưu trữ dữ liệu khách hàng đa kênh (Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page và bán hàng qua các sàn TMĐT như Shopee, Lazada) không giới hạn. Trên giao diện quản lý khách hàng, doanh nghiệp thể thực hiện tìm kiếm khách hàng theo nhiều dữ liệu khác nhau và có thể tạo các chương trình ưu đãi, mã giảm giá riêng biệt cho từng phân khúc.

Bên cạnh tính năng quản lý khách hàng tối ưu, phần mềm GoSELL còn cho phép doanh nghiệp kết hợp với các tính năng hiệu quả khác giúp hiểu hơn về thị hiếu của khách hàng. Một số tính năng của GoSELL có thể kể đến như: Google Analytics, Facebook Pixel, Phân tích báo cáo, Đánh giá sản phẩm… Tất cả sẽ góp phần, hỗ trợ doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu của từng đối tượng khách hàng giúp đưa ra các chiến dịch tiếp thị phù hợp nhất.

Các giải pháp hiệu quả của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Giải pháp hiệu quả của phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Giải pháp phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Là một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, GoSELL không chỉ tối ưu quy trình bán hàng của doanh nghiệp tại cửa hàng trực tiếp mà ở các nền tảng bán hàng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA) và cả nền tảng TikTok Shop đầy tiềm năng.

Đến với GoSELL, doanh nghiệp có thể nhận được các giải pháp hỗ trợ toàn diện: 

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Với đa dạng các tính năng hiện đại được cập nhật liên tục, GoSELL hứa hẹn là người bạn đồng hành không thể thiếu giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng bán hàng và quản lý bán hàng trong giai đoạn chuyển đổi số hiệu quả hiện nay.

Bài viết cùng chuyên mục