Trang chủ » Bài học kinh doanh » Thị phần là gì? Cách xác định thị phần tăng trưởng dành cho doanh nghiệp

Bài học

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần tăng trưởng dành cho doanh nghiệp

25 Tháng Ba, 2024

Thị phần là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khi hiểu rõ thị phần cũng như cách tính thị phần hiệu quả, doanh nghiệp có thể theo dõi sự tăng trưởng cụ thể trong suốt quá trình phát triển. Vậy thị phần là gì và đâu là cách để xác định thị phần tăng trưởng dành cho doanh nghiệp? Cùng đi tìm trong trả lời trong bài viết dưới đây.

Thị phần là gì?

Định nghĩa về thị phần

Thị phần hay Market share là thuật ngữ để chỉ phần trăm tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ mà một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường so với các đối thủ cùng ngành. Thị phần của một doanh nghiệp luôn tỷ lệ thuận với mức doanh thu mà họ có được. Một doanh nghiệp có thị phần càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang sở hữu một lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Định nghĩa về thị phần
Định nghĩa về thị phần

Hiểu một cách khác, thị phần thể hiện một cách rõ ràng thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm được tiêu thụ trên toàn thị trường. Hiểu và nắm bắt được định nghĩa cũng như cách tính thị phần là kiến thức cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng mà một người quản lý, chủ doanh nghiệp cần phải có.

Ý nghĩa của thị phần đối với doanh nghiệp

Sau khi đã đề cập đến thị phần là gì, ý nghĩa thị phần của doanh nghiệp càng lớn đồng nghĩa với mức doanh thu cũng gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, thị phần của doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh.

Thể hiện được tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh, việc đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo cần có tầm nhìn bao quát để có lập kế hoạch, định hình hướng đi phù hợp dành cho doanh nghiệp. 

Tốc độ phát triển của doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá dựa trên thị phần hiện tại. Theo đó, thị phần có giá trị thấp có nghĩa doanh nghiệp đang phát triển chậm hơn so với thị trường biến động. Một khi thị phần thấp, tốc độ phát triển chậm thì doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu và xây dựng các chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp hơn.

Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường

Khi đã tính toán được thị phần của doanh nghiệp, người quản lý có thể biết được phần trăm thị phần mà doanh nghiệp của mình đang chiếm hữu trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể so sánh thị phần của mình với các đối thủ khác để xác định được vị thế hiện tại.

Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường
Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường

Giống như việc đánh giá mức độ phát triển, xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh, marketing đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Xác định nhân lực, tài nguyên và tăng động lực phát triển

Nếu thị phần của doanh nghiệp đang ở mức thấp, doanh nghiệp cần có kế hoạch bổ sung nguồn lực để triển khai các chiến dịch gia tăng thị phần. Đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp xác định được những đối thủ cạnh tranh cũng  như ưu nhược điểm trong chiến lược cạnh tranh của mình.

Công thức tính thị phần của một doanh nghiệp

Thị phần tuyệt đối

Có 2 công thức tính thị phần tuyệt đối mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Cách 1: Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
  • Cách 2: Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường`

Ví dụ cách tính thị phần tuyệt đối:

Tại thị trường Việt Nam có tổng cộng 2000 chiếc xe máy A

Đại lý X bán ra 200 chiếc 

Từ đó suy ra thị phần của đại lý X là (200/2000)*100=10%

Nói cách khác, đại lý X đang chiếm 10% thị phần xe máy A tại thị trường Việt Nam.

Thị phần tương đối

Tính thị phần tương đối là cách để thể hiện quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với những đối thủ cùng ngành. Khi tính được thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ, chủ doanh nghiệp, người quản lý có thể vạch ra được những chiến lược phù hợp để cạnh tranh, mở rộng thị phần trên thị trường.

Doanh nghiệp có thể tính thị phần tương đối theo các cách sau đây:

  • Cách 1: Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường
  • Cách 2: Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Ngoài việc áp dụng cách tính thị phần tương đối, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

  • Trường hợp thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp
  • Trường hợp thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ
  • Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

Tính thị phần tăng trưởng bằng ma trận Boston (BCG)

Mô hình này được dùng để xem xét các cơ hội tăng trưởng trên thị phần của doanh nghiệp. Theo đó, ma trận Boston được chia thành 4 phần được bố trí trên trục tọa độ bao gồm: Ngôi sao, Dấu hỏi, Con bò sữa và Con chó.

Ma trận Boston
Ma trận Boston
Tình trạng Hướng phát triển
Ngôi saoDoanh nghiệp đang có thị phần tốt. Những sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp ở nhóm này đang được người tiêu dùng ưa chuộng.Doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư và phát triển.
Bò sữaSản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đang có thị phần nhất định trong ngành. Thị phần tăng trưởng không quá nhanh chóng như doanh thu tương đối ổn định. Doanh nghiệp cần duy trì ở mức độ vừa phải, tránh việc giảm thị phần.
Dấu chấm hỏiThị phần nhỏ, có thể là những sản phẩm/dịch vụ mới được ra mắt trên thị trường, cần thời gian thử nghiệm.Doanh nghiệp cần đầu tư, đẩy mạnh marketing để khách hàng biết đến nhiều hơn về sản phẩm.
Con chóKhông còn tiềm năng, không mang lại lợi nhuậnDoanh nghiệp cần loại bỏ sản phẩm/dịch vụ trong nhóm này để tránh tổn thất chi phí và tập trung vào thị phần những nhóm trên.

Tuy vậy, để có thể đánh giá được sản phẩm/dịch vụ của bạn đang thuộc nhóm nào, việc phân tích, thực hiện các báo cáo kinh doanh liên tục là điều vô cùng cần thiết. Đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích.

Xem thêm: Cách ứng dụng ma trận BCG vào chiến lược kinh doanh

Cùng GoSELL thực hiện các báo cáo phân tích kinh doanh chính xác và hiệu quả

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

GoSELL là một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam. Không chỉ tối ưu quy trình bán hàng tại cửa hàng trực tiếp, phần mềm GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA). Đặc biệt, GoSELL cho phép doanh nghiệp đồng bộ quản lý kho hàng, sản phẩm, đơn hàng, khách hàng,… trên cùng một hệ thống duy nhất.

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

Một số giải pháp mà GoSELL đang cung cấp cho doanh nghiệp bao gồm:

  • GoWEB: Thiết kế website bán hàng chuẩn thương mại điện tử chuyên nghiệp và nhanh chóng, với đầy đủ các tính năng hiện đại.
  • GoAPP: Tạo app bán hàng trên điện thoại, có mặt trên cả Android và iOS, giúp thu hút khách hàng quay lại mua sắm nhiều hơn.
  • GoPOS: Quản lý bán hàng tại quầy, lên đơn nhanh chóng, quản lý tồn kho chi tiết đến từng chi nhánh.
  • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi chat.
  • GoLEAD: Tạo Landing Page chuyên nghiệp, giúp thu thập thông tin khách hàng và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi cũng như chốt Sales.
  • GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ telesales và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Tính năng tạo các phân tích báo cáo kinh doanh

Tính năng phân tích báo giá trên hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp đo lường hiệu quả kinh doanh trong từng khoảng thời gian cụ thể. GoSELL hỗ trợ  doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA), theo nền tảng (Cửa hàng trực tiếp, Website, App bán hàng, mạng xã hội) hoặc theo từng chi nhánh bán hàng.

Với tính năng phân tích báo cáo, doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo như: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng. Người quản lý cũng có thể lọc và xem các báo cáo kinh doanh theo từng điều kiện khác nhau như: thời gian đơn hàng (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…), trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy) hay phương thức thanh toán đơn hàng (thanh toán khi nhận hàng, tiền mặt, VISA / ATM, chuyển khoản ngân hàng).

Thực hiện các phân tích báo cáo sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch marketing cũng như tính toán, đánh giá thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp. Hơn nữa, các báo cáo, phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể còn giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường. Với hệ thống của GoSELL, doanh nghiệp cũng có thể thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định để đưa ra chiến lược kinh doanh linh hoạt, phù hợp. 

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn thị phần là gì và công thức tính thị phần là gì một cách cụ thể nhất. Với tính năng phân tích báo cáo hiệu quả, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh từng sản phẩm để tính toán thị phần tăng trưởng của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm những tính năng hữu ích khác mà GoSELL cung cấp ngay.

Bài viết cùng chuyên mục